1 / 30
nexomium 20 1 E1751

Nexomium 20

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

27.000
Đã bán: 33 Còn hàng
Thương hiệuDược Thảo Phúc Vinh (PV Pharma), Công ty cổ phần dược Phúc Vinh
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược Phúc Vinh
Số đăng kýVD-29255-18
Dạng bào chếViên nén bao phim tan trong ruột
Quy cách đóng góiHộp 4 vỉ x 7 viên
Hạn sử dụng36 tháng
Hoạt chấtEsomeprazole
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmam1475
Chuyên mục Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Thu Hà Biên soạn: Dược sĩ Thu Hà
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1745 lần

Thuốc Nexomium 20 có chứa thành phần chính là esomeprazole, được dùng để điều trị và dự phòng viên loét dạ dày tá tràng và phối hợp trong phác độ điều trị Hp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Nexomium 20. 

 

1 Thành phần

Trong mỗi viên Nexomium 20 có chứa: 

        Esomeprazole: hàm lượng 20mg

        Tá dược: vừa đủ 1 viên. 

Dạng bào chế: Viên nén bao phim tan trong ruột.

2 Chỉ định của thuốc Nexomium 20 

Nexomium 20 được chỉ định điều trị trong các trường hợp

Với người trưởng thành

Viêm thực quản nguyên nhân bởi trào ngược dạ dày – thực quản.

Phòng ngừa tái phát ở người bệnh mắc viêm thực quản nhưng đã lành.

Làm lành vết loét và phòng ngừa tái phát loét dạ dày - tá tràng ở bệnh nhân bị nhiễm Helicobacter pylori trong phác đồ phối hợp với kháng sinh thích hợp.

Điều trị và dự phòng viêm loét ở người sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) liên tục kéo dài. 

Hội chứng Zollinger Ellison

Trẻ em trên 12 tuổi

Trào ngược dạ dày thực quản, viêm trợt thực quản.

Phòng ngừa tái phát đối với trường hợp viêm thực quản đã lành.

Cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản; loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori bằng cách kết hợp với kháng sinh.

==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Vacoomez's 20 ức chế tiết dịch vị dạ dày

3 Liều dùng - cách dùng thuốc Nexomium 20

3.1 Liều dùng 

3.1.1 Người lớn

Loét dạ dày - tả tràng do nhiễm Helicobacter pylori

Phối hợp esomeprazol cùng với kháng sinh.

Uống esomeprazol mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần, trong 14 ngày hoặc

Mỗi lần 2 viên, ngày 2 lần, trong 10 ngày

Tùy từng trường hợp cụ thể có thể lựa chọn phác đồ phù hợp là 3 hoặc 4 thuốc phối hợp với nhau. 

Loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid

Uống mỗi ngày 1 viên trong 4 - 8 tuần

Liều dự phòng ở người sử dụng NSAIDs dài ngày: dùng 1-2 viên mỗi ngày

Trào ngược dạ dày - thực quản nặng có viêm trợt thực quản

Uống 2 viên, chia làm 1 - 2 lần mỗi ngày, trong 4 tuần, có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu cần.

Hoặc cách khác, bắt đầu uống mỗi ngày 1-2 viên, trong 4 - 8 tuần, có thể uống thêm 4 - 8 tuần nữa nếu tổn thương chưa lành.

Trường hợp nặng có thể tăng liều tới 4 viên/ngày, chia 2 lần. 

Hội chứng Zollinger-Ellison

Liều khởi đầu uống 2 viên mỗi lần và ngày 2 lần, sau đó điều chỉnh liều khi cần thiết.

Đa số người bệnh có thể kiểm soát được bệnh ở liều 4-8 viên mỗi ngày, mặc dù có trường hợp đã phải dùng đến liều 12 viên/ ngày.

Các liều lớn hơn 4 viên mỗi ngày phải chia làm 2 lần uống. 

Phòng ngừa xuất huyết tái phát trong loét dạ dày - tá tràng

Truyền tĩnh mạch liều 80 mg esomeprazol trong 30 phút, tiếp tục truyền tĩnh mạch liên tục 8 mg/ giờ, trong 72 giờ

Sau đó chuyển sang dùng đường uống, 2 viên/ lần, ngày 1 lần, trong 4 tuần

3.1.2 Trẻ em trên 12 tuổi

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD): 

  • Uống 2 viên, 1 lần mỗi ngày trong vòng 4 tuần.

