Parazacol 500
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Pharbaco (Dược phẩm Trung ương I), Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I |
Dạng bào chế | Viên sủi |
Quy cách đóng gói | Hộp 4 vỉ x 4 viên |
Hoạt chất | Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa4554 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 12993 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Parazacol 500mg giảm nhanh các triệu chứng đau nhức và sốt, là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm TW1 - Việt Nam. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Parazacol 500mg.
1 Thành phần
Thành phần trong công thức bào chế thuốc Parazacol 500mg bao gồm:
- Hoạt chất: Paracetamol…………500mg.
- Tá dược…………vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: viên nén sủi bọt.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Parazacol 500mg
2.1 Thuốc Parazacol 500mg có tác dụng gì?
Thuốc Parazacol có tác dụng gì? Với thành phần chính là paracetamol, không gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch, không ảnh hưởng đến hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid base, không ảnh hưởng đến dạ dày như dùng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID).
Tác dụng giảm đau: Paracetamol chỉ tác động lên prostaglandin (chất trung gian hóa học gây đau) của hệ thần kinh trung ương, làm giảm cảm giác đau trên cơ thể.
Tác dụng hạ sốt: Paracetamol tác động lên vùng dưới đồi làm giảm thân nhiệt nếu người bệnh có biểu hiện sốt, tăng tỏa nhiệt, tăng lưu lượng máu, nhưng không làm thay đổi thân nhiệt ở người bình thường [1].
2.2 Parazacol 500mg là thuốc gì?
Thuốc Parazacol 500mg là thuốc gì? Chỉ định giảm đau nhanh trong các trường hợp:
- Giảm đau ở mức độ nhẹ và vừa các trường hợp đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau đầu, đau bụng kinh…
- Hạ sốt: sốt do bị cúm, sốt do virus…
- Thuốc không có tác dụng điều trị đau trong trường hợp bệnh thấp khớp.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Panalgan Effer 500 - nhanh hết sốt, chóng giảm đau
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Parazacol 500mg
3.1 Liều dùng thuốc Parazacol 500mg
Tùy từng đối tượng mà thuốc Parazacol 500mg có cách dùng khác nhau, đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, dùng liều 500-1000mg (tức 1-2 viên) sau mỗi 4-6 giờ, không được dùng quá 4g/ngày. Đối với trẻ em từ 6-12 tuổi, dùng liều 500mg (1 viên), sau mỗi 4-6 giờ, không quá 4 lần/ngày. Với trẻ dưới 6 tuổi, không nên tự ý dùng thuốc Parazacol 500m mà hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
Không dùng Parazacol 500mg quá 10 ngày với người lớn và quá 5 ngày đối với trẻ em để điều trị giảm đau và hạ sốt.
Với những trường hợp sốt quá cao, trên 39,5 độ C hoặc sốt hơn 3 ngày hoặc sốt tái phát liên tục, không nên tự ý dùng Parazacol 500mg để điều trị, hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
3.2 Cách dùng thuốc Parazacol 500mg hiệu quả
Thuốc Parazacol 500mg được dùng đường uống, thả viên thuốc vào cốc nước, chờ thuốc sủi hoàn toàn, rồi uống hết.
Không nhai, hoặc uống trực tiếp viên sủi Parazacol 500mg.
4 Chống chỉ định
Không dùng Parazacol 500mg với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hay quá mẫn với thành phần chính hoặc các tá dược trong viên sủi.
Không dùng thuốc cho những bệnh nhân có tình trạng sau: thiếu máu hoặc có bệnh về thận, gan, tim, phổi; nghiện rượu, bệnh thiếu máu tán huyết do thiếu hụt men G6PD (Glucose - 6 - phosphat dehydrogenase - một loại men giữ nguyên vẹn hồng cầu) [2].
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Phazandol Extra: Hiệu quả tức thì, giảm đau hạ sốt
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ khi sử dụng các sản phẩm có hoạt chất là paracetamol rất hiếm, tương tự với thuốc Parazacol 500mg. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể gặp phải:
- Nôn, buồn nôn, vàng da, ban đỏ, mày đay, bệnh thận, gây độc trên thận, rối loạn trên hệ tạo máu, giảm bạch cầu, giảm huyết cầu, thiếu máu…
- Đôi khi có thể là sốt hoặc tổn thương niêm mạc…
- Trầm trọng hơn, có thể xảy ra phản ứng quá mẫn.
