Omethepharm
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Thephaco (Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa), Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá |
Số đăng ký | VD-18039-12 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Omeprazole |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6769 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 3815 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Omethepharm được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày và tá tràng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Omethepharm.
1 Thành phần
Thành phần trong thuốc Omethepharm là Omeprazol hàm lượng 20mg.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Omethepharm
2.1 Tác dụng của thuốc Omethepharm
Thuốc Omethepharm là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Omeprazol là một benzimidazol có hoạt tính ức chế bơm proton chọn lọc và không hồi phục. Thuốc làm giảm lượng acid dạ dày, có tác điều trị bệnh dạ dày liên quan tới việc tăng tiết acid dịch vị.
Omeprazol tạo liên kết disulfua bền vững với nhóm sulfhydryl của hydro-kali (H+ - K+) ATPase được tìm thấy trên bề mặt chế tiết của tế bào thành, do đó ức chế quá trình vận chuyển cuối cùng của các ion hydro (thông qua trao đổi với ion Kali) vào lòng dạ dày và ức chế tiết axit dạ dày [1].
Dược động học
Hấp thu: Thuốc hấp thu hoàn toàn tại ruột sau 3-6 giờ uống. Sinh khả dụng của thuốc khoảng 60%. Thức ăn không ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc.
Phân bố: Thuốc được phân bố vào các mô, nhất là tế bào viền của dạ dày. Tỉ lệ thuốc gắn với protein huyết tương rất cao, khoảng 95%.
Chuyển hóa: thuốc chuyển hóa tại gan thành sản phẩm là các chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Thời gian bán thải của thuốc là 40 phút.
Thải trừ: Thuốc được đào thải nhanh qua nước tiểu (80%) và phần còn lại qua phân.
2.2 Chỉ định thuốc Omethepharm
Thuốc Omethepharm được chỉ định trong điều trị bệnh:
- Trào ngược dạ dày-thực quản.
- Loét dạ dày-tá tràng.
- Hội chứng Zollinger-Ellison.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Omeprazol 20mg Imexpharm điều trị viêm loét đường tiêu hóa
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Omethepharm
3.1 Liều dùng thuốc Omethepharm
Viêm thực quản do trào ngược thực quản - dạ dày: 20-40mg/lần/ngày, uống trong 4-8 tuần. Về sau, có thể dùng liều duy trì 20mg/lần/ngày.
Điều trị loét: 20mg/lần/ngày (có thể tăng lên 40mg trong trường hợp nặng), dùng trong 4 tuần (loét tá tràng), 8 tuần (loét dạ dày). Không nên dùng lâu ngày quá thời gian chỉ định.
Điều trị hội chứng Zolliger - Ellison: 60mg (20-120mg/ngày). Với liều trên 80mg thì nên chia 2 lần dùng mỗi ngày.
3.2 Cách dùng của thuốc Omethepharm
Thuốc Omethepharm uống trước hay sau ăn?
Sử dụng qua đường uống.
Nuốt cả viên thuốc với nước. Không nhai hay nghiền nhỏ viên.
Có thể dùng thuốc trước hoặc sau ăn.
Dùng theo chỉ định của bác sĩ.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Omethepharm cho người bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc dạ dày Omeprazol 20mg Brawn: Liều dùng và cách dùng
5 Tác dụng phụ
Hệ và cơ quan | Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp |
Toàn thân | Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ | Đổ mồ hôi, quá mẫn, phù ngoại biên, sốt, phản vệ | |
Tiêu hóa | Buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, chướng bụng | Giảm bạch cầu, tiểu cầu, giảm các tất cả tế bài máu ngoại biên, mất bạch cầu hạt | |
Thần kinh | Mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn cảm giác | Lú lẫn có hồi phục, trầm cảm, kích động, ảo giác ở người cao tuổi | |
Da | Nổi mày đay, nổi ban, ngứa | ||
Cơ xương khớp | Đau khớp, đau cơ | ||
Tiết niệu sinh dục | Viêm thận kẽ | ||
Gan | Tăng tậm thời transaminase | ||
Nội tiết | Vú to ở đàn ông | ||
Hô hấp | Co thắt phế quản |
6 Tương tác thuốc
Ciclosporin: Tăng nồng độ ciclosporin trong máu.
Kháng sinh diệt H.pylori: Tăng tác dụng của kháng sinh.
Thuốc chuyển hóa bởi cytocrom P450 như Diazepam, Phenytoin, warfarin: Tăng nồng độ các thuốc này trong máu.
Thuốc chống đông máu dicoumarol: Tăng tác dụng chống đông.
Nifedipin: Tăng tác dụng của nifedipin.
Clarithromycin: Tăng nồng độ omeprazol cao gấp đôi.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Trước khi dùng thuốc, cần loại trừ khả năng người bệnh bị u ác tính vì thuốc có thể che lâos hoặc làm mờ các triệu chứng, ảnh hưởng tới kết quả chẩn đoán bệnh.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Không nên dùng cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kì.
7.2.2 Phụ nữ đang cho con bú
Chưa có tài liệu nghiên cứu. Không nên dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc sử dụng được cho đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Omethepharm nơi khô, thoáng mát.
Tránh để thuốc nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-18039-12.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Omethepharm giá bao nhiêu?
Thuốc Omethepharm hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Omethepharm mua ở đâu?
Thuốc Omethepharm mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc ức chế bơm proton như omeprazole có hiệu quả lâm sàng nhờ khả năng ức chế sản xuất axit dạ dày [2].
- Thuốc ức chế bơm proton là phương pháp điều trị nội khoa hiệu quả nhất đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản [3].
- Ức chế axit bằng cách sử dụng Omeprazole đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị dự phòng các tổn thương tá tràng do NSAID gây ra [4].
- Với tác dụng kéo dài, chỉ cần dùng với một lần dùng mỗingày sẽ mang lại kiểm soát tiết acid dịch vị cả ngày.
- Với công thức bài chế viên nang cứng, bệnh nhân có thể tự sử dụng, uống đơn giản và thuận tiện khi mang theo [5].
12 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ ảnh hưởng trong quá trình điều trị.
- Việc sử dụng trên đối tượng phụ nữ mang thai chưa được đảm bảo hoàn toàn an toàn cho mẹ và thai nhi.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Omeprazol, PubChem. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023
- ^ Tác giả Philip Miner Jr 1, Philip O Katz, Yusong Chen, Mark Sostek (Đăng tháng 12 năm 2003). Gastric acid control with esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole, and rabeprazole: a five-way crossover study, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023
- ^ Tác giả Fátima Higuera-de-la-Tijera (Đăng ngày 14 tháng 3 năm 2018). Efficacy of omeprazole/sodium bicarbonate treatment in gastroesophageal reflux disease: a systematic review, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023
- ^ Tác giả CJ Hawkey 1 (Đăng năm 1994). Healing and prevention of NSAID-induced peptic ulcers, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Omethepharm do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt , tải bản PDF tại đây