1 / 10
partamol 325 10 R7130

Partamol 325

Thuốc không kê đơn

0
Đã bán: 145 Còn hàng
Thương hiệuStellapharm, Stellapharm
Công ty đăng kýStellapharm
Số đăng kýVD-21536-14
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ x 200 viên
Hạn sử dụng48 tháng kể từ ngày sản xuất
Hoạt chấtParacetamol (Acetaminophen)
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmam3023
Chuyên mục Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Thảo Hiền Biên soạn: Dược sĩ Thảo Hiền
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 648 lần

Thuốc Partamol 325 thường được sử dụng để kiểm soát cơn đau và hạ sốt trong trường hợp cần thiết. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn chi tiết về thuốc Partamol 325.

1 Thành phần 

Trong 1 viên Partamol 325 có chứa thành phần chính là:

  • Paracetamol hàm lượng 325mg. 
  • Tá dược vừa đủ. 

Dạng bào chế: Viên nén. 

2 Công dụng của thuốc Partamol 325 

Công dụng của Partamol 325 là: Thuốc được sử dụng để kiểm soát các cơn đau từ nhẹ đến vừa, và là biện pháp phù hợp để điều trị cho những bệnh nhân không dung nạp Salicylate.

Thuốc cũng được sử dụng để điều trị các cơn đau từ nhẹ đến vừa không có nguồn gốc từ nội tạng. 

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc giảm đau hạ sốt Glotadol 500mg - An toàn và hiệu quả cao

3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Partamol 325 

Đối tượng sử dụngLiều lượng dùng
Giảm đau và hạ sốt cho người trên 11 tuổi325mg – 650 mg (tương đương từ 1 - 2 viên) dùng cách mỗi 4 giờ. Với liều cao 1g có thể được chỉ định trong 1 số trường hợp cụ thể
Trẻ em dưới 11 tuổiKhông khuyến cáo sử dụng Partamol 325 cho nhóm đối tượng này

Không tự ý dùng thuốc để giảm đau quá 10 ngày liên tiếp đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em. 

Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường uống và được lặp lại cách mỗi 4 giờ, hiệu lực của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn do đó có thể dùng cùng hoặc không cùng thức ăn. 

4 Chống chỉ định

Không dùng thuốc cho người có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc Partamol 325.

Người từng có tiền sự thiếu máu hoặc gặp các vấn đề khác liên quan đến chức năng của gan, thận. 

Không dùng thuốc cho những bệnh nhân nghiện rượu mạn tính. 

Người bị chẩn đoán là thiếu hụt Glucose – 6 – phosphat dehydrogenase bẩm sinh. 

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Paracetamol 500mg Quapharco: Giảm đau và hạ sốt nhanh chóng

5 Tác dụng không mong muốn thuốc Partamol 325 

Phát ban.

Buồn nôn, ói mửa.

Rối loạn công thức máu hoặc loạn tạo máu. 

Độc trên thận đặc biệt là khi lạm dụng thuốc dài ngày. 

6 Tương tác thuốc

ThuốcTương tác
AbacavirAcetaminophen có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Abacavir, điều này có thể dẫn đến nồng độ trong huyết thanh cao hơn
AbataceptSự chuyển hóa của Acetaminophen có thể tăng lên khi kết hợp với Abatacept
Acalabrutinib Phối hợp đồng thời có thể làm tăng chuyển hóa của Acalabrutinib  
Acenocoumarol Nồng độ của Acenocoumarol có thể tăng lên nếu kết hợp đồng thời trong cùng phác đồ điều trị
RượuPhối hợp có thể làm tăng độc tính trên gan
AcyclovirGiảm chuyển hóa của Acyclovir
AclidiniumGiảm sự bài tiết của hoạt chất Aclidinium qua đó khiến nồng độ của nó trong cơ thể tăng lên
Các thuốc chống co giậtLàm tăng độc tính trên gan nếu phối hợp đồng thời

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân có tiền sử thiếu máu từ trước đó do các biểu hiện của chứng xanh tím thường không được biểu hiện một cách rõ ràng mặc dù nồng độ methemoglobin có thể đạt ngưỡng nguy hiểm. 

Do việc phối hợp với rượu có thể làm tăng nguy cơ độc tính trên gan nên tránh uống rượu trong thời gian uống thuốc.

Cảnh báo với bệnh nhân về nguy cơ xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng trên da như Stevens-Johnson (SJS), Lyell hoặc AGEP đặc biệt khi dùng thuốc với liều cao và dài ngày.

Lưu ý về các phản ứng đáp ứng của cơ thể với thuốc khi thực hiện công việc lái xe hoặc vận hành máy móc.

7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú

Tránh sử dụng thuốc cho thai phụ và bà mẹ cho con bú. 

7.3 Quá liều và xử trí 

Trong trường hợp bị ngộ độc Paracetamol thì có thể sử dụng Acetylcystein để giải độc, khởi đầu với liều 140 mg/kg thể trọng và duy trì với liều 70 mg/kg thể trọng và dùng liên tiếp 17 liều. Trong vòng 1 giờ khi dùng Acetylcystein để giải độc mà bệnh nhân có hiện tượng ói mửa thì cần dùng lặp lại. Trong trường hợp bệnh nhân không có phản xạ nuốt thì có thể thực hiện thủ thuật đưa thuốc vào ống thông tá tràng. Khi vừa ngộ độc thì có thể sử dụng than hoạt để hạn chế hấp thu.

