1 / 11
propanolol tvpharma 40mg 1 V8648

Propranolol TV.Pharm 40mg

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 84 Còn hàng
Thương hiệuTV.Pharm, Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm
Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm
Số đăng kýVD-21392-14
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtPropranolol
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmam759
Chuyên mục Thuốc Hạ Huyết Áp

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Kim Viên Biên soạn: Dược sĩ Kim Viên
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1028 lần

Thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg ngày càng được sử dụng nhiều trong đơn kê điều trị bệnh tim mạch. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg hiệu quả.

1 Thành phần

Thành phần: 

Trong mỗi viên Propranolol TV.Pharm 40mg có chứa:

Propranolol.HCI 40mg

Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg 

2.1 Tác dụng của thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg

2.1.1 Dược lực học

Propranolol TV.Pharm 40mg là thuốc gì? Propranolol TV.Pharm 40mg có chứa Propranolol là một thuốc chẹn thụ thể beta adrenergic không chọn lọc, không có tác dụng giao cảm nội tại. Propanolol chẹn cả β1 và  β2-adrenergic có tác dụng làm giảm cung ở lượng tim, ức chế thận giải phóng renin, phong bế thần kinh giao cảm từ trung tâm vận mạch ở não đi ra. Lúc đầu sức cản của mạch ngoại vi có thể tăng, sau đợt điều trị lâu dài sẽ giảm. Thuốc ít ảnh hưởng đến thể tích huyết tương, ở người bệnh tăng huyết áp, propranolol gây tăng nhẹ Kali huyết. 

Tác dụng trên tim của Propanolol là làm giảm nhu cầu sử dụng oxygen của cơ tim do ngăn cản tác dụng tăng tần số tim của catecholamin, giảm huyết áp tâm thu, giảm tốc độ và mức độ co cơ tim. Từ đó, thuốc có thể dùng cho bệnh nhân gặp các cơn đau thắt ngực. Thuốc cũng có tác dụng chống loạn nhịp tim.

Một số tác dụng khác của thuốc có thể kể đến là làm giảm và ngăn chặn chứng đau nửa đầu do tác động lên các thụ thể beta-adrenergic ở các mạch trên màng mềm não; làm giảm nồng độ T3, và không ảnh hưởng đến T4; giảm áp lực tĩnh mạch cửa, giảm lưu lượng tuần hoàn bàng hệ gánh- chủ ở người bệnh xơ gan; chống run. [1]

2.1.2 Dược động học

Thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa ở mức tương đối tốt. Thuốc phân bố vào huyết tương sau 30 phút và đạt nồng độ tối đa sau 1-1.5 tiếng. Propranolol được phân bố rộng rãi vào các mô trong cơ thể kể cả phổi, gan, thận, tim. Thuốc dễ dàng qua hàng rào máu - não, vào nhau thai và phân bố cả trong sữa mẹ. Thuốc được chuyển hóa nhiều tại gan và thải trừ qua nước tiểu. Ở người lớn, t1/2 khoảng 3 – 6 giờ khi dùng viên nén quy ước trong điều trị dài hạn ở liều thường dùng.

2.2 Chỉ định thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg

Thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg trị bệnh gì? Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp: 

  • Tăng huyết áp; đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành; loạn nhịp tim (loạn nhịp nhanh trên thất...); nhồi máu cơ tim; đau nửa đầu; run vô căn; hẹp động mạch chủ phì đại dưới van; u tế bào ưa Crom.
  • Ngăn chặn chết đột ngột do tim, sau nhồi máu cơ tim cấp; điều trị hỗ trợ loạn nhịp và nhịp nhanh ở người bệnh cường giáp ngắn ngày (2 - 4 tuần); ngăn chặn chảy máu tái phát ở người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch thực quản.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Avlocardyl 40mg điều trị dài ngày tăng huyết áp 

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg  

3.1 Liều dùng

Propranolol TV.Pharm 40mg được khuyến cáo sử dụng với liều dùng khác nhau phụ thuộc vào chỉ định [2]:

