1 / 4
padolmin 325mg 4mg 1 R7520

Padolmin 325mg/4mg

Thuốc không kê đơn

0
Đã bán: 288 Còn hàng
Thương hiệuDược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar), Công ty Dược phẩm Bidiphar
Công ty đăng kýDược phẩm Bidiphar
Số đăng kýVD-18936-13
Dạng bào chếViên nang cứng
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng36 tháng
Hoạt chấtClorpheniramin Maleat, Paracetamol (Acetaminophen)
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmme885
Chuyên mục Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Diệu Linh Biên soạn: Dược sĩ Diệu Linh
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 132 lần

1 Thành phần

Trong mỗi viên Padolmin 325mg/4mg  có chứa các thành phần:

  • Paracetamol hàm lượng 320mg
  • Chlorpheniramin maleat hàm lượng 4mg
  • Tá dược: vừa đủ 1 viên

 Dạng bào chế: viên nang cứng.

2 Padolmin 325mg/4mg là thuốc gì? Có tác dụng gì?

Thuốc Padolmin 325mg/4mg có thành phần chính là 2 hoạt chất kết hợp Paracetamol và Chlorpheniramine maleate. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các chứng cảm cúm, cảm lạnh hay làm giảm các triệu chứng do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Chỉ định chính của thuốc như sau:

  • Điều trị các chứng cảm sốt, cảm lạnh, cảm cúm.
  • Giảm các triệu chứng: sổ mũi, ngạt mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, đau đầu, sổ mũi, đau các khớp,...
  • Giảm sốt và các triệu chứng do nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Thuốc Padolmin 325mg/4mg giải pháp giảm các chứng đau, hạ cơn sốt
Thuốc Padolmin 325mg/4mg giải pháp giảm các chứng đau, hạ cơn sốt

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Midorhum điều trị các triệu chứng trong cảm cúm

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Padolmin 325mg/4mg 

3.1 Liều dùng

Liều khuyến cáo khi dùng thuốc Padolmin như sau:

  • Cho người lớn: dùng liều 1-2 viên mỗi lần, ngày uống 2-4 lần.
  • Trẻ > 6 tuổi: dùng liều 1 viên mỗi lần, ngày uống 2 lần.
  • Ngoài các chỉ định dùng này, người bệnh có thể thực hiện theo liều dùng được kê đơn bởi bác sĩ, phụ thuộc vào mức độ đáp ứng và tình trạng sức khỏe người dùng.

3.2 Cách dùng

Viên uống Padolmin 325mg/4mg được sử dụng bằng cách uống trực tiếp cùng lượng nước vừa đủ, không cần tách nang khi dùng.

4 Chống chỉ định

Không dùng thuốc Padolmin 325mg/4mg cho các trường hợp bị quá mẫn với 1 trong 2 hoạt chất, tá dược của thuốc.

Các trường hợp khác cũng không được khuyến cáo sử dụng: người có cơn hen cấp tính, glocom góc hẹp, loét dạ dày, tắc môn vị, cổ bàng quang tắc nghẽn, phì đại tiền liệt tuyến,....

Trẻ nhỏ, trẻ sinh thiếu tháng, người mẹ đang cho con bú hoặc các bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế MAOs trong khoảng 2 tuần cũng không nên dùng thuốc này.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc cảm cúm Glotadol flu (xanh): Hạ sốt, long đờm

5 Tác dụng phụ

Tần suấtTriệu chứng
Thường gặpChủ yếu xuất hiện các triệu chứng trên da như: ban da, da nổi mẩn đỏ hoặc tổn thương nêm mạc, ngủ gà gật, miệng khô.
Ít gặp

Buồn nôn hoặc nôn, rối loạn hệ tạo máu, thiếu máu,....

Độc tính trên thận có thể xảy ra nếu dùng thuốc lạm dụng trong thời gian dài.

Hiếm gặpChóng mặt, triệu chứng quá mẫn thuốc khác.

6 Tương tác

Paracetamol

Thuốc chống đông máu: khi dùng đồng thời có thể kéo dài thời gian máu đông, tăng nguy cơ mất máu cho người bệnh.

