1 / 13
thuoc omepramed 40 1 P6284

Omepramed 40

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

400.000
Đã bán: 551 Còn hàng
Thương hiệuMedlac Pharma Italy, Công ty TNHH sản xuất dược phẩm Medlac Pharma Italy
Công ty đăng kýCông ty TNHH sản xuất dược phẩm Medlac Pharma Italy
Số đăng kýVD-30869-18
Dạng bào chếBột đông khô pha tiêm
Quy cách đóng góiHộp 10 lọ
Hoạt chấtOmeprazole
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmaa5500
Chuyên mục Thuốc Tiêu Hóa

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Nguyễn Trang Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1637 lần

Thuốc Omepramed 40 được chỉ định để điều trị loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc  Omepramed 40. 

1 Thành phần

Thành phần

Một lọ bột đông khô Omepramed 40 bao gồm thành phần chính là Omeprazol hàm lượng 40mg (dưới dạng Omeprazol natri).

Dạng bào chế: Thuốc bột đông khô pha tiêm.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Omepramed 40

2.1 Tác dụng của thuốc  Omepramed 40

2.1.1 Dược lực học

Omeprazole là một hoạt chất nhóm benzimidazole có các nhóm thế. Nó ức chế sự sản sinh acid dạ dày bằng cách là đóng vai trò một chất ức chế đặc hiệu để kìm hãm Hydrogen-potassium Adenosine Triphosphatase hoạt hoá hệ thống enzym hay còn gọi là quá trình bơm proton H+/ K+ ATPase xuất phát từ tế bào thành dạ dày. Ngoài ra, Omeprazole ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) đối với bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng hay viêm thực quẩn trào người do vi khuẩn này gây ra. Khi kết hợp kháng sinh như amoxicilin hoặc Clarithromycin cùng omeprazole sẽ diệt trừ được HP đi kèm lành vết loét cùng sự thuyên giảm bệnh lâu hơn.

2.1.2 Dược động học

Omeprazole gắn kết với protein huyết tương khoảng 95%, thời gian tác dụng dài do khả năng liên kết trên H+/ K+ ATPase của thuốc khá bền nhưng nửa đời trong huyết tương lại ngắn. Cho nên, sử dụng thuốc với liều một lần mỗi ngày.

Quá trình chuyển hoá thuốc diễn ra tại gan phụ thuộc hoàn toàn vào cytochrom P450 (CYP) cụ thể là CYP2C19 nhiều hình thái để sản sinh ra sản phẩm chính là hydroxyomeprazol cùng một số sản phẩm khác thông qua các enzym chuyển hoá khác nữa. Tuy nhiên tất cả sản phẩm chuyển hoá của omeprazole đều không có hoạt tính và được thải trừ qua nước tiểu là chính cùng lượng nhỏ khoảng 20% qua phân.[1].

2.2 Chỉ định thuốc Omepramed 40

Omepramed 40 chỉ định cho người lớn đang mắc phải các bệnh lý như sau khi mà sử dụng dạng uống không mấy tác dụng:

Trào ngược thực quản, dạ dày.

Viêm thực quản trào ngược.

Điều trị kéo dài với người đã khỏi viêm thực quản trào ngược.

Loét dạ dày, tá tràng.

Dự phòng loét dạ dày, tá tràng.

Kết hợp thuốc kháng sinh để điều trị loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn HP gây ra.

Điều trị tác dụng phụ của nhóm thuốc NSAID gây loét dạ dày, tá tràng.

Dự phòng loét dạ dày, tá tràng do thuốc NSAID.

Hội chứng Zollinger-Ellison.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Omeprazol G.E.S 40mg - Điều trị viêm loét dạ dày

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Omepramed 40 

3.1 Liều dùng thuốc Omepramed 40

Sử dụng liều 40 mg tương đương 1 lọ bột đông khô/ lần/ ngày với các triệu chứng trên. Ngoài ra, liều dùng có thể tăng giảm theo chỉ định của bác sĩ nhưng với lượng > 60mg/ ngày thì nên chia liều dùng làm 2 lần trong ngày.

Riêng hội chứng Zollinger-Ellison sử dụng liều đầu khuyến cáo là 1,5 lọ tương đương 60mg thuốc/ngày.