  • Nên điều trị thêm 4 tuần nữa cho bệnh nhân loét thực quản chưa được chữa lành hay vẫn có triệu chứng dai dẳng.

Dự phòng tái phát: Uống 1 viên và 1 lần/ngày

Điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori: 

  • 30-40kg: 1 viên/lần x 2 lần/ngày + Amoxicillin 750mg và clarithromycin 7,5mg/kg cân nặng, trong 1 tuần.

  • Trên 40kg: 1 viên/lần x 2 lần/ngày + amoxicillin 1g và clarithromycin 500mg, điều trị trong 1 tuần.

3.2 Cách dùng thuốc Nexomium 20

Nên nuốt nguyên viên cùng với nước đun sôi để nguội. Không nên nhai hay nghiền nát viên.

Với trường hợp người bệnh khó nuốt, có thể phân tán viên thuốc trong nửa ly nước lọc.

Không dùng các nước uống khác vì lớp bọc giúp thuốc tan trong đường ruột có thể bị hòa tan.

Khuấy cho đến khi viên phân tán hoàn toàn, cho người bệnh uống dịch phân tán chứa vì hạt này ngay lập tức hoặc trong vòng 30 phút. Tráng ly lại bằng nửa ly nước.

4 Chống chỉ định

Quá mẫn với esomeprazol

Tiền sử dị ứng với các thuốc trong phân nhóm benzimidazol,

Hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần tá dược của viên.

Không dùng đồng thời esomeprazol với nelfinavir.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc:  [CHÍNH HÃNG] Thuốc Nemeum 20mg - điều trị loét dạ dày - tá tràng

5 Tác dụng phụ 

Thường gặp 

Toàn thân: đau đầu, chóng mặt, ban da. 

Tiêu hóa: buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng. 

Ít gặp 

Toàn thân: mệt mỏi, mất ngủ, buồn ngủ, phát ban, ngứa, tăng dị cảm.

Rối loạn thị giác. 

Hiếm gặp 

Toàn thân: sốt, toát mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, rụng tóc, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù, co thắt phế quản, sốc phản vệ). 

TKTW: trạng thái kích động, trầm cảm, lú lẫn, xuất hiện ảo giác. 

Hô hấp: nhiễm trùng hô hấp. 

Huyết học: giảm toàn bộ huyết cầu, tăng hoặc giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. 

Gan: tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, chức năng gan giảm.

Tiêu hóa: rối loạn vị giác, nhiệt miệng. 

Chuyển hóa: hạ magnesi huyết, hạ natri máu, rối loạn chuyển hóa porphyrin. 

Cơ xương: đau khớp, cơ, loãng xương, gãy xương. 

Thận Tiết niệu: viêm thận kẽ. 

Nội tiết: vú to ở nam giới.

Da: ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da. 

Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa. 

6 Tương tác

Do ức chế bài tiết acid, esomeprazol làm tăng pH dạ dày, và làm thay đổi Sinh khả dụng của các thuốc có quá trình hấp thu phụ thuộc pH: ketoconazol, muối Sắt, digoxin. 

thực tương tác dược động học với các thuốc chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450, isoenzym CYP2C19 ở gan.

Cilostazol: Esomeprazol làm tăng nồng độ Cilostazol và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó, xem xét giảm liều cilostazol.

Voriconazol: có thể làm tăng nồng độ của esomeprazol tới hơn gấp 2 lần, xem xét giảm liều ở những bệnh nhân dùng liều cao esomeprazol

Các thuốc gây cảm ứng CYP2C19 và CYP3A4 như rifampin làm giảm nồng độ esomeprazol nên tránh dùng đồng thời. 

Có thể tăng nguy cơ hạ magnesi huyết khi dùng esomeprazol cùng các thuốc cũng gây hạ magnesi huyết như thuốc lợi tiểu thiazid hoặc lợi tiểu quai. 

Atazanavir; làm giảm hấp thu atazanavirl, dẫn đến giảm tác dụng kháng virus. Không nên dùng đồng thời thuốc ức chế bơm proton và atazanavir. 

Clopidogrel: Các PPI làm giảm nồng độ trong huyết tương của chất chuyển hóa có hoạt tính của Clopidogrel, giảm tác dụng kháng tiểu cầu. 