Phenobarbital: sử dụng cùng thời điểm với hoạt chất này có thể tăng nguy cơ ngộ độc cho gan, thậm chí là hoại tử gan.

Ngộ độc gan có thể xảy ra khi người bệnh uống rượu.

Chlorpheniramin maleat

Thuốc ức chế monoamin oxydase: dùng đồng thời có thể làm tăng hiệu quả và kéo dài khoảng tác dụng của thuốc có chứa Chlorpheniramin.

Thuốc an thần, ethanol: khả năng ức chế hệ TKTW tăng khi dùng thuốc.

Phenytoin: có thể gây ngộ độc thuốc.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Dùng thuốc Padolmin 325mg/4mg cho những bệnh nhân có tình trạng thiếu máu thật thận trọng.

Không nên sử dụng rượu hoặc các đồ uống kích thích khác khi đang cần thực hiện điều trị với thuốc này.

Dùng thuốc có chứa Chlorpheniramin maleat có thể gây bí tiểu, thường gặp ở những trường hợp bị tắc môn vị tá tràng, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt phì đại.

Thận trọng khi dùng thuốc cho các bệnh nhân bị mắc bệnh phổi mạn tính, khó thở hoặc thở ngắn.

Triệu chứng khô miệng, thậm chí là sâu răng nếu dùng thuốc điều trị trong thời gian dài, cần chú ý hơn.

Người bệnh bị tăng nhãn áp, người cao tuổi nên thận trọng khi dùng thuốc.

Các dấu hiệu nghiêm trọng trên da cảnh báo hội chứng bệnh lý như SJS, Lyell, TEN,...cần được thông tin sớm đến bệnh nhân, tới khám bác sĩ ngay nếu phát hiện những dấu hiệu này.

Hạn chế các hoạt động điều khiển xe cộ, vận hành máy móc khi đang dùng thuốc này.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Thận trọng khi dùng thuốc Padolmin 325mg/4mg cho phụ nữ mang thai, chỉ uống khi thật sự cần thiết, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phụ nữ hạn chế cho con bú khi đang phải dùng thuốc do khả năng thuốc tiết vào trong sữa mẹ đã được ghi nhận, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

7.3 Xử trí khi quá liều

Triệu chứng: buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đổ nhiều mồ hôi, độc cho gan, rối loạn chức năng hệ TKTW, loạn nhịp tim,...

Điều trị: có thể sử dụng các phương pháp làm giảm triệu chứng bệnh, đánh giá chức năng cơ quan để có thể làm giảm các triệu chứng và biến chứng của thuốc.

7.4 Bảo quản

Đặt thuốc Padolmin 325mg/4mg tại những nơi có nhiệt độ < 30 độ C, tránh ánh nắng chiếu, không bị ẩm thấp và cách xa trẻ.

8 Sản phẩm thay thế

Rhomezi – AD: là thuốc được sản xuất tại Thephaco (Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa) với SĐK đã được cấp phép là VD-26370-17. Thuốc cũng có chứa Clorpheniramin Maleat, Paracetamol giống như Padolmin 325mg/4mg nhưng với hàm lượng khác, được dùng để điều trị các chứng cảm cúm hay viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Calmezin: có SĐK là VD-18617-13 và được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm TW2. Tương tự Padolmin 325mg/4mg, thuốc cũng có 2 thành phần chính và được sử dụng để giảm các cơn đau, ngăn ngừa tình trạng dị ứng đường hô hấp trên. Giá thuốc: 165.000đ/hộp.

9 Cơ chế tác dụng

9.1 Dược lực học

Paracetamol chủ yếu hoạt động bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) trong hệ thần kinh trung ương. Enzyme này tham gia vào quá trình tổng hợp prostaglandin, các chất trung gian gây viêm và đau. Khi Paracetamol ức chế COX, nó làm giảm sự sản xuất prostaglandin, từ đó giúp giảm đau và hạ sốt mà không gây viêm như các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) khác. Paracetamol chủ yếu tác động lên hệ thần kinh trung ương, do đó nó ít ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và ít gây tác dụng phụ liên quan đến viêm.[1]

Chlorpheniramin maleat là một chất kháng histamin thế hệ đầu tiên, hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể histamin H1 trên bề mặt tế bào, từ đó giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa, sổ mũi, và hắt hơi. Histamin là một chất hóa học được giải phóng bởi các tế bào mast khi cơ thể gặp phải các chất gây dị ứng, và nó gây ra các phản ứng viêm và dị ứng. Bằng cách ức chế thụ thể H1, Chlorpheniramin maleat giúp kiểm soát các triệu chứng này, tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, và mờ mắt.

