Painnil 20mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Slavia Pharm, S.C. Slavia Pharm S.R.L. |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Dược phẩm Do Ha |
Số đăng ký | VN-23073-22 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Piroxicam |
Xuất xứ | Romania |
Mã sản phẩm | alk582 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thuốc Painnil 20mg có thành phần:
Piroxicam 20mg
Dạng bào chế: Viên nén
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Painnil 20mg
Thuốc Painnil 20mg chỉ định trong bệnh cần chống viêm và/hoặc giảm đau gồm:
- Viêm khớp dạng thấp.
- Bệnh cơ xương khớp.
- Viêm xương khớp (thoái hóa).
- Đau sau phẫu thuật.
- Gout cấp.

==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Pimoint: Công dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Painnil 20mg
3.1 Liều dùng
Người lớn: liều 1 viên Painnil 20mg/ngày, dùng tối đa 1 viên.
Người cao tuổi: tối đa 1 viên Painnil 20mg/ngày.
3.2 Cách dùng
Thuốc Painnil 20mg uống sau ăn.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với piroxicam.
Xơ gan, suy gan nặng.
Mang thai 3 tháng cuối.
Suy thận nặng (Clcr < 30 ml/phút), suy tim nặng.
Loét dạ dày, tá tràng tiến triển
Người có nguy cơ chảy máu.
Tiền sử quá mẫn với các NSAIDs hoặc Aspirin.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Pexifen ( Piroxicam 20mg): tác dụng, chỉ định, lưu ý khi dùng
5 Tác dụng phụ
Tần suất | Biểu hiện |
Thường gặp | Đau vùng thượng vị, chán ăn, viêm miệng, bụng đau, nôn. Phát ban, khó chịu, đau đầu, ngứa, phù, buồn ngủ, chóng mặt, tăng urê huyết, ù tai, phù. Táo bón, khó tiêu, tiêu chảy. Giảm bạch cầu, giảm huyết cầu tố, thiếu máu. |
Ít gặp | Chảy máu đường tiêu hóa, khô miệng, sốt, triệu chứng giống cúm. Viêm gan, chức năng gan bất thường, loét, thủng đường tiêu hóa. Mắt nhìn kém, suy tim sung huyết tăng nặng, tăng huyết áp, nhìn mờ, sưng mắt. Kích thích, mất ngủ, bồn chồn, ra mồ hôi, ban đỏ, trầm cảm. Suy tủy, viêm thận kẽ, chấm xuất huyết, đái ra máu, giảm tiểu cầu. |
Hiếm gặp | Rụng tóc, viêm tụy, tiêu móng, thiếu máu, tan máu. Yếu mệt, thay đổi tính khí, đái khó, mất thính lực tạm thời, lú lẫn, ảo giác. |
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác với Piroxicam |
NSAIDs Thuốc chống đông Aspirin | Không dùng đồng thời |
Lithi | Lithi bị tăng nồng độ dẫn đến có thể tăng độc tính |
Ritonavir | Không dùng đồng thời, Piroxicam bị tăng nồng độ trong huyết tương. |
Thuốc lợi tiểu | Gây giảm thải trừ natri làm tăng nguy cơ suy thận |
Methotrexat | Thận trọng khi dùng đồng thời, đặc biệt khi điều trị với Methotrexat liều cao vì Methotrexat có thể bị tăng độc tính. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Dùng thuốc Painnil 20mg thận trọng ở đối tượng:
- Người cao tuổi.
- Người bệnh tim mạch,
- Tiền sử loét dạ dày – tá tràng.
- Người dùng thuốc lợi niệu.
- Rối loạn chảy máu.
- Người suy suy thận (nhẹ hoặc vừa), người suy gan.
Nên uống Painnil 20mg kết hợp cùng thuốc bảo vệ dạ dày.
Chỉ dùng thuốc Painnil 20mg khi có chỉ định của bác sĩ, thuốc chỉ dùng cho người lớn.
Painnil 20mg có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tim mạch, lưu ý các biểu hiện bất thường và cần thăm khám bác sĩ ngay.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Mang thai: không nên dùng thuốc Painnil 20mg, thuốc chống chỉ định ở giai đoạn mang thai 3 tháng cuối.
Cho con bú: tránh dùng thuốc Painnil 20mg do dữ liệu sử dụng thuốc an toàn chưa được biết rõ.
7.3 Xử trí quá liều
Sử dụng Than hoạt tính để giảm hấp thu thuốc, điều trị theo triệu chứng, cần áp dụng biện pháp rửa dạ dày và điều trị hỗ trợ chung.
7.4 Bảo quản
Đật thuốc nơi khô mát, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Painnil 20mg tạm hết hàng, quý khách vui lòng tham khảo thêm:
Thuốc Noxa 20 Krungdheb giúp chống viêm, giảm đau trong một số tình trạng bệnh: viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, gout cấp, viêm khớp dạng thấp… Thuốc do Công ty Krungdheb Pharmacy Ltd., sản xuất, hộp 1 vỉ x 10 viên.
Piroxicam 20mg VPC, hộp 10 vỉ x 10 viên nang, do Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long sản xuất, có tác dụng chống viêm, giảm đau, chỉ định trong các tình trạng viêm xương khớp, thống kinh, đau sau phẫu thuật, chấn thương xương khớp, thoái hóa khớp, gout cấp, viêm khớp dạng thấp…
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAID), piroxicam có tác động giảm đau, chống viêm, hạ sốt với cơ chế chung là ức chế prostaglandin synthetase thông qua ức chế cyclooxygenase (gồm COX-1 và COX-2) từ đó ngăn cản quá trình tạo ra các chất tiền viêm, giảm đau, hạ sốt và gây tác dụng phụ đến niêm mạc đường tiêu hóa.[1]
9.2 Dược động học
Hấp thu: piroxicam hấp thu tốt đường uống và không bị ảnh hưởng bởi các antacid, Cmax đạt được sau 3 - 5 giờ.
Phân bố: Vd xấp xỉ 0,12 - 0,14 lít/kg, thuốc gắn mạnh khoảng 99,3% với protein huyết tương.
Chuyển hóa: trải qua quá trình chuyển hóa hydroxyl - hóa vòng pyridin và sau đó liên hợp với acid glucuronic.
Thải trừ: T1/2 khoảng 20-70 giờ, thuốc được thải trừ chủ yếu nước tiểu dạng chất liên hợp sau chuyển hóa.
10 Thuốc Painnil 20mg giá bao nhiêu?
Thuốc Painnil 20mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Painnil 20mg mua ở đâu?
Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Painnil 20mg có tác dụng giảm đau, chống viêm trong điều trị viêm khớp, bệnh cơ xương khớp, gout cấp với liều 1 viên mỗi ngày.
- Thuốc sản xuất bởi S.C. Slavia Pharm S.R.L. - Công ty sản xuất thuốc có dây truyền sản xuất hiện đại được chứng nhận GMP cho FFSDO và FFSSMD.
13 Nhược điểm
- Thuốc có ADR trên Đường tiêu hóa cần dùng thận trọng ở người đau dạ dày.
Tổng 1 hình ảnh

Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả M Guttadauria (Ngày đăng năm 1986). The clinical pharmacology of piroxicam, PubMed. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2025