1 / 6
paracetamol 01g hataphar 1 B0525

Paracetamol 0,1g Hataphar

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc không kê đơn

78,000
Đã bán: 202 Còn hàng
Thương hiệuHataphar (Dược phẩm Hà Tây), Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
Số đăng kýVD-17447-12
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiLọ 500 viên
Hoạt chấtParacetamol (Acetaminophen)
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmam1541
Chuyên mục Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Hương Trà Biên soạn: Dược sĩ Hương Trà
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 672 lần

Thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar được chỉ định để điều trị tình trạng đau, sốt do nhiều nguyên nhân và ở nhiều vị trí khác nhau ở mức độ nhẹ và vừa ở người lớn, trẻ em. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar.

 

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi viên thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar chứa:

  • Paracetamol 100mg.
  • Tá dược: Tinh bột sắn, Nipasol, Nipagin, Gelatin,…

Dạng bào chế: Viên nén.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar

Thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar giúp giảm đau, hạ sốt trong:

  • Đau do chấn thương.
  • Đau đầu.
  • Cảm cúm.
  • Đau dây thần kinh.
  • Sốt.
  • Đau cơ và gân.
  • Sốt có phát ban.

Sốt có nhiễm khuẩn ở:

  • Niệu đạo.
  • Tai-mũi-họng.
  • Phổi, phế quản.

Sốt do say nắng.

Sốt do bệnh truyền nhiễm ở trẻ.

Sốt do tiêm chủng vacxin.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Hapacol caplet 500 chỉ định giảm đau và hạ sốt

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar

Thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar dùng 3-4 lần/ngày với liều mỗi lần:

  • Trẻ 3-4 tuổi: 1-2 viên.
  • Trẻ 4-5 tuổi: 2-3 viên.
  • Trẻ 6-8 tuổi: 3-4 viên.
  • Trẻ 9-10 tuổi: 4 viên.
  • Trẻ >11 tuổi: 4-5 viên.
  • Người >11 tuổi: 3-6 viên.

Thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar uống với nước.

Ngày có thể uống 4-6 lần.

Tối đa không quá 4g/ngày.

Có thể dùng liều lớn (1g) dùng để giảm đau trong một số trường hợp.

Có thể dùng theo đường trực tràng để hạ sốt, giảm đau, cách nhau 4-6 giờ/lần với liều:

  • Trẻ 4-5 tuổi: 240mg.
  • Trẻ 6-8 tuổi: 320mg.
  • Trẻ 9-10 tuổi: 400mg.
  • Trẻ 11 tuổi: 480mg.
  • Trẻ >11 tuổi, người lớn: 325-650mg.

4 Chống chỉ định

Người thiếu glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Người mẫn cảm với thuốc.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Hapacol 150 FLU : liều dùng, cách dùng, giá bán 

5 Tác dụng phụ

 

Ít gặp

HIếm gặp

Da

Ban da

 

Dạ dày-ruột

Buồn nôn, nôn

 

Huyết học

Thiếu máu

Loạn tạo máu như:

  • Giảm toàn thể huyết cầu
  • Giảm bạch cầu trung tính
  • Giảm bạch cầu

 

Thận

Lạm dụng dài ngày gây:

Độc tính thận

Bệnh thận

 

Khác

 

Phản ứng quá mẫn

6 Tương tác

Thuốc chống đông coumarin

Dẫn chất Indndion

Có thể bị tăng tác dụng do Paracetamol liều cao

Tuy nhiên do tác dụng này không gây ảnh hưởng nhiều nên đây vẫn là lựa chọn ưu tiên hơn cho người đang dùng thuốc chống đông cần hạ sốt, giảm đau tốt hơn Salicylat

Thuốc chống loạn thần Phenothiazin

Có thể gây hạ sốt nghiêm trọng

Rượu dùng quá liều, dài ngày

Làm tăng nguy cơ độc cho gan

Thuốc chống co giật

Thuốc kháng sinh Isoniazid

Có thể khiến Paracetamol tăng độc tính cho gan

Hạn chế dùng Paracetamol khi đang dùng các thuốc này

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar dùng thận trọng cho:

  • Người suy thận.
  • Người tiền sử thiếu máu: Có thể che dấu chứng xanh tím.
  • Người suy gan.
  • Người cần hạn chế dùng Phenylalanin hoặc bị Phenylceton niệu: Thận trọng với những thuốc chứa Paracetamol có thành phần Aspartame vì nó chuyển thành Phenylalanin ở dạ dày-ruột.