7.4 Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi cao ráo và thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ duy trì dưới 30 độ C.

8 Cơ chế tác dụng

8.1 Dược động học

Paracetamol là hoạt chất giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trên trên thế giới và được WHO khuyến nghị là liệu pháp đầu tay trong việc giảm và cải thiện triệu chứng đau. Hoạt chất được FDA chính thức phê duyệt vào năm 1951 và tồn tại ở nhiều dạng đường dùng khác nhau.[1]

Khi so sánh với Aspirin thì hiệu quả giảm đau và hạ sốt của Paracetamol tương tự như Aspirin.

Đến nay cơ chế tác dụng cụ thể của hoạt chất vẫn chưa được chứng minh một cách cụ thể. Hoạt chất có thể ức chế con đường Cyclooxygenase (COX) qua đó gián đoạn quá trình tạo ra phản ứng đau và viêm. Hoạt chất cũng được cho rằng là có thể nâng ngưỡng chịu đau của cơ thể, qua đó cải thiện nhanh các cơn đau gây ra do nhiều nguyên nhân.[2]

8.2 Dược lực học 

Hoạt chất có Sinh khả dụng bằng đường uống vào khoảng 88% và đạt nồng độ đỉnh sau khoảng 1 giờ 30 phút. 

Thể tích phân bố của hoạt chất vào khoảng 0,9L/kg với ước tính 20% hoạt chất có thể liên kết với hồng cầu. Hoạt chất được phân bố rộng rãi khắp các mô trên cơ thể ngoại trừ mô mỡ. 

9 Sản phẩm thay thế thuốc Partamol 325 

Trong trường hợp thuốc Partamol 325 hết hàng, thì bạn có thể cân nhắc chuyển sang các thuốc sau:

  • Paracetamol 325mg Mekophar thuốc có thành  phần chính là Paracetamol thường được chỉ định trong điều trị, kiểm saots tình trạng sốt hoặc đau từ nhẹ đến vừa. 
  • Para - OPC 325mg có thành phần chính là Paracetamol (Acetaminophen) 325mg, thuốc được bào chế ở dạng bột pha hỗn dịch uống. Para - OPC 325mg có ưu điểm là dễ sử dụng, và thích hợp sử dụng cho những người gặp tình trạng khó nuốt. 

10 Thông tin chung 

Số đăng ký: VD-21536-14.

Nhà sản xuất: Stellapharm.

Đóng gói: Hộp 1 lọ x 200 viên. 

11 Thuốc Partamol 325 giá bao nhiêu?

Thuốc Partamol 325 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá Partamol 325 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

12 Thuốc Partamol 325 mua ở đâu?

Thuốc Partamol 325 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Partamol 325 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.  

13 Ưu điểm

  • Partamol 325 có thể kiểm soát nhanh các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. 
  • Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, kích thước nhỏ nên dễ dàng phát huy tác dụng dược lý cũng như không bị phá hủy bởi dịch vị dạ dày.
  • Thuốc có thể dùng được trong các trường hợp đau phổ biến như đau đầu, đau nhức xương khớp,...
  • Thuốc không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày như các hoạt chất thuộc nhóm NSAIDs khác.  

14 Nhược điểm

  • Thuốc được đóng trong dạng lọ to nên hơi khó trong việc bảo quản.
  • Partamol 325 có thể tạo thành các phản ứng phụ nghiêm trọng trên da.

Tổng 10 hình ảnh

partamol 325 10 R7130
partamol 325 10 R7130
partamol 325 9 C1742
partamol 325 9 C1742
partamol 325 8 D1335
partamol 325 8 D1335
partamol 325 7 T7214
partamol 325 7 T7214
partamol 325 6 G2512
partamol 325 6 G2512
partamol 325 5 R7225
partamol 325 5 R7225
partamol 325 4 V8456
partamol 325 4 V8456
partamol 325 3 B0040
partamol 325 3 B0040
partamol 325 2 B0555
partamol 325 2 B0555
partamol 325 1 K4763
partamol 325 1 K4763

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Babak J. Orandi, M. Chandler McLeod và các cộng sự (đăng ngày  7 tháng 3 năm 2023), Association of FDA Mandate Limiting Acetaminophen (Paracetamol) in Prescription Combination Opioid Products and Subsequent Hospitalizations and Acute Liver Failure, PubMed. Truy cập ngày 15 tháng 01 năm 2024.
  2. ^ Tác gả Dongzhou J. Liu, Agron Collaku (đăng ngày 16 tháng 8 năm 2017), Bioequivalence and Safety of Twice‐Daily Sustained‐Release Paracetamol (Acetaminophen) Compared With 3‐ and 4‐Times‐Daily Paracetamol: A Repeat‐Dose, Crossover Pharmacokinetic Study in Healthy Volunteers, PubMed. Truy cập ngày 15 tháng 01 năm 2024.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc dùng cho trẻ 5 tuổi được không vậy?

    Bởi: Vũ Thị Mỹ Hạnh vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ thuốc chỉ được dùng cho trẻ từ đủ 11 tuổi trở lên thôi ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Thảo Hiền vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Partamol 325 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Partamol 325
    TQ
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc giao hàng nhanh, mình ở tp HCM mà tầm 3 ngày đã nhận được r

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633