Digoxin: Hạ magnesi huyết do dùng kéo dài thuốc ức chế bơm proton làm cơ tim tăng nhạy cảm với Digoxin, có thể làm tăng nguy cơ độc với tim của digoxin.

Ở người bệnh đang dùng digoxin, kiểm tra nồng độ magnesi trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế bơm proton và định kỳ sau đó. 

Sucralfat: Ức chế hấp thu và làm giảm sinh khả dụng của thuốc ức chế bơm proton. 

Tacrolimus: Tăng nồng độ trong huyết thanh của Tacrolimus

Warfarin: Tăng INR và thời gian prothrombin khi dùng warfarin đồng thời với thuốc ức chế bơm proton, có thể gây chảy máu bất thường và tử vong. Theo dõi INR và thời gian prothrombin khi dùng đồng thời esomeprazol và warfarin. 

Clarithromycin làm tăng nồng độ esomeprazol và 14-hydroxyclarithromycin trong máu.

Diazepam làm giảm chuyển hóa diazepam và tăng nồng độ diazepam trong huyết tương. 

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Thận trọng

Trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton, phải loại trừ khả năng của ung thư dạ dày vì các thuốc PPI  có thể che lấp triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư. 

Dùng esomeprazol kéo dài có thể gây viêm teo dạ dày hoặc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (như viêm phổi mắc phải tại cộng động.

Thuốc làm tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile, đặc biệt ở người bệnh có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm Clostridium difficile

Các thuốc ức chế bơm proton, khi dùng liều cao (nhiều lần/ngày) và kéo dài (≥ 1 năm), có thể làm tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay hoặc cột sống do loãng xương.

Những bệnh nhân có nguy cơ gãy xương do loãng xương nên dùng đủ calci và Vitamin D, đánh giá tình trạng xương và điều trị nếu cần. 

Hạ magnesi huyết (có hoặc không có triệu chứng) hiếm khi gặp ở người bệnh dùng thuốc ức chế bơm proton kéo dài (ít nhất 3 tháng hoặc trong hầu hết các trường hợp dùng kéo dài trên 1 năm). 

7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú 

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng esomeprazol ở người mang thai. Có thể sử dụng esomeprazol trong thời kỳ mang thai khi thực sự cần thiết. 

Không có nhiều dữ liệu về sự có mặt hay không của esomeprazol trong sữa mẹ. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ trên mẹ và trẻ trước khi quyết định có sử dụng thuốc trong thời gian đang cho con bú.

7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc 

Esomeprazol có ảnh hưởng nhỏ lên khả năng lái xe và vận hành máy móc do các tác dụng phụ như chóng mặt (không phổ biến) và nhìn mờ (tỷ lệ) gây ra khi dùng thuốc.

Nếu gặp phải các triệu chứng phụ trên, khuyến cáo không nên lái xe hay vận hàng máy móc [1].

7.4 Bảo quản 

Bảo quản ở nơi khô, thoáng, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.

7.5 Xử trí quá liều 

Có rất ít thông tin về quá liều có chủ đích đối với Esomeprazol

Các triệu chứng được mô tả khi quá liều tới 280 mg là rối loạn tại Đường tiêu hóa và tình trạng mệt mỏi. Liều đơn esomeprazol 80 mg vẫn an toàn khi dùng

Hiện không có thuốc giải độc đặc hiệu cho esomeprazol. Thuốc gắn kết mạnh với protein huyết tương, thẩm phân không loại bỏ được esomeprazol ra khỏi máu

Trong trường hợp quá liều xảy ra, chủ yếu là kết hợp điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp hỗ trợ.

8 Sản phẩm thay thế

Thuốc Jiracek-20 được chỉ định để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và phòng ngừa loét dạ dày tá tràng do sử dụng các thuốc chống viêm không steroid, với thành phần là Esomeprazole (dạng magnesi dihydrat) hàm lượng 20mg. Thuốc được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM), hộp 3 vỉ x 10 viên có giá là 100000 đồng, 

Thuốc Somexwell-20 với thành phần chứa esomeprazol 20mg, dạng bào chế viên nén bao tan trong ruột, do Micro Labs Limited, 1 trong những hãng dược hàng đầu Ấn Độ về chất lượng và quy mô sản xuất và phân phối. Hộp 3 vỉ x 10 viên hiện có giá là 200.000 ₫,

9 Nhà sản xuất

SĐK: VD-33907-19

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Liên doanh HASAN - DERMAPHARM

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.