Thành phần Sulfit có trong thuốc Paracetamol có thể gây các triệu chứng phản vệ, dị ứng có thể nguy hiểm tính mạng. Tác dụng này có thể gặp nhiều hơn ở người bị hen nên cần thận trọng.

Không uống rượu khi dùng thuốc.

Paracetamol được xem khá an toàn khi dùng nhưng vẫn có thể gây mày đay, ban da, phản ứng quá mẫn, phản vệ khi dùng và nhiều biểu hiện khác nên cần thận trọng.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Paracetamol chưa đủ nghiên cứu ở thai kỳ nên việc dùng cần được xem xét, chỉ dùng khi bác sĩ chỉ định.

Không thấy trẻ bú mẹ bị nguy hiểm do Paracetamol.

7.3 Xử trí khi quá liều

Triệu chứng

Xử trí

Khi dùng Paracetamol liều lớn hoặc liều độc duy nhất, dài ngày có thể gây nhiễm độc

Ngộ độc cấp nghiêm trọng có thể gây:

  • Hoại tử gan
  • Tử vong

Sau dùng liều độc 2-3 giờ có thể gây:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn

Nhiễm độc cấp có thể gây:

  • Xanh tím niêm mạc, da, móng

Ngộ độc nặng có thể gây:

  • Kích động
  • Kích thích thần kinh trung ương
  • Mê sảng

Sau đó gây ức chế thần kinh trung ương:

  • Thở nhanh
  • Thân nhiệt giảm
  • Sững sờ
  • Mạnh không đều, yếu, nhanh
  • Thở nông
  • Huyết áp thấp
  • Suy tuần hoàn

Dùng liều rất lớn gây:

  • Trụy mạch

Giãn mạch nhiều có thể gây sốc

Có thể xuất hiện nghẹt thở và gây tử vong

Sau giai đoạn hôn mê có thể gây chết đột ngột

Sau khi dùng liều độc 2-4 ngày, các dấu hiệu tổn thương gan rõ hơn

Tăng Bilirubin, Aminotransferase huyết tương

Tổn thương gan khi lan rộng gây kéo dài thời gian prothrombin

10% trường hợp ngộ độc bị tổn thương gan nghiêm trọng do không được điều trị

Một số người suy thận cấp

Hoại tử trung tâm tiểu thùy khi tiến hành sinh thiết gan trừ khu vực quanh tĩnh mạch cửa

Người tổn thương gan do Paracetamol sẽ phục hồi sau vài tuần hoặc vài tháng

Quá liều nặng cần xử trí nhanh trước khi có kết quả xét nghiệm

Hỗ trợ điều trị khi ngộ độc nặng

Trong 4 giờ sau ngộ độc Paracetamol cần rửa dạ dày

Giải độc bằng Sulfhydryl

Trong 36 giờ ngộ độc Paracetamol nên dùng N-acetylcystein tiêm tĩnh mạch hoặc uống và hiệu quả tốt hơn trong 10 giờ sau ngộ độc. Giải độc bằng cách lấy N-acetylcystein hòa vào nước hoặc đồ uống không cồn đến khi thu được hàm lượng Dung dịch 5% và cho người bệnh uống trong 1 giờ sau khi pha. Liều dùng ban đầu là 140mg/kg, dùng thêm 17 liều nữa, cách 4 giờ/lần với liều 70mg/kg. Khi xét nghiệm thấy nguy cơ độc với gan thấp thì ngừng dùng

Dùng N-acetylcystein có thể gây:

  • Buồn nôn, nôn
  • Phản ứng phản vệ
  • Ban da
  • Tiêu chảy

Dùng Methionin nếu không có N-acetylcystein

Bên cạnh đó có thể dùng:

  • Thuốc tẩy muối
  • Than hoạt

7.4 Bảo quản 

Để khu vực khô ráo, nơi <30 độ, đảm bảo tránh tầm với trẻ.

Để tránh ẩm thấp.

8 Sản phẩm thay thế 

Thuốc ABAB 500mg do Công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM sản xuất chứa Acetaminophen 500mg giúp hạ sốt, giảm đau răng, Đau Bụng Kinh, đau bắp thịt, đau đầu dưới dạng viên nang cứng với giá khoảng 350.000VNĐ/Chai 500 viên.

Thuốc Paracetamol 500 mg Danapha do Công ty cổ phần Dược DANAPHA sản xuất chứa Paracetamol 500mg giúp hạ sốt, giảm đau với cường độ sốt và đau nhẹ, vừa dưới dạng viên nén.

9 Thông tin chung

SĐK: VD-17447-12.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây.