6 Tương tác
Paracetamol có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của các coumarin và các dẫn xuất indandion.
Dùng chung phenothiazin và paracetamol có thể gây hạ sốt nghiêm trọng.
Uống rượu hoặc dùng thuốc có chứa Isoniazid, các thuốc chống co giật (phenytoin, carbamazepin, barbiturat) khi đang điều trị với paracetamol có thể gây độc cho gan.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Khi dùng Parazacol 500mg, cần thận trọng với người có bệnh thiếu máu, người mắc bệnh suy gan, suy thận, hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc gây độc trên gan thận.
Không dùng đồ uống có cồn như rượu, bia vì có thể làm tăng độc tính trên gan.
Nếu bạn đang mắc những bệnh lý sau: phản ứng trên da, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da nhiễm độc, hội chứng lyell, mụn mủ toàn thân… thì nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng thuốc phù hợp.
Không dùng thuốc nếu thuốc có tình trạng ẩm, mốc, đổi màu,...
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Parazacol 500mg do nhà sản xuất cung cấp trước khi dùng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có báo cáo nào về độ an toàn hoặc bất lợi gây ra khi dùng thuốc Parazacol 500mg trên phụ nữ có thai, do đó, chỉ nên dùng nếu thật sự cần thiết.
Với các mẹ đang cho con bú, chưa có ghi nhận về tác dụng không mong muốn xảy ra với trẻ nhỏ khi mẹ thuốc Parazacol 500mg.
7.3 Xử trí khi quá liều
Trong trường hợp quá liều với paracetamol, cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay lập tức.
Có thể thực hiện biện pháp rửa dạ dày để loại bỏ thuốc đã uống hoặc dùng N- Acetylcystein để giải độc paracetamol, có thể dùng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Parazacol 500mg ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu tới.
Nhiệt độ bảo quản: dưới 30 độ C.
Thuốc nên để ở nơi cao ráo, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco - Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 4 vỉ x 4 viên nén.
9 Thuốc Parazacol 500mg giá bao nhiêu?
Thuốc Parazacol 500mg giá bao nhiêu? Hiện nay, thuốc Parazacol 500mg đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Parazacol 500mg sủi mua ở đâu?
Thuốc Parazacol 500mg viên sủi mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của thuốc Parazacol 500mg
12 Ưu điểm
- Thuốc Parazacol 500mg được thiết kế dạng viên nén sủi, tiện dùng, ít tác dụng phụ, dễ chia liều, phù hợp với người già, trẻ nhỏ và những người không thể uống thuốc nguyên viên.
- Dược chất không mất thời gian rã, sau khi uống, thuốc có thể được hấp thu ngay và cho tác dụng nhanh chóng hơn dạng viên nén.
- Thuốc Parazacol 500mg an toàn khi sử dụng với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
- Hoạt chất paracetamol được cho là ít tác dụng phụ, tác dụng tương đối hiệu quả và đáp ứng với đa số tình trạng giảm đau hạ sốt ở người bệnh.
- Công ty Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I với dây truyền đạt tiêu chuẩn thực hành thuốc tốt (GMP-ASEAN), cùng với 7 dây chuyền sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn Thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP), hệ thống kho hàng đạt tiêu chuẩn GSP.
13 Nhược điểm
- Mùi bị thuốc hơi lợ, có thể khó uống với một số người.
- Thuốc cần để nơi khô ráo và bảo quản cẩn thận, do dạng sủi nên viên dễ bị hút ẩm hơn so với dạng viên nén, giá thành cũng cao hơn so với dạng viên nén.
- Thuốc có ảnh hưởng tới gan, thận nên cần thận trọng với những bệnh nhân có bệnh lý về gan thận.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Dược thư Quốc gia Việt Nam (xuất bản 2018). Paracetamol, trang 1118 - 1121. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả Valerie Gerriets và cộng sự (Ngày đăng 1 tháng 7 năm 2022). Acetaminophen, NCBI. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022