1 / 2
omol 20mg 1 D1684

Omol 20mg

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 188 Còn hàng
Thương hiệuWindlas Biotech, M/s Windlas Biotech Private Limited
Công ty đăng kýCông ty TNHH một thành viên dược phẩm Việt Tin
Số đăng kýVN-22768-21
Dạng bào chếViên nang
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtOmeprazole
Xuất xứẤn Độ
Mã sản phẩmme331
Chuyên mục Thuốc Tiêu Hóa

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Diệu Linh Biên soạn: Dược sĩ Diệu Linh
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 498 lần

1 Thành phần

Mỗi viên Omol 20mg có chứa:

  • Omeprazol hàm lượng 20mg.
  • Tá dược: vừa đủ

Dạng bào chế: Viên nang.

2 Thuốc Omol 20mg là thuốc gì? Có tác dụng gì?

Viên uống Omol 20mg với hoạt chất chính là Omeprazol, thường được chỉ định trong điều trị cho các trường hợp:

  • Người bệnh bị viêm loét dạ dày - tá tràng, bao gồm cả nguyên nhân do dùng thuốc NSAID.
  • Phối hợp dùng cùng kháng sinh để điều trị nhiễm Hp (Helicobacter pylori) gây loét tá tràng.
  • Mắc hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản, có các biểu hiện như: ợ chua, ợ nóng, viêm thực quản.
Thuốc Omol 20mg điều trị viêm thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng
Thuốc Omol 20mg điều trị viêm thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Medoome 40 - Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày, tá tràng   

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Omol 20mg

Dùng thuốc Omol 20mg cùng nước, uống nguyên viên nang mà không cần pha hay nghiền, giã. Liều điều trị cụ thể như sau:

Đối tượngLiều dùng
Bị loét dạ dày - tá tràng có tiến triểnsử dụng 1 viên (20mg)/ngày trong khoảng từ 2-4 tuần.
Loét dạ dày - tá tràng nặngsử dụng 2 viên nang (40mg)/ngày trong khoảng từ 4-8 tuần.
Trào ngược thực quảnsử dụng 1 viên (20mg)/ngày trong khoảng từ 4-8 tuần.
Loét thực quản độ nặngsử dụng 1-2 viên/ngày trong khoảng từ 4-8 tuần.
Hội chứng Zollinger - Ellisonngày uống 3 viên, thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.
Bệnh nhân suy gan/thận, người giàvẫn có thể duy trì điều trị như liều cũ mà không cần điều chỉnh.

4 Chống chỉ định

Không dùng thuốc Omol 20mg cho các trường hợp dị ứng, quá mẫn với Omeprazol, tá dược thuốc hoặc bất kỳ hoạt chất nào cùng nhóm. 

5 Tác dụng phụ

Tần suấtTriệu chứng
Thường gặp

Tiêu hóa: chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, táo bón,...

Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ.

Ít gặp

Da: nổi ban đỏ, mề đay, ngứa ngáy,...

Thần kinh: mệt mỏi, chóng mặt, khó ngủ, rối loạn cảm giác.

Gan: xét nghiệm transaminase cho kết quả tăng tạm thời.

Hiếm gặp

Sốt, sốc phản vệ, ra nhiều mồ hôi, phù ngoại biên,...

Tiêu hóa: miệng khô, viêm loét dạ dày, nhiễm nấm Candida,...

Rối loạn thính giác, ảo giác, lú lẫn, trầm cảm,...

Co thắt phế quản, hội chứng vú to ở nam giới, đau nhức cơ xương, viêm thận kẽ, thay đổi các chỉ số xét nghiệm huyết học,....

6 Tương tác

Thuốc chống đông máu: Omeprazol có thể tăng cường hoạt động của các thuốc chống đông như warfarin, dẫn đến nguy cơ chảy máu cao hơn.

Thuốc chống nấm azole: Omeprazol có thể làm tăng nồng độ trong máu của các thuốc chống nấm như Ketoconazole, Itraconazole, và posaconazole, do đó giảm hiệu quả của những thuốc này.

Thuốc lợi tiểu: có khả năng làm tụt magnesi huyết tương nên cần theo dõi nồng độ của magnesi trước, trong và sau khi điều trị.

Clopidogrel: Omeprazol có thể giảm hiệu quả của Clopidogrel, một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu, do đó giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa cục máu đông, không nên dùng chung.

Benzodiazepines: Omeprazol có thể làm tăng nồng độ của các thuốc nhóm benzodiazepine như Diazepam và flurazepam trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ phụ thuộc và các tác dụng phụ.

Thuốc chống động kinh: Omeprazol có thể tương tác với các thuốc chống động kinh như phenytoin, làm tăng nồng độ của Phenytoin trong máu và tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Các thuốc khác: Omeprazol cũng có thể tương tác với các thuốc khác như Digoxin, Tacrolimus, và các thuốc điều trị ung thư làm tăng nguy cơ phụ thuộc và tác dụng phụ.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Không sử dụng phối hợp thuốc Omol Omeprazole với bất kỳ thuốc nào khác có thành phần Omeprazol hoặc thuốc có hoạt chất cùng nhóm.

Không sử dụng omeprazol kéo dài vì có thể tăng tỷ lệ mắc viêm teo dạ dày hoặc tình trạng nhiễm khuẩn. 

Người bệnh điều trị bằng thuốc có thể bị hạ magnesi huyết nếu dùng thuốc trong khoảng ít nhất 3 tháng hoặc khi điều trị > 1 năm.

Không dùng quá mức liều omeprazol được kê, sử dụng giảm liều hoặc ngưng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Các vấn đề không nên sử dụng thuốc: quá hạn dùng được in trên bao bì, thuốc có dấu hiệu bất thường (nang, màu, mùi,....)