Người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng thận giữ nguyên liều. 

Bệnh nhân suy giảm chức năng thận chỉ nên dùng 10-20mg/ngày.

Đối tượng trẻ em vẫn còn hạn chế với loại thuốc này theo đường tiêm.

3.2 Cách dùng thuốc Omepramed 40 hiệu quả

Tiêm tĩnh mạch: Lấy kim tiêm hút 10ml nước cất vào lọ bột thuốc đông khô rồi lắc đều. Sau đó hút hỗn hợp thuốc rồi tiêm tĩnh mạch chậm từ 2,5 đến 4 phút.

Truyền tĩnh mạch: Đầu tiên pha thuốc với 5ml rồi tiếp tục pha tiếp vào 100ml một trong các Dung dịch sau: Glucose 5% hoặc Natri clorid 0,9%. Sau đó,  bắt đầu truyền tĩnh mạch trong khoảng 20 đến 30 phút.

Lưu ý: Nên dùng ngay sau khi pha thuốc để thuốc đạt độ ổn định cao nhất tỷ lệ thuận với hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, nếu không sử dụng được ngay thì thuốc có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng </= 25 độ C trong 12 tiếng với dung dichj pha loãng natri clorid 0,9%, 4 tiếng với nước cất pha tiêm, 6 tiếng với dung dịch glucose 5%.

4 Chống chỉ định

Dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc, dẫn xuất benzimidazol.

Không dùng kết hợp với các thuốc kháng virus ức chế Protease (trong điều trị HIV) như: Atazanavir,Saquinavir, Nelfinavir,…

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Glomezol 20mg - Thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng

5 Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống thuốc Omepramed 40: 

Thường gặp nhất là tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, đau đầu. Ngoài ra, tần suất các tác dụng phụ khác được ghi nhận trên thử nghiệm lâm sàng với tần suất như sau: 

Thường gặpÍt gặpHiếm gặpRất hiếm gặpChưa biết
Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nônMất ngủGiảm bạch cầu, tiểu cầuMất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ tế bào máuGiảm Magie máu
 Chóng mặtPhản ứng dị ứng: phù mạch, sốt, sốc phản vệ,...Ảo giác, hung hăngLupus ban đỏ bán cấp
 Tăng men ganGiảm natri máuSuy gan, bệnh não ở bệnh nhân mắc bệnh gan trước đó 
 Viêm da, phát ban. ngứa, nổi mề đayTrầm cảm, lú lẫn, kích độngHồng ban đa dạng, hoại tử biểu mô nhiễm độc (TEN). hội chứng Stevens-Johnson 
 Gãy xương cột sống, xương hông, cổ tayNhìn mờYếu cơ 
 Phù ngoại biên, khó chịuCo thắt phế quảnChứng vú to ở nam 
  Khô miệng, viêm đại tràng vi thể, viêm miệng, nhiễm Candida dạ dày - ruột  
  Viêm gan có hoặc không kèm vàng da  
  Rụng tóc, nhạy cảm với ánh sáng  
  Đau khớp, đau cơ  
  Viêm thận kẽ  
  Tăng tiết mồ hôi  

Ngoài ra, biến chứng giảm thị lực không hồi phục ở một số cá nhân riêng lẻ đã được ghi nhận.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng cần lưu ý nếu xảy ra các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc và phải báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được xử trí kịp thời.

6 Tương tác

Khi uống thuốc Omepramed 40 có thể gặp các tương tác dưới đây:

Nhóm thuốc chuyển hoá qua CYP2C19: Khi kết hợp Omeprazole với các thuốc này có thể làm giảm hoặc tăng phơi nhiễm toàn thân với các thuốc này.

  • Phenytonin: Theo dõi nồng độ thuốc này trong huyết tường khi điều trị kết hợp omeprazole tronng 2 tuần đầu và điều chỉnh liều sau khi ngưng dùng omeprazole.
  • Cilostazol: Omeprazole làm tăng nồng độ thuốc Cilostazol trong huyết tương và Diện tích dưới đường cong.

Nhóm thuốc hấp thu phụ thuộc pH: Omeprazole làm giảm tiết acid dẫn đến thay đổi độ pH của dạ dày nên sẽ làm tăng hoặc giảm hấp thu các thuốc nhóm này.

