1 / 2
ola 1 Q6163

Olanib 50mg

Thuốc kê đơn

Giá: Liên hệ
Đã bán: 195 Còn hàng
Thương hiệuEverest Pharmaceuticals, Everest, Bangladesh
Công ty đăng kýEverest Pharmaceuticals Ltd
Dạng bào chếViên nang
Quy cách đóng góiHộp 112 viên
Hoạt chấtOlaparib
Xuất xứBangladesh
Mã sản phẩmtuyet490
Chuyên mục Thuốc Trị Ung Thư

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Trần Huyền Biên soạn: Dược sĩ Trần Huyền
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 102 lần

1 Thành phần

Trong mỗi viên Olanib 50mg có:

Hoạt chất: Olaparib

Hàm lượng: 50mg

Dạng bào chế: Viên nang

2 Tác dụng - Chỉ định của Thuốc Olanib 50mg

Thuốc Olanib 50mg được bác sĩ chỉ định sử dụng trong phác đồ ở một số trường hợp như: 

Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng đang trong gia đoạn tiến triển hoặc đã xuất hiện di căn hay sau khi hóa trị liệu bằng platinum nhưng không mang lại hiệu quả.

Sử dụng ở những người bệnh có ung thư buồng trứng kèm theo có đột biến BRCA, khi đang ở giai đoạn tiến triển trước đó có sử dụng hóa trị liệu bằng platinum.

Sử dụng ở những người bệnh có ung thư vú kèm theo việc có đột biến BRCA đang ở giai đoạn tiến triển, trước đó bệnh nhân đã được điều trị bằng Anthracycline hoặc Taxane.

Trên đối tượng mắc ung thư vú, đã từng điều trị bằng Docetaxel hoặc Paclitaxel nhưng không hiệu quả và làm xét nghiệm HER2 âm tính. [1]

Ngoài ra, thuốc Olanib 50mg còn được chỉ định trong ung thư tuyến tiền liệt xét nghiệm có đột biến BRCA1/2 và đã bước vào giai đoạn di căn. Cũng như dùng để duy trì phản ứng của ống dẫn trứng, buồng trứng, phúc mạc.

⇒ Bạn có thể xem thêm: Thuốc GLURINAX 600 điều trị vô sinh ở nam chứa Glutathion 

3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Olanib 50mg

Dựa trên lâm sàng cụ thể mà bác sĩ điều trị sẽ có những điều chỉnh về liều cho bệnh nhân. Phía nhà sản xuất khuyến cáo uống Olanib 50mg là 8 viên một lần, liều tối đa trong một ngày có thể lên đến 16 viên.

Trong một số trường hợp xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng cần thay đổi liều như sau: 

Uống 4 viên Olanib 50mg có thể chia hai lần mỗi ngày, với tổng liều 8 viên trong ngày.

Nếu cần giảm thêm uống xuống 2 viên Olanib 50mg chia làm 2 lần trong ngày, một ngày tổng 4 viên.

Đối với những bệnh nhân có chức năng thận suy yếu cần điều chỉnh:

Ở mức độ nhẹ với CLcr 51-80 mL / phút thì chưa cần hiệu chỉnh liều.

Ở những bệnh nhân bị suy thận vừa có CLcr 31-50 mL / phút, uống 6 viên Olanib 50mg với liều trong một ngày là 12 viên. 

Một số chỉ định của thuốc Olanib 50mg

4 Chống chỉ định

Không nên sử dụng trên bệnh nhân có phản ứng dị ứng quá mẫn với Olanib hoặc bất kỳ thành phần nào khác trong thuốc.

Khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi.

⇒ Bạn có thể xem thêm: Thuốc Enasinib 50mg trị bệnh bạch cầu tủy cấp tính có đột biến IDH2 

5 Tác dụng phụ

Khi thuốc Olanib 50mg được sử dụng trên lâm sàng ghi nhận các tác dụng phụ thường gặp là:

Xét nghiệm máu có giảm huyết sắc tố, Giảm số lượng bạch cầu

Xuất hiện các biểu hiện như: Buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, nôn,...

Bệnh nhân dễ gặp phải vấn đề như: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, thiếu máu, đau cơ xương khớp,...

Ngoài ra còn có một vài tác dụng phụ ít gặp hơn như là:

Gặp phải biểu hiện: Ợ nóng, Phát ban da, Hụt hơi,...

Bệnh nhân sẽ giảm sự thèm ăn, Thay đổi vị giác

Có thể gặp: Đau đầu, chóng mặt, Nhiễm trùng đường tiết niệu,...

6 Tương tác

Khi nghiên cứu lâm sàng sử dụng Olanib 50mg cùng các thuốc tác động lên ức chế tủy thì sẽ dễ dẫn đến việc kéo dài độc tính ức chế tủy.

Atazanavir, Ciprofloxacin, Crizotinib, Darunavir/ritonavir, Diltiazem, Erythromycin, Fluconazole, Fosamprenavir, Imatinib, Verapamil,.. được biết đến là những thuốc ức chế CYP3A mạnh, chúng không nên dùng cùng Olanib vì dễ gây độc tính tích lũy của Olanib. 

Ngược lại, các chất Phenytoin, Rifampicin, Carbamazepine, St. John’s Wort,... gây cảm ứng CYP3A sẽ góp phần làm giảm hiệu quả của thuốc Olanib 50mg. 