10 Nexomium 20 là thuốc gì?

10.1 Dược lực học

Esomeprazol thuộc nhóm ức chế bơm proton, công thức là dạng đồng phân S của omeprazol, có cấu trúc và tác dụng tương tự như omeprazol.

Sau khi hấp thu, esomeprazol di chuyển tới tế bào thành của niềm mạc dạ dày và tập trung tại tiểu quản tiết acid của tế bào.

Tại đây, thuốc được hoạt hóa trong môi trường acid và tạo liên kết hóa trị bền vững, không hồi phục với các bơm H*/K*/ATPase, có vai trò tiết acid vào trong lòng dạ dày.

Đây là sự quá trình ức chế không phục hồi, sự tiết acid chỉ hồi phục khi các bơm proton mới được tạo ra, nhờ vậy thuốc có tác dụng kéo dài tới 24 giờ, mặc dù nửa đời thải trừ tương đối ngắn.

Do ức chế giai đoạn cuối cùng của sự bài tiết acid dạ dày, esomeprazol hiệu quả trong việc ức chế tiết acid do mọi nguyên nhân, bao gồm cả tình trạng tiết acid dạ dày kích thích và cơ bản. 

10.2 Dược động học

Hấp thu: Esomeprazol không bền với acid nên được sử dụng đường uống dưới dạng bao tan trong ruột, tỷ lệ thuốc chuyển đổi thành đồng phân R là không đáng kể. Quá trình hấp thu xảy ra nhanh chóng, cho Cmax đạt được chỉ sau 1-2 giờ. Với liều đơn 20mg, sinh khả dụng tuyệt đối sau khi dùng liều đầu tiên là 50%, liều tiếp sau là 68%.

Phân bố: Khoảng 97% esomeprazol gắn vào protein huyết tương.

Chuyển hóa: Toàn bộ liều esomeprazol được chuyển hóa bởi hoạt động của hệ thống enzym cytochrom P450, chủ yếu là CYP2C19 đa hình để tạo thành hydroxyl/desmethyl esomeprazol. Một phần còn lại do CYP3A4, chuyển hóa tạo ra esomeprazol sulphon - chất chuyển hóa chính xuất hiện trong huyết tương.

Thải trừ: Nửa đời thải trừ trong huyết tương của esomeprazol là khoảng 1,3 giờ. 80% liều uống bị thải trừ ở dạng chất chuyển hóa không có hoạt tính theo nước tiểu, phần còn lại được thải trừ qua phân.

Ở người suy gan nặng, AUC ở trạng thái ổn định cao hơn 2 - 3 lần so với người bình thường, vì vậy có thể phải xem xét giảm liều esomeprazol ở những người bệnh này. 

11 Thuốc Nexomium 20 giá bao nhiêu?

Thuốc Nexomium 20 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Nexomium 20 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

12 Thuốc Nexomium 20 mua ở đâu?

Thuốc Nexomium 20 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc  để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

13 Ưu điểm

  • Thuốc Nexomium 20 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột để ngăn không cho acid dạ dày gây ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc, giúp thuốc giữ được hiệu quả điều trị tốt nhất.

  • Esomeprazol được đánh giá là một hoạt chất khá an toàn, hầu như không có tác dụng phụ nào đáng nghiên trọng. Rất ít bệnh nhân ngừng điều trị vì tác dụng phụ xuất hiện trong quá trình điều trị (<3% bệnh nhân), với rất ít (<1%) tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến thuốc được báo cáo.

  • Hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng trào ngược dạ dày và bệnh Zollinger-Ellison được đánh giá là khá cao. Esomeprazol thường kiểm soát axit tốt hơn các chất ức chế bơm proton racemic hiện tại và có đặc tính dược động học thuận lợi so với omeprazol. [2] 

  • Esomeprazole là thuốc điều trị hiệu quả, dung nạp tốt để kiểm soát Trào ngược dạ dày-thực quản và diệt trừ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân loét tá tràng.