  • Tăng huyết áp: Liều dùng phải dựa trên đáp ứng của mỗi cá thể. Khởi đầu: 1/2 - 1 viên/lần, 2 lần/ngày, dùng một mình hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu. Tăng dần liều cách nhau từ 3 - 7 ngày, cho đến khi huyết áp ổn định ở mức độ yêu cầu. Liều thông thường có hiệu quả: 4-12 viên hàng ngày. Một số trường hợp phải yêu cầu tới 16 viên/ngày. Thời gian để đạt được đáp ứng hạ áp từ vài ngày tới vài tuần. Liều duy trì là 3 - 6 viên/ngày. Khi cần phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid, đầu tiên phải hiệu chỉnh liều riêng từng thuốc.
  • Đau thắt ngực: Liều dùng mỗi ngày có thể 2-8 viên/ngày tùy theo cá thể, chia làm 2 hoặc 3, 4 lần trong ngày, với liều này có thể tăng khả năng hoạt động thể lực, giảm biểu hiện thiếu máu cục bộ cơ tim trên điện tâm đồ. Nếu cho ngừng điều trị, phải giảm liều từ từ trong vài tuần. Nên phối hợp propranolol với Nitroglycerin.
  • Nhồi máu cơ tim: Liều mỗi ngày 5-6 viên, chia làm nhiều lần. Chưa rõ hiệu quả và độ an toàn của liều cao hơn 240 mg để phòng tránh tử vong do tim. Tuy nhiên cho liều cao hơn có thể là cần thiết để điều trị có hiệu quả khi có bệnh kèm theo như đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp. Để phòng nhồi máu tái phát và đột tử do tim, sau cơn nhồi máu cơ tim cấp, cho uống 2 viên/lần, 2 lần/ngày, đôi khi cần đến 3 lần ngày.
  • Đau nửa đầu: Phải dò liều theo từng người bệnh. Liều khởi đầu 2 viên/ngày, chia làm nhiều lần. Liều hiệu dụng thường là 4 - 6 viên/ngày. Có thể tăng liều dần dần để đạt hiệu quả tối đa. Nếu hiệu quả không đạt sau 4 - 6 tuần đã dùng đến liều tối đa, nên ngừng dùng propranolol bằng cách giảm liều từ từ trong vài tuần.
  • Run vô căn: Phải dò liều theo từng người bệnh. Liều khởi đầu: 1 viên/lần, 2 lần/ngày. Thường đạt hiệu quả tốt với liều 3 viên/ngày, đôi khi phải dùng tới 6 - 8 viên/ngày.
  • Hẹp động mạch chủ phì đại dưới van: 1/2 - 1 viên/lần, 3 - 4 lần/ngày, trước khi ăn và đi ngủ.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Liều đầu tiên 1 viên, ngày 2 lần; liều có thể tăng khi cần, cho tới 4 viên, ngày 2 lần.

3.2 Cách dùng

Để đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên dùng Propranolol TV.Pharm 40mg trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, nên dùng thuốc với thời gian cố định trong ngày để tránh quên liều.

Người dùng nên uống nguyên cả viên thuốc với lượng nước vừa đủ, tránh bẻ, nghiền thuốc. 

4 Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị sốc tim; hội chứng Raynaud; nhịp xoang chậm và blốc nhĩ thất độ 2 - 3; hen phế quản.
  • Bệnh nhân mắc suy tim sung huyết (trừ khi suy tim thứ phát do loạn nhịp nhanh có thể điều trị được bằng propranolol).
  • Bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm [CHÍNH HÃNG] Thuốc Amlor 5mg Pfizer điều trị tăng huyết áp 

5 Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ của Propanolol tương đối ít gặp, thường là thoáng qua và hiếm khi phải ngưng thuốc. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:

Ít gặp:

Tim mạch: Nhịp chậm, suy tim sung huyết, blốc nhĩ thất; hạ huyết áp; ban xuất huyết giảm tiểu cầu; giảm tưới máu động mạch thường là dạng Raynaud.

Thần kinh: Một số tác dụng không mong muốn về thần kinh thường hồi phục sau khi ngừng thuốc. Khi điều trị kéo dài với liều cao có thể gặp: Đau đầu nhẹ, chóng mặt, mất điều hòa, dễ bị kích thích, giảm thính giác, rối loạn thị giác, ảo giác, lú lẫn, mất ngủ, mệt nhọc, yếu ớt, trầm cảm dẫn tới giảm trương lực. Hội chứng não thực thể biểu hiện bằng mất phương hướng về thời gian và không gian, giảm trí nhớ ngắn hạn, dễ xúc động. Dị cảm ở bàn tay, bệnh thần kinh ngoại biên.

Dị ứng: Viêm họng, giảm bạch cầu hạt, ban đỏ, sốt kèm theo đau rát họng, co thắt thanh quản, suy hô hấp cấp.

Hô hấp: Co thắt phế quản.

Máu: Giảm bạch cầu hạt, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, hoặc không giảm tiểu cầu.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, co cứng thành bụng, đau thượng vị, ỉa chảy, táo bón, đầy hơi.

Hiếm gặp:

Tự miễn: Rất hiếm xảy ra nhưng cũng đã ghi nhận được lupus ban đỏ toàn thân.

Các tác dụng khác: Rụng tóc, khô mắt, liệt dương.

6 Tương tác

Lưu ý khi sử dụng thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg với các thuốc dưới đây vì có thể xảy ra các tương tác bất lợi:

  • Amiodaron, cimetidin, Diltiazem, Verapamil, adrenalin, phenyl propanolamin, fluvoxamin, quinidin, thuốc chống loạn nhịp loại 1, clonidin, Clorpromazin, lidocain, nicardipin, prazosin, Rifampicin, aminophylin: có thể gây tăng nồng độ thuốc trong máu.
  • Adrenalin: dùng đồng thời gây nhịp chậm, co thắt và tăng huyết áp trầm trọng.
  • Reserpin: suy giảm quá mức thần kinh giao cảm sẽ gây nên hạ huyết áp, chậm nhịp tim, chóng mặt, ngất, hoặc hạ huyết áp tư thế.
  • Thuốc huyết áp chẹn kênh Calci:  ức chế co cơ tim hoặc giảm dẫn truyền nhĩ thất.
  • NSAIDs: giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc.
  • Haloperidol: gây hạ huyết áp và ngừng tim.
  • Insulin, sulfonylurea: gây hạ đường huyết.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thận trọng ở bệnh nhân suy tim.