Đóng gói: Lọ 500 viên.

10 Cơ chế tác dụng

10.1 Dược lực học

Paracetamol là thuốc giảm đau hơn khi so sánh với NSAID hoặc thuốc ức chế lọc COX-2; tuy nhiên, nó thường được ưa chuộng hơn khả năng chịu đựng tốt hơn. Paracetamol ức chế lọc quá trình tổng hợp prostaglandin và các chất yếu tố liên quan khi có hàm lượng peroxide và axit arachidonic thấp; ngược lại, có rất ít hoạt động ở mức độ dồi dào của các chất này. Kết quả cuối cùng là Paracetamol không có khả năng ức chế tình trạng viêm nặng như xảy ra trong bệnh cấp tính và viêm khớp dạng thấp, nhưng lại có tác dụng chống chịu trong việc chống lại các quá trình viêm nhẹ hơn, giảm đau đến trung bình và hạ sốt. Tác dụng giảm đau và hạ sốt của Paracetamol được cho là có liên quan đến ức chế prostaglandin synthetase (một cơ chế được chia sẻ bởi ASA và các loại thuốc liên quan). Người ta cho rằng tác dụng giảm đau được tạo ra bằng cách nâng cao ngưỡng đau và tác dụng hạ sốt được tạo ra thông qua tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi.

10.2 Dược động học

Hấp thu: Gần như hoàn toàn khi uống. Sau 10-60 phút, Paracetamol đạt nồng độ đỉnh.

Phân bố: Paracetamol đi vào nhiều mô. Paracetamol vào được sữa mẹ, nhau thai. Paracetamol gắn 10-25% ở protein huyết tương.

Chuyển hóa: Ở gan qua liên hợp Acid sulfuric, Acid glucuronic.

Thải trừ: Paracetamol có thời gian bán thải 1,25-3 giờ. Paracetamol đào thải ở nước tiểu 85%. Paracetamol có thể tích lũy ở người suy thận nặng.

11 Thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar giá bao nhiêu?

Thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar lọ 500 viên hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

12 Thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar mua ở đâu?

Thuốc Paracetamol 0,1g Hataphar mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

13 Ưu điểm

  • Viên uống nhỏ gọn, tiện dùng.
  • Thuốc được nhà máy lớn, thương hiệu uy tín sản xuất, có chứng nhận GMP-WHO, được trang bị dây chuyền hợp vệ sinh nên yên tâm về chất lượng.
  • Giá thành rẻ.
  • Dùng đúng liều, thuốc hiệu quả tốt để giảm tình trang đau nhức và hạ thân nhiệt hiệu quả cho người bị đau nhức.
  • Paracetamol 15mg/kg là lựa chọn an toàn và hiệu quả để điều trị đau và sốt ở trẻ em.[1]
  • Acetaminophen có đặc tính hiệu quả-dung nạp thuận lợi và do đó được khuyến cáo là lựa chọn cơ bản đầu tiên để điều trị đau cấp tính.[2]

14 Nhược điểm

  • Dạng viên, hàm lượng không thích hợp khi dùng theo đường đặt.
  • Dùng đúng liều vẫn có thể gặp tác dụng phụ.

Tổng 6 hình ảnh

paracetamol 01g hataphar 1 B0525
paracetamol 01g hataphar 1 B0525
paracetamol 01g hataphar 2 S7065
paracetamol 01g hataphar 2 S7065
paracetamol 01g hataphar 3 E1285
paracetamol 01g hataphar 3 E1285
paracetamol 01g hataphar 4 L4007
paracetamol 01g hataphar 4 L4007
paracetamol 01g hataphar 5 R7656
paracetamol 01g hataphar 5 R7656
paracetamol 01g hataphar 6 Q6654
paracetamol 01g hataphar 6 Q6654

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Maurizio de Martino, Alberto Chiarugi (Ngày đăng 30 tháng 10 năm 2015). Recent Advances in Pediatric Use of Oral Paracetamol in Fever and Pain Management, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2023
  2. ^ Tác giả Henrik Kehlet, Mads Utke Werner (Ngày đăng năm 2003). Role of paracetamol in the acute pain management, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Paracetamol 0,1g Hataphar hiện còn bán không

    Bởi: Thảo vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Paracetamol 0,1g Hataphar hiện còn bán bạn nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Hương Trà vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Paracetamol 0,1g Hataphar 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Paracetamol 0,1g Hataphar
    K
    Điểm đánh giá: 5/5

    Paracetamol 0,1g Hataphar chính hãng

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633