Omeprazol DHG
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Dược Hậu Giang - DHG, Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam. |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam. |
Số đăng ký | VD-21141-14 |
Dạng bào chế | Viên nang tan trong ruột. |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên. Chai 150 viên. Chai 100 viên. |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Hoạt chất | Omeprazole |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa7120 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 702 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Omeprazol DHG chứa Omeprazole được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày - tá tràng, hội chứng Zollinger - Ellison. Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin được tổng hợp gửi đến nhân viên ý tế và bệnh nhân một số lưu ý và cách dùng thuốc Omeprazol DHG.
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Omeprazol DHG là:
Omeprazol ................................................................. 20 mg
Tá dược vừa đủ ........................................................... 1 viên
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Omeprazol DHG
2.1 Tác dụng của thuốc Omeprazol DHG
Thuốc Omeprazol DHG 20mg là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Omeprazole gây ra sự ức chế hệ enzym hydro - Kali ATP (còn gọi là bơm proton) ở tế bào viền hay tế bào thành của dạ dày, dẫn tới ức chế quá trình bài tiết acid của dạ dày, quá trình này có hồi phục. Tác dụng nhanh và kéo dài. Omeprazol không có tác dụng lên thụ thể thụ thể histamin hay acetylcholin. Hiệu quả tối đa sau khi sử dụng thuốc 4 ngày.
2.1.2 Dược động học
Omeprazol có quá trình hấp thu toàn bộ ở ruột non sau khi dùng đường uống từ 3 - 6 giờ. Sinh khả dụng khoảng 60%. Thời điểm dùng thuốc trước, trong và sau bữa ăn không ảnh hưởng sinh khả dụng. Do ức chế dạ dày bài tiết acid nên thuốc tăng hấp thu và sinh khả dụng tự thân. Tỉ lệ gắn vào protein huyết tương cao, khoảng 95%, được phân bố ở các mô, đặc biệt là ở tế bào viền của dạ dày. Sinh khả dụng đường sẽ tăng lên hơn 60% khi uống hàng ngày theo liều chỉ định. Bán thải nhanh khoảng 40 phút, nhưng sự ức chế bài tiết acid lại có thời gian kéo dài, nên liều dùng có thể là một lần một ngày.
Gan là nơi chuyển hóa của Omeprazole, nhanh được đào thải và có 80% thuốc được đào thải qua nước tiểu, phần còn lại theo phân. Các chất chuyển hóa đều là các chất không có hoạt tính, nhưng chúng tương tác với nhiều thuốc khác do tác dụng ức chế các enzym của CYP450. Dược động học không thay đổi ở người bị suy chức năng thận hay người cao tuổi. Ở người chức năng gan suy giảm, sinh khả dụng thuốc tăng và Độ thanh thải thuốc giảm, tuy nhiên không có tích tụ thuốc và không tích tụ các chất chuyển hóa của thuốc trong cơ thể.
3 Chỉ định thuốc Omeprazol DHG
Thuốc Omeprazol DHG 20mg có tác dụng gì?
Omeprazol DHG được chỉ định trong các trường hợp:
- Trào ngược dạ dày - thực quản.
- Loét dạ dày - tá tràng.
- Hội chứng Zollinger - Ellison.
4 Liều dùng - Cách dùng thuốc Omeprazol DHG
4.1 Liều dùng thuốc Omeprazol DHG
Viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản: Liều điều trị là 20 - 40 mg (1 - 2 viên) x 1 lần/ ngày, trong 4 đến 8 tuần; sau đó có thể uống duy trì với liều 20 mg mỗi ngày 1 lần [1]
Điều trị loét dạ dày - tá tràng: Uống 20 mg (1 viên) x 1 lần/ ngày, Có thể dùng 40 mg (2 viên) đối với những trường hợp nặng, duy trì 4 tuần nếu bệnh nhân điều trị loét tá tràng, duy trì 8 tuần nếu bệnh nhân điều trị loét dạ dày.
Hội chứng Zollinger - Ellison: Uống 1 lần/ ngày, mỗi lần 60 mg (3 viên). Ở liều cao: 80 mg (4 viên) thì uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Hoặc theo hướng dẫn của Bác sĩ.
4.2 Thuốc Omeprazol DHG dùng trước hay sau ăn hiệu quả nhất?
Uống trước bữa ăn sáng 30 phút.
Dùng nguyên viên cùng 1 cốc nước đầy
5 Chống chỉ định
Tiền sử dị ứng đã biết về một thành phần nào của thuốc.