  • Ở những bệnh nhân bị viêm thực quản ăn mòn, esomeprazole đã tạo ra tỷ lệ lành bệnh cao hơn đáng kể và cải thiện khả năng giải quyết triệu chứng so với Omeprazole. [3]

14 Nhược điểm

  •  Sử dụng PPI trong thời gian dài bao gồm esomeprazole có liên quan đến bệnh tim mạch. Một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings cho thấy việc sử dụng PPI lâu dài có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và suy tim gấp đôi [4]

  • Trong khi hầu hết mọi người dung nạp esomeprazole, nó vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng ở một số người. Chúng bao gồm gãy xương, các vấn đề tự miễn dịch và các vấn đề về thận. Một số nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ đột quỵ 21% do thiếu máu cục bộ khi sử dụng PPI


Tổng 30 hình ảnh

nexomium 20 1 E1751
nexomium 20 1 E1751
nexomium 20 2 F2344
nexomium 20 2 F2344
nexomium 20 3 C1861
nexomium 20 3 C1861
nexomium 20 4 R7631
nexomium 20 4 R7631
nexomium 20 5 A0872
nexomium 20 5 A0872
nexomium 20 6 B0465
nexomium 20 6 B0465
nexomium 20 7 R7344
nexomium 20 7 R7344
nexomium 20 9 E1542
nexomium 20 9 E1542
nexomium 20 10 V8081
nexomium 20 10 V8081
nexomium 20 hdsd 1 M5846
nexomium 20 hdsd 1 M5846
nexomium 20 hdsd 2 R7506
nexomium 20 hdsd 2 R7506
nexomium 20 hdsd 3 T7180
nexomium 20 hdsd 3 T7180
nexomium 20 hdsd 4 C1758
nexomium 20 hdsd 4 C1758
nexomium 20 hdsd 5 T7671
nexomium 20 hdsd 5 T7671
nexomium 20 hdsd 6 M5540
nexomium 20 hdsd 6 M5540
nexomium 20 hdsd 7 N5133
nexomium 20 hdsd 7 N5133
nexomium 20 hdsd 8 S7374
nexomium 20 hdsd 8 S7374
nexomium 20 hdsd 9 C0034
nexomium 20 hdsd 9 C0034
nexomium 20 hdsd 10 P6317
nexomium 20 hdsd 10 P6317
nexomium 20 hdsd 11 S7461
nexomium 20 hdsd 11 S7461
nexomium 20 hdsd 12 N5403
nexomium 20 hdsd 12 N5403
nexomium 20 hdsd 13 L4338
nexomium 20 hdsd 13 L4338
nexomium 20 hdsd 14 G2350
nexomium 20 hdsd 14 G2350
nexomium 20 hdsd 15 V8238
nexomium 20 hdsd 15 V8238
nexomium 20 hdsd 16 E1360
nexomium 20 hdsd 16 E1360
nexomium 20 hdsd 17 J4030
nexomium 20 hdsd 17 J4030
nexomium 20 hdsd 18 O5261
nexomium 20 hdsd 18 O5261
nexomium 20 hdsd 19 H3140
nexomium 20 hdsd 19 H3140
nexomium 20 hdsd 20 E1567
nexomium 20 hdsd 20 E1567
nexomium 20 hdsd 21 K4226
nexomium 20 hdsd 21 K4226

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
  2. ^ Lesley J Scott , Christopher J Dunn, Gordon Mallarkey, Miriam Sharpe( cập nhật năm 2002), Esomeprazole: a review of its use in the management of acid-related disorders, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023
  3. ^ N B Vakil, R Shaker, D A Johnson, T Kovacs, R D Baerg, C Hwang, D D'Amico, B Hamelin( cập nhật năm 2001), The new proton pump inhibitor esomeprazole is effective as a maintenance therapy in GERD patients with healed erosive oesophagitis: a 6-month, randomized, double-blind, placebo-controlled study of efficacy and safety, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023
  4. ^ Tác giả Michelle Llamas (Ngày đăng 22 tháng 11 năm 2021).  Nexium, Drugwatch. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    E muốn được tư vấn về bệnh chào ngược dạ dày đau dạ dày

    Bởi: Nguyễn Tùng vào


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Shop có nhận chuyển khoản không

    Bởi: Nam vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nexomium 20 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nexomium 20
    V
    Điểm đánh giá: 5/5

    OK hàng chuẩn, check ra thông tin

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633