Nerusyn 1,5g
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Imexpharm, Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm |
Số đăng ký | VD-26158-17 |
Dạng bào chế | Thuốc pha tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 lọ |
Hoạt chất | Ampicilin/Sulbactam |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa8772 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Nerusyn 1,5g với thành phần chứa ampicillin và sulbactam được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với thuốc. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Nerusyn 1,5g
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Nerusyn 1,5g
- Ampicillin 1g.
- Sulbactam 0,5g.
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Nerusyn 1,5g
2.1 Tác dụng của thuốc Nerusyn 1,5g
Ampicillin, một loại penicillin phổ rộng, có hiệu quả chống lại các vi sinh vật gram dương cũng như gram âm.
Cơ chế đề kháng: Penicillinase (một loại β-lactamase) cắt vòng beta-lactam và dẫn đến kháng ampicillin. Do đó ampicillin thường được kết hợp với các chất ức chế beta-lactamase như sulbactam.
Ampicillin cũng được sử dụng kết hợp với các thuốc chống vi trùng khác (aminoglycoside, chất ức chế β-lactamase) để cải thiện hiệu quả của nó, mở rộng phạm vi chống vi trùng và giảm sự phát triển của kháng thuốc. Những sự kết hợp này rất hữu ích trong điều trị theo kinh nghiệm đối với nhiều loại nhiễm trùng phức tạp bao gồm nhiễm trùng hiếu khí, kỵ khí và hỗn hợp.
2.2 Chỉ định thuốc Nerusyn 1,5g
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
Nhiễm khuẩn ổ bụng.
Nhiễm khuẩn phụ khoa.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Ampicillin 500mg Thephaco: Cách dùng, liều dùng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Nerusyn 1,5g
3.1 Liều dùng thuốc Nerusyn 1,5g
Người lớn: 1,5-3g/lần, cứ 6 giờ 1 lần. Liều tối đa không quá 4g/ngày.
Lậu không biến chứng: Tiêm bắp 1 liều duy nhất 1,5g hoặc 3g phối hợp với uống 1g probenecid.
Trẻ em từ 1 tuổi trở lên: Liều 200mg ampicillin + 100mg sulbactam/kg cân nặng chia thành nhiều lần, cách 6 giờ tiêm 1 lần. Liều dùng không quá 4g/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Nerusyn 1,5g hiệu quả
Nerusyn 1,5g được sử dụng theo đường tiêm bắp, tiêm truyền tĩnh mạch.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Nerusyn 1,5g.
Tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin và Cephalosporin.
Tiền sử vàng da ứ mật do sử dụng ampicillin/sulbactam.
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
Nhiễm virus Herpes.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ampicillin 500mg Pharbaco - điều trị nhiễm khuẩn
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: Tiêu chảy, phát ban, đau tại chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch huyết khối,..
Ít gặp: Mẩn ngứa, nhiễm Candida, mệt mỏi, viêm dạ dày, sốc phản vệ, viêm lưỡi, giảm bạch cầu hạt,..
6 Tương tác
Thuốc có thể gây tương tác với aminoglycosid và có thể làm mất hoạt tính của aminoglycosid.
Probenecid: Tăng nồng độ của cả 2 thuốc khi phối hợp.
Allopurinol: Tăng nguy cơ xuất hiện phát ban ở người bệnh tăng acid uric máu.
Thuốc có thể gây ảnh hưởng đến xét nghiệm Glucose trong nước tiểu bằng phương pháp Đồng Sulfat.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thông báo cho người bệnh tất cả những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Điều tra tiền sử dị ứng của bệnh nhân.
Việc sử dụng kháng sinh có thể làm tăng sinh các chủng vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc.
Theo dõi chức năng gan đều đặn trong suốt quá trình điều trị.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chỉ sử dụng Nerusyn 1,5g cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú khi cân nhắc được lợi ích lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra.
7.3 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng: Co giật, phản ứng thần kinh,..
Xử trí: Thẩm phân máu, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ cho người bệnh.
7.4 Bảo quản
Nerusyn 1,5g được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng, tránh nắng, dưới 30 độ C.
Để xa tầm với của trẻ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-26158-17
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm
Đóng gói: Hộp 10 lọ.
9 Thuốc Nerusyn 1,5g giá bao nhiêu?
Thuốc hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Nerusyn 1,5g có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Nerusyn 1,5g mua ở đâu?
Thuốc Nerusyn 1,5g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Khi tiến hành so sánh tính an toàn và hiệu quả của ampicillin/sulbactam (Amp/Sulb) và colistin (COL) trong điều trị bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở (VAP) kháng đa thuốc do Acinetobacter baumannii các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, Colistin và ampicillin/sulbactam liều cao là phương pháp điều trị tương đối an toàn và hiệu quả đối với bệnh nhân nặng mắc MDR A. baumannii VAP. [1]
- 250 bệnh nhân điều trị bằng ampicillin/sulbactam, tỷ lệ phải ngừng điều trị vì tác dụng phụ dưới 1%. Kết quả lâm sàng và vi khuẩn học khả quan đã được báo cáo ở hơn 80% bệnh nhân được điều trị bằng ampicillin/sulbactam. Chi phí điều trị bằng ampicillin/sulbactam nhìn chung thấp hơn so với các phác đồ điều trị kháng sinh tương đương khác. [2]
- Dạng thuốc tiêm cho tác dụng nhanh.
- Quy trình sản xuất thuốc đạt chuẩn.
12 Nhược điểm
- Có thể gây đau tại chỗ tiêm.
- Các phản ứng phản vệ thường xảy ra nhanh nếu xảy ra dị ứng với thành phần của thuốc.
Tổng 2 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Alex P Betrosian và cộng sự (Ngày đăng năm 2008). Efficacy and safety of high-dose ampicillin/sulbactam vs. colistin as monotherapy for the treatment of multidrug resistant Acinetobacter baumannii ventilator-associated pneumonia, PubMed. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023
- ^ Tác giả B A Cunha (Ngày đăng năm 1991). Ampicillin/sulbactam in lower respiratory tract infections: a review, PubMed. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023