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Sử dụng thuốc Olanib 50mg có thể gây ra các tác dụng phụ trên một số cơ quan, do đó bạn cần cho bác sĩ biết về những vấn đề bất thường ở phổi hoặc hô hấp hoặc trên thận, gan.

Khi đang ở trong giai đoạn điều trị dùng thuốc bạn nên hạn chế phơi nắng, nếu cần ra đường cần mặc đồ bảo hộ, che chắn đầy đủ cho da.

Dùng thuốc Olanib có thể dẫn đến mắc kèm bệnh bạch cầu Myeloid cấp tính (MDS/AML) do đó bệnh nhân cần được theo dõi huyết học hàng tháng.

Những bệnh nhân bị viêm phổi cũng cần được lưu ý để điều chỉnh phác đồ.

7.2 Lưu ý trên phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai

Thuốc Olanib 50 mg đã có những nghiên cứu ghi nhận được nó có tác động xấu đến thai nhi. Do vậy, khuyến cáo không mang thai trong thời gian sử dụng thuốc cũng như 1 tháng sau khi kết thúc liệu trình điều trị

Phụ nữ cho con bú

Khi các nhà nghiên cứu đưa Olanib vào các đối tượng đặc biệt đã tìm thấy được Olanib có trong sữa mẹ, vì những độc tính của thuốc nên không được cho con bú khi đang điều trị.

7.3 Lưu ý với người lái xe, vận hành máy móc

Trên thực tế đa phần bệnh nhân sử dụng Olanib 50mg đều có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt,... những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến việc lái xe hoặc sử dụng máy móc.

7.4 Bảo quản

Nhà sản xuất khuyến cáo để Olanib 50mg nguyên trong hộp đựng ban đầu, nhiệt độ và độ ẩm khô thoáng thích hợp.

8 Sản phẩm thay thế

Lynparza 50mg được sản xuất bởi thương hiệu AstraZeneca, thuốc có chứa cùng thành phần, hàm lượng với Olanib 50mg.

Olakaso 150mg đến từ thương hiệu Kaso Pharmaceuticals, thuốc mang lại hiệu quả điều trị trên các bệnh ung thư tiền liệt tuyến, ung thư buồng trứng,...

9 Cơ chế tác dụng

9.1 Dược lực học

Các tế bào ung thư phát triển phần đa là do các tác động xấu gây ra những biến đổi sai lệch trong các quá trình di truyền của DNA. Enzym PARP được biết đến là một chất quan trọng tham gia vào quá trình cân bằng nội môi, điều hòa chu kỳ tế bào và sửa chữa DNA. Thuốc Olanib 50mg có chứa Olaparib, một chất góp phần tác động làm tăng khả năng hoạt động của enzym PARP, từ đó giúp giảm xuất hiện các tế bào xấu.

9.2 Dược động học

Hấp thu: Sau khi uống Olanib khoảng một tiếng rưỡi thì Olaparib có thể đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 7,7 mcg / mL

Phân bố: Olaparib đa phần ở dạng dự trữ khi có khoảng 82% là liên kết với protein máu. Thể tích phân bố tương đối lớn là 158 L.

Chuyển hóa: Trong các thử nghiệm tại phòng lab đã ghi nhận enzyme CYP3A4 là chất tham gia chuyển hóa chính cho Olaparib.

Thải trừ: Olaparib được đào thải khá cân bằng ở cả phân và nước tiểu để ra ngoài dưới dạng không còn nguyên vẹn. Trong khoảng 14,9 giờ một nửa nồng độ thuốc ban đầu sẽ được thải trừ.

10 Thuốc Olanib 50mg giá bao nhiêu?

Thuốc Olanib 50mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline, hoặc nhắn tin trên zalo/facebook.

11 Thuốc Olanib 50mg mua ở đâu?

Thuốc Olanib 50mg mua ở đâu là chính hãng? Bạn có thể mua thuốc tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy ở 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc vui lòng liên hệ qua hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

12 Ưu điểm

  • Thuốc Olanib 50mg được chỉ định trong bệnh như: ung thư buồng trứng, ung thư vú,... [2]
  • Công ty Everest đã sản xuất thuốc dưới dạng viên nang dễ dàng cho người bệnh sử dụng.

13 Nhược điểm

  • Thuốc Olanib 50mg cũng như đa phần các thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo khác, nó có các phản ứng bất lợi trên bệnh nhân như: Nôn, chán ăn, phát ban,...

Tổng 2 hình ảnh

ola 1 Q6163
ola 1 Q6163
ola 3 A0722
ola 3 A0722

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Griguolo G, Dieci MV, Miglietta F, Guarneri V, Conte P (Ngày đăng 6 tháng 4 năm 2020). Olaparib for advanced breast cancer. Pubmed. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ Tác giả Moore K, Colombo N, Scambia G và cộng sự (Ngày đăng 27 tháng 12 năm 2018). Maintenance Olaparib in Patients with Newly Diagnosed Advanced Ovarian Cancer. Pubmed. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Uống thuốc có bị buồn nôn không?

    Bởi: QuĂ¡ÂºÂ¿ vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Vâng, cảm giác buồn nôn là một tác dụng phụ có thể gặp của thuốc

      Quản trị viên: Dược sĩ Trần Huyền vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Olanib 50mg 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Olanib 50mg
    Q
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thuốc chính hãng, tư vấn tốt

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633