==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Agimepzol 20: Điều trị và dự phòng viêm loét dạ dày - tá tràng

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Không dùng Omol 20mg trong ít nhất 3 tháng đầu thai kỳ, thời gian sau đó tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Do khả năng ảnh hưởng của thuốc lên trẻ bú mẹ chưa được nghiên cứu rõ ràng nên không dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú khi không cần thiết.

7.3 Xử trí khi quá liều

Một số biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện nếu người bệnh dùng quá liều thuốc Omol 20mg.

Nhanh chóng báo lại cho bác sĩ và điều trị tại cơ sở khám chưa bệnh gần nhất để được khám chữa kịp thời.

7.4 Bảo quản

Đặt thuốc Omol 20mg tại nơi có điều kiện nhiệt độ < 30 độ C, tránh nắng chiếu, không bị ẩm mốc,...

8 Sản phẩm thay thế

Enpogas 20mg/1.1g: sản xuất bởi Công ty Cổ phần S.P.M và đang lưu hành trên thị trường với SĐK là     VD-30733-18. Ngoài Omeprazole, thuốc cũng có chứa thêm hoạt chất Natri Bicarbonat, giúp tăng khả năng điều trị loét dạ dày, viêm thực quản hiệu quả.

Maxxcup 20mg: là thuốc điều trị viêm loét, trào ngược Đường tiêu hóa do Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 1 sản xuất. Thuốc có cùng hoạt chất với nồng độ hàm lượng tương tự Omol 20mg nên có thể là lựa chọn sử dụng hợp lý để thay thế điều trị bệnh trên lâm sàng.

9 Cơ chế tác dụng

9.1 Dược lực học

Omeprazole - hoạt chất chính có trong thuốc Omol 20mg, là một thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoạt động bằng cách ức chế enzyme H+/K+-ATPase, còn được gọi là bơm proton, tại tế bào viền của dạ dày. Enzyme này rất cần thiết trong quá trình bài tiết acid hydrochloric (HCl) vào lòng dạ dày. Khi Omeprazole được hấp thu vào máu và đến tế bào viền, hoạt chất này được chuyển hóa thành dạng hoạt động sulfenamide, gắn kết với phân tử enzyme H+/K+-ATPase, gây ngăn cản quá trình trao đổi ion Kali và hydro, ức chế sự bài tiết acid dạ dày. Nồng độ acid trong dạ dày giảm, giúp giảm triệu chứng trào ngược, chữa lành loét dạ dày tá tràng và ngăn ngừa sự phát triển của các tổn thương do acid gây ra. Do cơ chế này, Omeprazole được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược, viêm loét hay hội chứng Zollinger-Ellison. [1]

9.2 Dược động học

Omeprazole thường được hấp thu tốt sau khi uống và có Sinh khả dụng vào khoảng 30-40%. Thuốc thường đạt nồng độ Cmax trong huyết tương sau 0,5-3,5 giờ dùng thuốc.

Omeprazolecó khả năng liên kết với protein huyết tương khoảng 95%. 

Omeprazole được chuyển hóa chủ yếu ở gan bởi hệ thống enzym cytochrome P450, qua CYP2C19 và CYP3A4.

Omeprazole và các sản phẩm chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu qua thận (khoảng 77%) và một phần qua phân.

10 Thuốc Omol 20mg giá bao nhiêu?

Thuốc Omol 20mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline, hoặc nhắn tin trên zalo/facaebook.

11 Thuốc Omol 20mg mua ở đâu?

Thuốc Omol 20mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Omol 20mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

12 Ưu điểm

  • Thuốc Omol 20mg có chứa Omeprazole, đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giảm tiết acid dạ dày, giúp giảm các triệu chứng liên quan đến trào ngược acid, loét dạ dày và đường tiêu hóa, cũng như các tình trạng khác như hội chứng Zollinger-Ellison.
  •  Omeprazole hỗ trợ việc làm lành các vết loét bằng cách cung cấp môi trường có độ axit giảm, làm giảm kích ứng và cho phép niêm mạc dạ dày phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tổn thương có thể xảy ra. [2]
  • Viên nang dễ nuốt, phù hợp cho cả những bệnh nhân gặp khó khăn khi uống thuốc và giúp bảo vệ hoạt chất khỏi sự phân hủy bởi acid dạ dày.
  • Liều lượng 20mg là mức liều phổ biến và dễ dàng điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ.

13 Nhược điểm

  • Thuốc Omol 20mg có thể gây ra tương tác thuốc hoặc các tác dụng phụ khác trong suốt thời gian điều trị.

Tổng 2 hình ảnh

omol 20mg 1 D1684
omol 20mg 1 D1684
omol 20mg 2 A0186
omol 20mg 2 A0186

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Neal Shah; William Gossman (Ngày đăng: Ngày 7 tháng 2 năm 2023), Omeprazol, NIH. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2024
  2. ^ Suresh Jain và cộng sự (Ngày đăng: ngày 17 tháng 7 năm 2023), Effectiveness of Omeprazole in Acid Peptic Disease: A Real-World, Patient-Reported Outcome Measures Study, NIH. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2024
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc Omol 20mg có dùng khi mang thai được không?

    Bởi: Ánh vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào chị, thuốc Omol 20mg nên tránh dùng khi mang thai do hiệu quả và tính an toàn của thuốc chưa được công nhận c nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Omol 20mg 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Omol 20mg
    A
    Điểm đánh giá: 4/5

    Giảm chứng trào ngược sau khoảng vài liều dùng thuốc Omol 20mg

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633