  • Digoxin: Tăng Sinh khả dụng của Digoxin lên 10%.
  • Nelfinavir, atazanavir: Nồng độ 2 thuốc này giảm trong huyết tương. Dẫn đến giảm phơi nhiễm của nelfinavir lên tới 40% và đối với chất chuyển hoá mang hoạt tính dược lý M8 75 đến 90%. Đối với atazanavir thì giảm phơi nhiễm khoảng 75% với liều 40mg omeprazole với 300mg atazanavir/ 100mg ritonavir.
  • Clopidogrel: Sự phơi nhiễm cùng chất chuyển hoá có hoạt tính Clopidogrel giảm 46% ngày đầu và 42% ngày thứ 5. Đồng thời là sự ức chế kết tập tiểu cầu giảm 47% trong 24h đầu và 30% ở ngày thứ 05.
  • Các thuốc khác như: posaconazol, Erlotinib, itraconazol, ketoconazol giảm hấp thu đáng kể. Không dùng kết hợp với hai thuốc posaconazol và erlotinib.

Một số thuốc khác chưa rõ cơ chế tương tác:

  • Methotraxat: Nồng độ thuốc này tăng khi dùng cùng omeprazole.
  • Tacrolimus: nồng độ huyết thanh thuốc này tăng cao khi phối hợp với omeprazol nên cần theo dõi chức năng thận và điều chỉnh liều thuốc này nếu cần.
  • Saquinavir: Tăng khoảng 70% nồng độ thuốc này trong huyết tương khi dùng cùng với omeprazol cùng với khả năng dung nạp tốt trên người nhiễm HIV.

Tác động của một số nhóm thuốc lên dược động học omeprazol

  • Thuốc cảm ứng CYP2C19 và/hoặc CYP3A4: Làm giảm nồng độ omeprazol trong huyết thanh.
  • Thuốc ức chế CYP2C19 và/hoặc CYP3A4: Làm tăng nồng độ omeprazol trong huyết thanh.

Để đảm bảo an toàn hãy báo với bác sĩ những loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng cho bác sĩ biết để theo dõi và xử trí biến chứng kịp thời.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Việc sử dụng omeprazol có thể làm ẩn triệu chứng của ung thư dạ dày cụ thể là loét dạ dày nên cần khám rõ nguyên nhân loét mới được sử dụng thuốc.

Các thuốc nhóm ức chế bơm proton không khuyến cáo dùng cùng thuốc atazanavir.

Omeprazol ảnh hưởng đến sự hấp thu các thuốc phụ thuộc vào độ pH dạ dày nên cần lưu ý.

Tăng khả năng nhiễm khuẩn đường tiêu hoá do Salmonella hoặc Campylobacter khi sử dụng thuốc nhóm ức chế bơm proton.

Khả năng giảm nồng độ magie máu khi dùng thuốc nhóm ức chế bơm proton trong 3 tháng đến 1 năm nên thận trọng.

Kiểm tra nồng độ magie máu trước khi dùng thuốc nhóm PPI với thuốc làm hạ magie máu như thuốc lợi tiểu, digoxin,...

Tăng khả năng gãy xương hông, cột sống, cổ tay đặc biệt là người cao tuổi khi sử dụng PPI > 1 năm.

SCLE ( Lupus ban đỏ bán cấp): PPI ít khi liên quan tới SCLE nhưng khi có dấu hiệu đau khớp đi kèm với tổn thương xuất hiện ở vùng da tiếp xúc ánh nắng mặt trời cần phải gặp bác sĩ để xử trí kịp thời.

Kết quả xét nghiệm thay đổi: CgA (Chromogranin A) tăng ảnh hưởng đến sự phát hiện ung thư thần kinh nội tiết. 

Thuốc gây chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ mang thai: Chưa ghi nhận báo cáo gây biến chứng cho thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn chỉ nên dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và phải thật cần thiết.

Phụ nữ cho con bú: Thuốc đi vào  sữa mẹ nên sử dụng thuốc thì ngừng cho con bú hay ngược lại.

