Omevin (Hộp 10 lọ)
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Vinapharm, Công ty Vinphaco |
Công ty đăng ký | Công ty Vinphaco |
Số đăng ký | VD-25326-16 |
Dạng bào chế | Bột đông khô pha tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 lọ |
Hoạt chất | Omeprazole |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hm7066 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 7133 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Omevin (Hộp 10 lọ) được biết đến phổ biến với tác dụng điều trị loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản trào ngược. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thuốc Omevin (Hộp 10 lọ).
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Omevin (Hộp 10 lọ) có chứa:
- Omeprazole hàm lượng 40mg.
- Thành phần tá dược khác bổ sung vừa đủ khối lượng thuốc bột đông khô pha tiêm. Đi kèm với 1 ống nước cất pha tiêm có thể tích 10ml.
Dạng bào chế: Thuốc bột đông khô pha tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Omevin (Hộp 10 lọ)
2.1 Tác dụng của thuốc Omevin (Hộp 10 lọ)
Omeprazole là chất đối kháng làm giảm bài tiết acid dịch vị dạ dày thông qua cơ chế hoạt động chọn lọc cao. Nó là một chất ức chế đặc hiệu của bơm proton H+-ATP trong tế bào thành dạ dày.
Omeprazole là một bazơ yếu và chuyển thành dạng hoạt động trong môi trường có tính acid cao của ống nội bào trong tế bào thành dạ dày, vị trí thể hiện tác dụng ức chế enzyme H+, K+-ATPase - bơm acid.
Đây là bước cuối cùng của quá trình hình thành acid dạ dày phụ thuộc vào liều lượng và duy trì sự ức chế hiệu quả cao cả trạng thái bình thường và khi kích thích.
Omeprazole tiêm tĩnh mạch tạo ra sự ức chế phụ quá trình bài tiết acid dạ dày ở người. Để ngay lập tức đạt được mức giảm acid tương tự như sau khi dùng liều lặp lại ở mức liều 2 mg, nên dùng liều khởi đầu 40mg tiêm tĩnh mạch. Điều này dẫn đến tác dụng giảm độ acid ngay lập tức và kéo dài trung bình trong 24.
Diệt bằng Omeprazole cón có tác dụng diệt vi khuẩn H. pylori giúp thuyên giảm các vết loét dạ dày lâu dài. H. pylori là một yếu tố chính trong sự phát triển của viêm teo dạ dày có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.
2.2 Chỉ định của thuốc Omevin (Hộp 10 lọ)
Điều trị loét tá tràng.
Ngăn ngừa tái phát loét tá tràng.
Điều trị loét dạ dày.
Ngăn ngừa tái phát loét dạ dày.
Kết hợp với kháng sinh thích hợp, loại trừ Helicobacter pylori (H. pylori) trong bệnh loét dạ dày tá tràng.
Điều trị loét dạ dày và tá tràng do NSAIDs.
Phòng ngừa loét dạ dày và tá tràng liên quan đến NSAID ở những bệnh nhân có nguy cơ.
Điều trị viêm thực quản trào ngược.
Điều trị lâu dài cho bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng.
Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc có cùng công dụng: Thuốc Omeptul: Công dụng, liều dùng, chống chỉ định
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Omevin (Hộp 10 lọ)
3.1 Liều dùng của thuốc Omevin (Hộp 10 lọ)
Ở những bệnh nhân không sử dụng được bằng thuốc uống, nên dùng thuốc tiêm tĩnh mạch liều 40mg mỗi ngày một lần.
Ở những bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison, liều Omeprazole ban đầu được khuyến cáo tiêm tĩnh mạch là 60mg mỗi ngày. Liều cao hơn hàng ngày có thể cần thiết và nên được điều chỉnh riêng. Khi liều vượt quá 60mg mỗi ngày, nên chia nhỏ liều và dùng hai lần mỗi ngày.
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy chức năng thận.
Ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, liều hàng ngày 10-20mg có thể là đủ.
Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi.
Có hạn chế kinh nghiệm khi sử dụng Omeprazole tiêm tĩnh mạch ở trẻ em.
3.2 Cách dùng thuốc Omevin (Hộp 10 lọ) hiệu quả
Omevin (Hộp 10 lọ) được dùng để tiêm tĩnh mạch.
Thuốc chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn.
Tiêm truyền tĩnh mạch trong 20-30 phút. Sau khi pha thành dạng dung dịch, dung dịch không màu, trong suốt, thực tế không chứa các hạt có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
4 Chống chỉ định
Omevin (Hộp 10 lọ) chống chỉ định ở bệnh nhân quá mẫn với Omeprazole, thuốc thuộc nhóm thay thế của Benzimidazole hoặc với bất kỳ tá dược nào.
==>> Bạn đọc có thể xem thêm thuốc: Thuốc Omeprazol - 20 HV: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn/nôn, polyp tuyến tiền liệt (lành tính), đau đầu.
Ít gặp: Mất ngủ, chóng mặt, dị cảm, tăng enzym gan.
Hiếm gặp: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, kích động, nhầm lẫn, trầm cảm.
6 Tương tác thuốc
Không dùng cùng các thuốc Nelfinavir, Atazanavir vì nồng độ trong máu của Nelfinavir và Atazanavir bị giảm trong trường hợp dùng kết hợp với Omeprazole.
Không khuyến cáo sử dụng đồng thời Omeprazole với nelfinavir.
Điều trị đồng thời với Digoxin ở những người khỏe mạnh làm tăng Sinh khả dụng của Digoxin thêm 10%.
Thận tọng khi dùng cùng với Cilostazol vì là tăng nồng độ thuốc này trong máu.
Theo dõi nồng độ Phenytoin trong huyết tương được khuyến cáo trong hai tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị bằng Omeprazole và nếu điều chỉnh liều phenytoin nên theo dõi và điều chỉnh liều tiếp theo khi kết thúc điều trị bằng Omeprazole.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Khi gặp phải một trong các triệu chứng tiềm ẩn các bệnh khác như giảm cân không mong muốn, nôn mửa tái phát, khó nuốt, xuất huyết) và khi nghi ngờ hoặc bị loét dạ dày, nên loại trừ nguyên nhân do bệnh ác tính, vì điều trị có thể làm giảm triệu chứng của bệnh và làm chậm chẩn đoán.
Thuốc có thể làm giảm sự hấp thu Vitamin B12 (Cyanocobalamin). Điều này nên được xem xét ở những bệnh nhân giảm lượng dự trữ cơ thể hoặc các yếu tố nguy cơ làm giảm hấp thu vitamin B12 trong liệu pháp dài hạn.
Omeprazole là chất ức chế CYP2C19. Khi bắt đầu hoặc kết thúc điều trị bằng thuốc Omevin (Hộp 10 lọ), cần xem xét khả năng tương tác với các thuốc được chuyển hóa qua CYP2C19.
Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa như Salmonella và Campylobacter.
Hạ Kali máu nặng đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Omevin (Hộp 10 lọ) trong ít nhất ba tháng.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Không nên dùng thuốc Omevin (Hộp 10 lọ) cho phụ nữ có thai, cho con bú.
7.3 Người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây buồn ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Do đó cần thận trọng khi dùng thuốc khi lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Bảo quản
Thuốc nên được bảo quản trong hộp kín và để trong ngăn mát tủ lạnh.
Để thuốc xa khỏi tầm với của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-25326-16.
Nhà sản xuất: Công ty Vinphaco.
Đóng gói: Hộp đựng 10 lọ bột đông khô pha tiêm.
9 Thuốc Omevin (Hộp 10 lọ) giá bao nhiêu?
Giá thuốc Omevin? Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Mua thuốc Omevin (Hộp 10 lọ) ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ kê thuốc và mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
Tổng 9 hình ảnh