Không dừng thuốc đột ngột, cần giảm liều từ từ.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan, suy thận.

Ở người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chức năng gan bị suy giảm nặng và có nguy cơ xuất hiện bệnh não-gan.

Cần thận trọng khi cho người bệnh đối thuốc từ Clonidin sang các thuốc chẹn beta.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú do những lo ngại về vấn đề an toàn. Người bệnh muốn dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ và bác sĩ cần cân nhắc lợi ích/nguy cơ khi sử dụng Propanolol cho đối tượng đặc biệt này

7.3 Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng vận hành máy móc của người dùng thuốc.

7.4 Xử trí khi quá liều

Nếu người bệnh ngộ độc, dùng quá liều thuốc thì cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể và có những biện pháp xử trí triệu chứng kịp thời.

7.5 Bảo quản 

Thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg cần được bảo quản ở môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 25 độ C.

8 Sản phẩm thay thế 

Trong trường hợp thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg hết hàng, bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc có cùng hoạt chất:

Dorocardyl 40mg do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco - Việt Nam sản xuất, có chứa 10mg Propanolol và được bán trên thị trường với giá 350.000 đồng/ hộp 100 viên. 

Avlocardyl 40mg là biệt dược do Công ty AstraZeneca sản xuất có chứa 40mg Propranolol cũng có tác dụng, chỉ định như Propranolol TV.Pharm 40mg.

9 Nhà sản xuất

SĐK: VD-21392-14

Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm - Việt Nam.

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

10 Thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg giá bao nhiêu?

Thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

11 Thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg mua ở đâu?

Thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Propranolol TV.Pharm 40mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Propranolol sử dụng tốt ở những bệnh nhân tăng huyết áp có tiền sử gặp cơn đau thắt ngực. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây đã ghi nhận vai trò của propranolol trong tăng sinh tế bào cơ tim trong tứ chứng Fallot. [3]
  • Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dễ uống, dễ nuốt, đóng gói vỉ 10 viên nhỏ gọn tiện lợi cho người sử dụng mang theo.
  • Thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm - Việt Nam trong dây chuyền đạt chuẩn GMP-WHO nên có chất lượng tương đương với các thuốc ngoại nhập mà giá thành tiết kiệm hơn.

13 Nhược điểm

  • Thuốc có thể ảnh hưởng đến tim, không dùng được cho bệnh nhân suy tim và bệnh nhân hen phế quản.
  • Thuốc không dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú cũng như trẻ em, thanh thiếu niên.

Tổng 11 hình ảnh

propanolol tvpharma 40mg 1 V8648
propanolol tvpharma 40mg 1 V8648
propanolol tvpharma 40mg 2 M5342
propanolol tvpharma 40mg 2 M5342
propanolol tvpharma 40mg 3 L4758
propanolol tvpharma 40mg 3 L4758
propanolol tvpharma 40mg 4 C0541
propanolol tvpharma 40mg 4 C0541
propanolol tvpharma 40mg 5 I3672
propanolol tvpharma 40mg 5 I3672
propanolol tvpharma 40mg 6 V8464
propanolol tvpharma 40mg 6 V8464
propanolol tvpharma 40mg 7 U8871
propanolol tvpharma 40mg 7 U8871
propanolol tvpharma 40mg 8 T8387
propanolol tvpharma 40mg 8 T8387
propanolol tvpharma 40mg 9 S7704
propanolol tvpharma 40mg 9 S7704
propanolol tvpharma 40mg 10 T7606
propanolol tvpharma 40mg 10 T7606
propanolol tvpharma 40mg 11 S7113
propanolol tvpharma 40mg 11 S7113

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Abdulrahman A Al-Majed, Ahmed HH Bakheit, Ghét A Abdel Aziz, Fahad M Alajmi, Haitham AlRabiah (Ngày đăng năm 2017). Propranolol, Pubmed. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do nhà sản xuất cung cấp, xem và tải bản PDF tại đây.
  3. ^ Tác giả Inga Voges, Sylvia Krupickova (Ngày đăng 1 tháng 11 năm 2021). The role of propanolol in cardiomyocyte proliferation in tetralogy of Fallot - new market for an 'old' drug?, Pubmed. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2023.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Cho con bú có dùng được không?

    Bởi: Trịnh vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Propranolol TV.Pharm 40mg 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Propranolol TV.Pharm 40mg
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thuốc tốt, uy tín, ship nhanh

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633