Pantomed Tablets 40mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Medley, Medley Pharmaceuticals Limited. |
Công ty đăng ký | Medley Pharmaceuticals Limited. |
Số đăng ký | VN-22167-19 |
Dạng bào chế | Viên nén bao tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Hoạt chất | Pantoprazole |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | me439 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần có trong mỗi viên thuốc Pantomed Tablets 40mg bao gồm:
- Pantoprazol (dưới dạng Pantoprazol natri sesquihydrate) 40mg
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruột.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Pantomed Tablets 40mg
Thuốc Pantomed Tablets 40mg có công dụng trong điều trị các bệnh Đường tiêu hóa có liên quan đến tăng tiết acid dịch vị như:
- Viêm loét dạ dày - tá tràng.
- Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
- Bệnh lý tăng tiết acid dịch vị như hội chứng Zollinger-Ellison.
- Diệt trừ Helicobacterpylori khi dùng kết hợp với kháng sinh.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Ozzy-40 giảm tiết acid dịch vị, trị viêm loét dạ dày, tá tràng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Pantomed Tablets 40mg
3.1 Liều dùng
Trào ngược dạ dày thực quản dùng 1 viên/ngày trong 4 tuần, nếu cần thiết có thể kéo dài đến 8 tuần, những trường hợp có vết loét thực quản không liền sau 8 tuần điều trị có thể dùng kéo dài đến 16 tuần.
Loét dạ dày dùng 1 viên/ngày, điều trị trong 4-8 tuần.
Loét tá tràng dùng 1 viên/ngày, điều trị trong 2-4 tuần.
Tăng tiết acid bệnh lý như hội chứng Zollinger-Ellison dùng 2 viên/ngày. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân có thể tăng tới tối đa 6 viên/ngày, chia làm 2 lần.
Nhiễm Helicobacterpylori dùng 1 viên/lần kết hợp cùng kháng sinh Amoxicillin + clarithromycin/metronidazol hoặc metronidazol + Clarithromycin x 2 lần/ngày.
3.2 Cách dùng
Thuốc Pantomed Tablets 40mg được sử dụng bằng đường uống, hãy nuốt cả viên, không được nhai hay tán nhỏ viên.
Pantomed uống trước hay sau ăn? Uống Pantomed Tablets 40mg vào trước bữa ăn sáng khoảng 1 giờ, nếu cần uống 2 lần/ngày hãy uống liều thứ 2 trước bữa ăn tối.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng Pantomed 40mg ở những bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc này.
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, phát ban da, nổi mề đay, đầy hơi, khô miệng, tiêu chảy, táo bón, đau cơ, khớp.
Ít gặp: Chóng mặt, choáng váng, ngứa, mất ngủ, suy nhược cơ thể, tăng enzym gan.
Hiếm gặp: Phù ngoại biên, ban dát sần, đổ mồ hôi, rụng tóc, trứng cá, phản ứng phản vệ, phù mạch, viêm da tróc vảy, viêm miệng, hồng ban đa dạng, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, giảm thị lực, sợ ánh sáng, kích động, ngủ gà, nhầm lẫn, ù tai, ảo giác, dị cảm, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, liệt dương, viêm thận kẽ, tiểu máu, bất lực ở nam, vàng da, viêm gan, viêm thận kẽ, bệnh não gan, natri máu giảm...
6 Tương tác
Pantoprazol có thể làm giảm khả năng hấp thu của một số thuốc hấp thu phụ thuộc vào pH dạ dày như thuốc chống nấm ketoconazol, itraconazol.
Pantoprazol dùng cùng methotrexat có thể gây ra đau xương, đau cơ nặng.
Pantoprazol và warfarin khi dùng kết hợp có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường có thể gây tử vong.
Azatanavir và pantoprazol khi dùng kết hợp sẽ làm giảm khả năng hấp thu và nồng độ tối đa trong huyết tương của Azatanavir.
Pantoprazol có thể làm giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính của Clopidogrel và làm giảm tác dụng của thuốc này.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Nên loại trừ các bệnh ác tính liên quan đến dạ dày, thực quản trước khi dùng Pantomed Tablets 40mg bởi thuốc này có thể lầm giảm tạm thời các triệu chứng của loét dạ dày ác tính, ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị.