7.3 Xử trí khi quá liều

Triệu chứng: Chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn ngoài ra kèm theo một số tình trạng trầm cảm, lú lẫn, thờ ơ trên liều 560mg đến 2400mg omeprazole. Với liều tiêm tĩnh mạch 270mg/ ngày đến 650mg/ 03 ngày thì chưa ghi nhận biến chứng.

Xử trí: Điều trị triệu chứng.

8 Bảo quản 

Bảo quản ở nhiệt độ phòng < 30 độ C.

Tránh ánh sáng mặt trời, ẩm ướt.

Nơi thoáng mát, khô ráo.

Để xa tầm tay của trẻ con.

9 Nhà sản xuất

SĐK: VD-30869-18.

Nhà sản xuất: Công ty TNHH sản xuất dược phẩm Medlac Pharma Italy.

Đóng gói: Hộp 10 lọ.

10 Thuốc Omepramed 40 giá bao nhiêu?

Thuốc Omepramed 40 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

11 Thuốc Omepramed 40 mua ở đâu?

Thuốc  Omepramed 40 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Omepramed 40 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline 1900 888 633 nhắn tin trên website trungtamthuoc.com để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Thông báo sự thay đổi của thuốc Omepramed 40

Thuốc Omepramed 40 có sự thay đổi duy nhất về mẫu bao bì, còn lại quy cách đóng gói, thành phần hay các tiêu chí khác đều giữ nguyên ban đầu:

Nhãn

13 Ưu điểm

  • Thuốc dạng bột đông khô đóng lọ kín nên bảo quản được tốt hơn.
  • Thành phần chính của thuốc là omeprazol thuộc nhóm PPI mang khả năng điều trị bệnh khá tốt.
  • Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào người thực quản,... đạt hiệu quả khá cao.
  • Kết hợp kháng sinh có thể điều trị dứt điểm loét dạ dày, tá tràng do HP gây ra.[2].
  • Thuốc được nghiên cứu và sản xuất dựa trên công nghệ Italy tại Công ty TNHH sản xuất dược phẩm Medlac Pharma Italy.
  • Dây chuyền sản xuất thuốc Omepramed đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, GLP, GSP, GDP.

14 Nhược điểm

  • Thuốc có một số tác dụng phụ và tương tác nên thận trọng khi sử dụng.
  • Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc nên lưu ý khi dùng.
  • Thuốc có thể gây gãy xương nhất là người cao tuổi và che lấp dấu hiệu của ung thư dạ dày - tá tràng nên lưu ý khi dùng.

Tổng 13 hình ảnh

thuoc omepramed 40 1 P6284
thuoc omepramed 40 1 P6284
thuoc omepramed 40 2 G2568
thuoc omepramed 40 2 G2568
thuoc omepramed 40 3 Q6765
thuoc omepramed 40 3 Q6765
thuoc omepramed 40 4 V8425
thuoc omepramed 40 4 V8425
thuoc omepramed 40 5 V8031
thuoc omepramed 40 5 V8031
thuoc omepramed 40 6 M4886
thuoc omepramed 40 6 M4886
thuoc omepramed 40 7 J3732
thuoc omepramed 40 7 J3732
thuoc omepramed 40 8 E1753
thuoc omepramed 40 8 E1753
thuoc omepramed 40 9 E1360
thuoc omepramed 40 9 E1360
thuoc omepramed 40 10 N5576
thuoc omepramed 40 10 N5576
thuoc omepramed 40 11 O5160
thuoc omepramed 40 11 O5160
thuoc omepramed 40 12 P6653
thuoc omepramed 40 12 P6653
thuoc omepramed 40 13 Q6246
thuoc omepramed 40 13 Q6246

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia của Drugbank, cập nhập ngày 20 tháng 12 năm 2022. Omeprazole, Drugbank. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022
  2. ^ A Markham, D McTavish, cập nhập tháng 01 năm 1996. Clarithromycin and omeprazole as helicobacter pylori eradication therapy in patients with H. pylori-associated gastric disorders, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Giá bao nhiêu?

    Bởi: Hữu vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào Bạn! Bạn liên hệ qua website để được báo giá hoặc đến địa chỉ Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội mua trực tiếp nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Cẩm Tú vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Omepramed 40 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Omepramed 40
    C
    Điểm đánh giá: 4/5

    Trị loét dạ dày khá tốt

    Trả lời Cảm ơn (1)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633