Sự kết hợp của Paracetamol và Chlorpheniramin maleat trong thuốc Padolmin 325mg/4mg giúp mang lại hiệu quả kép trong việc giảm đau, hạ sốt và kiểm soát các triệu chứng dị ứng, là lựa chọn phổ biến trong điều trị các tình trạng như cảm cúm, dị ứng cho người dùng.

9.2 Dược động học

Paracetamol

Hấp thu: dùng đường uống nên được hấp thu nhanh trên hệ tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh trong máu (Cmax) trong khoảng 30 phút đến 1 giờ sau khi uống. 

Phân bố: Vd vào khoảng 1 L/kg (phân bố rộng rãi trong các mô của cơ thể), liên kết khoảng 25% thuốc với protein máu.

Chuyển hóa, thải trừ: sau khi chuyển hóa tại gan, paracetamol và các chất chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu với thời gian bán thải vào khoảng 2-4 giờ.

Chlorpheniramin maleat

Hấp thu: sử dụng thuốc đường uống, khả năng hấp thu qua hệ tiêu hóa tốt với nồng độ Cmax trong huyết tương đạt được sau khoảng 2.5-6 giờ. Hoạt chất này có Sinh khả dụng khá thấp, vào khoảng 25%.

Phân bố: tỷ lệ thuốc gắn kết được với protein trong máu vào khoảng 70%.

Chuyển hóa, thải trừ: qua gan, thuốc sau đó được đào thải ở dạng tiểu niệu.

10 Thuốc Padolmin 325mg/4mg giá bao nhiêu?

Thuốc Padolmin 325mg/4mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc Padolmin 325mg/4mg mua ở đâu?

Thuốc Padolmin 325mg/4mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

12 Ưu điểm

  • Sự kết hợp giữa Paracetamol và Chlorpheniramin maleat không những có tác dụng giúp giảm đau, hạ sốt mà còn giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng và cảm lạnh cho người bệnh.
  • Dạng viên nang cứng giúp bảo vệ hoạt chất khỏi các yếu tố môi trường như độ ẩm và ánh sáng, đảm bảo chất lượng viên và tiện lợi khi sử dụng.
  • Là một trong những nhà sản xuất dược phẩm uy tín tại Việt Nam, Bidiphar đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua quy trình sản xuất hiện đại, tuân thủ các tiêu chuẩn GMP.
  • Thuốc gần như ít khi gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt khi dùng đúng liều thì có thể các triệu chứng tác dụng phụ ít khi xảy ra.

13 Nhược điểm

Thuốc Padolmin 325mg/4mg khi uống có thể gây tương tác với các loại thuốc khác.


Tổng 4 hình ảnh

padolmin 325mg 4mg 1 R7520
padolmin 325mg 4mg 1 R7520
padolmin 325mg 4mg 2 L4480
padolmin 325mg 4mg 2 L4480
padolmin 325mg 4mg 3 B0354
padolmin 325mg 4mg 3 B0354
padolmin 325mg 4mg 4 J6224
padolmin 325mg 4mg 4 J6224

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Marta Jóźwiak-Bebenista và Jerzy Z Nowak (Đăng tháng 2 năm 2014). Paracetamol: mechanism of action, applications and safety concern, Pubmed. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2024
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Uống thuốc Padolmin 325mg/4mg vào lúc nào trong ngày?

    Bởi: Thùy vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào chị, có thể dùng thuốc Padolmin 325mg/4mg vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng cần dùng đủ liều và đủ số lần uống c nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Padolmin 325mg/4mg 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Padolmin 325mg/4mg
    T
    Điểm đánh giá: 4/5

    Thuốc dùng có hiệu quả điều trị các chứng cảm cúm khá tốt

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633