Việc sử dụng thuốc này trên trẻ em chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Bệnh nhân cao tuổi, bị bệnh gan, suy thận cần thận trọng khi dùng thuốc này và cần theo dõi chức năng gan thường xuyên.
Những bệnh nhân có nguy cơ phải điều trị bằng Pantomed Tablets 40mg trong thời gian dài nên kiểm tra magnesi huyết trước khi điều trị.
Dùng thuốc này dài ngày có thể làm giảm khả năng hấp thu Vitamin B12 do đó cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của bệnh nhân.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc QUANPANTO 40mg điều trị các bệnh do dư thừa acid và trào ngược dạ dày
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Nghiên cứu về sử dụng thuốc Pantomed Tablets 40mg trên đối tượng là phụ nữ đang mang thai và cho con bú còn hạn chế do đó chỉ dùng cho các đối tượng này khi thực sự cần thiết.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi dùng quá liều thuốc Pantomed Tablets 40mg bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như giãn mạch, nhịp tim nhanh, ngủ gà, đau đầu, lú lẫn, đau bụng, buồn nôn, nhìn mờ. Nếu bênh nhân mới dùng thuốc nên rửa dạ dày, dùng Than hoạt tính, điều trị hỗ trợ và điều trị các triệu chứng cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng nôn kéo dài cần theo dõi nước và điện giải.
7.4 Bảo quản
Bảo quản Pantomed Tablets 40mg ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Pantium-40 INTAS cũng có chứa thành phần Pantoprazol hàm lượng 40mg, được sản xuất bởi Intas Pharmaceuticals Ltd, được sử dụng trong điều trị các chứng tăng tiết dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, tá tràng, bệnh lý liên quan đến tăng tiết acid.
Thuốc Platra 40mg là sản phẩm của Acme Formulation Pvt. Ltd, với thành phần Pantoprazol chính là Pantoprazol hàm lượng 40mg có công dụng trong điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh lý tăng tiết acid, hội chứng Zollinger - Ellison.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Pantoprazol là hoạt chất ức chế bơm proton, được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh viêm thực quản, loét thực quản có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison. Giống với các thuốc ức chế bơm proton khác, Pantoprazol hoạt động banbwgf cách ức chế không phục hồi bơm H+/K+ ATP làm ức chế sản xuất acid dạ dày. Pantoprazol có hiệu quả trong 24 giò, do đó sau 24 giờ cần bổ sung thêm một liều mới. [1]
9.2 Dược động học
Hấp thu: Pantoprazol hấp thu nhanh bằng đường uống và đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau khi uống khoảng 2,5 giờ. Sinh khả dụng của Pantoprazol khoảng 77%.
Phân bố: Pantoprazol có khả năng liên kết mạnh với protein huyết tương (khoảng 98%).
Chuyển hóa: Pantoprazol chuyển hóa qua gan nhờ CYP2C19.
Thải trừ: Pantoprazol cùng chất chuyển hóa của nó được thải trừ qua thận khoảng 80%, lượng còn lại được thải trừ qua phân. Pantoprazol có nửa đời thải trừ khoảng 0,7-1,9 giờ.
10 Thuốc Pantomed Tablets 40mg giá bao nhiêu?
Thuốc Pantomed Tablets 40mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline, hoặc nhắn tin trên zalo/facebook.
11 Thuốc Pantomed Tablets 40mg mua ở đâu?
Thuốc Pantomed Tablets 40mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Pantomed Tablets 40mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Pantomed Tablets 40mg được đánh giá trên lâm sàng có khả năng làm giảm tiết acid dịch vị khá nhanh chóng, giúp điều trị các bệnh như viêm dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison.
- Pantomed Tablets 40mg được sản xuất dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, giúp giải phóng dược chất đúng đích.
- Đây là sản phẩm của Medley Pharmaceuticals Limited sản xuất theo dây chuyền hiện đại nên có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.
13 Nhược điểm
- Việc dùng Pantomed Tablets 40mg trên phụ nữ mang thai, cho con bú chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Michelle A. Bernshteyn; Umair Masood (Cập nhật lần cuối: Ngày 10 tháng 7 năm 2023), Pantoprazol, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024