Không dùng đồng thời với nelfinavir.
6 Tác dụng không mong muốn
Đau đầu, buồn ngủ, hoa mắt chóng mặt, nôn, buồn nôn, đại tiện bí, chướng bụng là các tác dụng không mong muốn thường gặp.
Mất ngủ, mệt mỏi, rối loạn cảm giác, ngứa, nổi mày đay, tăng men gan transaminase tạm thời là các tác dụng không mong muốn ít gặp hơn.
Bạch cầu, tiểu cầu giảm, trầm cảm, phù ngoại biên, đổ nhiều mồ hôi,...là những tác dụng không mong muốn hiếm gặp.
Thông tin ngay tới bác sĩ các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc mà bạn gặp phải.
7 Tương tác thuốc
Thời gian thải trừ Diazepam, Phenytoin, warfarin bị kéo dài hơn do tương tác với Omeprazole bao gồm cả các thuốc được chuyển hóa qua hệ thống men CYP450. Omeprazole được nghiên cứu có thể làm tăng nồng độ của thuốc ciclosporin trong máu.
Ngoài ra Omeprazole còn làm tăng tác dụng của dicoumarol và tác dụng điều trị diệt H.pylori của các kháng sinh.
8 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
8.1 Thận trọng khi dùng thuốc
Dùng Omeprazole cần lưu ý, theo dõi chức năng thận. Nếu bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hoặc nước tiểu có máu, cần báo ngay cho bác sĩ phụ trách.
Nếu bạn bị tiêu chảy, có thể là dấu hiệu của một triệu chứng do nhiễm trùng khởi phát. Nếu tiêu chảy hoặc trong phân có máu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ cho việc dùng thêm thuốc chống tiêu chảy.
Bệnh lupus khi dùng Omeprazole nên theo dõi các triệu chứng và tình trạng bệnh. Thông tin ngay cho bác sĩ, nếu bạn bị phát ban trên má, cánh tay hoặc đau khớp tăng nặng dưới ánh sáng mặt trời.
Làm các xét nghiệm đánh giá, phát hiện u ác tính trước khi điều trị bằng Omeprazole vì các triệu chứng bệnh do u ác tính có thể bị che lấp, do đó làm chẩn đoán muộn, dẫn tới khó điều trị hơn về sau.
Dùng thuốc đúng - đủ liều, ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện.
8.2 Phụ nữ có thai và cho con bú
Phân tích hồi cứu quy mô dân số cho biết Omeprazole tiềm ẩn nguy cơ ứ mật đặc biệt ở phụ nữ có thai.(*)
Thai kì 3 tháng đầu không sử dụng Omeprazole, không khuyến cáo dùng cho phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú không nên dùng Omeprazole
8.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Một số bệnh nhân nhức đầu, choáng váng khi sử dụng thuốc, nên cần thận trọng khi lái xe và làm việc liên quan đến vận hành máy móc.
8.4 Quá liều và xử trí
Xử trí quá liều: điều trị kiểm soát và làm giảm triệu chứng, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị quá liều Omeprazole.
8.5 Bảo quản
Nơi khô thoáng, nhiệt độ thấp hơn hoặc bằng 30 độ C, tránh ánh sáng.
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-21141-14
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên, Chai 150 viên, Chai 100 viên.
10 Thuốc Omeprazol DHG giá bao nhiêu?
Thuốc Omeprazol DHG hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Omeprazol DHG có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Omeprazol DHG mua ở đâu?
Thuốc Omeprazol DHG mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Omeprazol DHG để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Dạng viên nang, nhỏ gọn tiện lợi, dễ uống, giá cả hợp lý.
- Hoạt chất lành tính, sử dụng an toàn trên nhiều đối tượng, ít tác dụng phụ.
- Được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với nhà máy đạt chuẩn Japan - GMP, được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành và phân phối toàn quốc.
- Giá thành phải chăng, dễ dàng tìm mua sử dụng.
13 Nhược điểm
- Chưa đủ nghiên cứu chứng minh sự ảnh hưởng trực tiếp của thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Sử dụng Omeprazol trong thời gian dài có thể gây mất ổn định bộ gen và làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư [2]
Tổng 13 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả, Márcia Fernanda Correia Jardim Paz (Đăng ngày 28 tháng 3 năm 2020), Pharmacological Effects and Toxicogenetic Impacts of Omeprazole: Genomic Instability and Cancer, Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 06 năm 2023