Natrixam 1.5mg/10mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Les Laboratoires Servier Industrie, Les Laboratoires Servier Industrie |
Công ty đăng ký | Les Laboratoires Servier |
Số đăng ký | VN3-6-17 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 5 viên |
Hoạt chất | Amlodipin, Indapamide |
Xuất xứ | Pháp |
Mã sản phẩm | aa5986 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Huyết Áp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2265 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Natrixam 1.5mg/10mg được chỉ định để điều trị tăng huyết áp trong trường hợp bệnh nhân đã dùng đơn trị liệu indapamid và amlodipin có cùng hàm lượng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Natrixam 1.5mg/10mg.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc chứa các thành phần sau:
Hoạt chất:
- Indapamid 1.5mg
- Amlodipin 10mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Natrixam 1.5mg/10mg
2.1 Thuốc Natrixam 1.5mg/10mg là thuốc gì và tác dụng
2.1.1 Amlodipin
Amlodipin là dẫn chất của dihydropyridin thuộc nhóm thuốc chẹn kênh Canxi có tác dụng chống tăng huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn động mạch ngoại biên.
Thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường do thuốc không gây tác động xấu lên nồng độ lipid máu hay quá trình chuyển hóa glucose.
Thuốc dùng được cho bệnh nhân mắc suy tim còn bù bằng cách làm giảm sức cản mạch máu dẫn đến tăng lưu lượng máu ở thận và cải thiện chức năng thận.
Do amlodipin có tác dụng chậm nên làm giảm tác dụng phụ bao gồm hạ huyết áp cấp và nhịp tim nhanh do phản xạ.
Amlodipine được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực. [1]
2.1.2 Indapamid
Indapamid là một sulfonamid lợi tiểu, có nhân indol có tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp.
Indapamid làm giảm sự co cơ trơn mạch máu (do làm thay đổi nồng độ ion qua màng, đặc biệt là Ca ++), làm giãn mạch (do các prostaglandin giãn mạch, hạ huyết áp bao gồm PGE, PGI được kích thích tổng hợp) và thúc đẩy tác dụng giãn mạch của bradykinin. Từ đó dẫn đến phản ứng của mạch máu đối với các amin co mạch trở về trạng thái bình thường và làm giảm sức cản động mạch nhỏ ngoại vi. Cơ chế chống tăng huyết áp của Indapamid chủ yếu ở ngoài thận.
Indapamide được chỉ định sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác trong điều trị tăng huyết áp. [2]
2.2 Chỉ định thuốc Natrixam 1.5mg/10mg
Thuốc Natrixam 1.5mg/10mg được chỉ định sử dụng để điều trị tăng huyết áp trong trường hợp bệnh nhân đã dùng đơn trị liệu indapamid và amlodipin có cùng hàm lượng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Natrixam 1.5mg/5mg - Điều trị tăng huyết áp vô căn
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Natrixam 1.5mg/10mg
3.1 Liều dùng Natrixam 1.5mg/10mg
Liều thường dùng là 1 viên/lần/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Natrixam 1.5mg/10mg hiệu quả
Thuốc dùng đường uống, có thể uống thuốc với một cốc nước đầy (khoảng 150ml). Nên uống thuốc vào buổi sáng để có hiệu quả điều trị tốt nhất và thuốc được uống nguyên viên, không nhai, bẻ, nghiền.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định trong các trường hợp:
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay với các thuốc sulfonamid hoặc các dẫn chất dihydropyridin khác.
- Bệnh nhân suy thận nặng (Độ thanh thải creatinin < 30ml/phút).
- Bệnh nhân hen, co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận.
- Bệnh nhân suy gan nặng hoặc mắc bệnh não do gan gây ra.
- Nguười bệnh có nồng độ Kali máu thấp.
- Phụ nữ cho con bú.
- Người bệnh bị hạ huyết áp nghiêm trọng.
- Người có triệu chứng sốc.
- Bệnh nhân tắc nghẽn đường ra của tâm thất trái như hẹp động mạch chủ mức độ nặng.
- Bệnh nhân suy tim rối loạn huyết động sau nhồi máu cơ tim cấp.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Indapen 2,5mg điều trị các cơn huyết áp cao
5 Tác dụng phụ
Trên hệ/cơ quan | Tần suất: Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp | Rất hiếm gặp | Chưa rõ tần suất |
Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng | Viêm mũi | ||||
Rối loạn trên máu và hệ bạch huyết | Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết | ||||
Rối loạn hệ miễn dịch | Qúa mẫn | ||||
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Hạ kali huyết | Tăng Glucose huyết, tăng calci huyết | Hạ natri huyết kèm giảm thể tích tuần hoàn | ||
Rối loạn tâm thần | Mất ngủ, thay đổi tâm trạng, trầm cảm | Lẫn lộn | |||
Rối loạn hệ thần kinh | Buồn ngủ, chóng mặt | Run, rối loạn vị giác, giảm cảm giác, | Tăng trương lực cơ, bệnh lý thần kinh ngoại biên | Đau đầu, ngất, liệt nhẹ, rối loạn ngoại tháp, có khả năng khởi phát bệnh não gan trong trường hợp suy gan | |
Rối loạn trên mắt | Chứng nhìn đôi | Suy giảm thị lực, cận thị, tầm nhìn mờ | |||
Rối loạn tai và mê đạo | ù tai | Chóng mặt | |||
Rối loạn trên tim | Loạn nhịp tim, xoắn đỉnh | ||||
Rối loạn mạch | Viêm mạch | Hạ huyết áp | |||
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất | Khó thở | Ho | |||
Rối loạn tiêu hóa | Đau bụng, khó tiêu, thay đổi thói quen đi vệ sinh, tiêu chảy | Viêm tụy, viêm dạ dày, tăng sản nướu | Buồn nôn, nôn, khô miệng, táo bón | ||
Rối loạn gan mật | Vàng da, bất thường chức năng gan | Viêm gan | |||
Rối loạn da và mô dưới da | Phát ban dát sần | Ban xuất huyết, rụng tóc, mất màu da, tăng tiết mồ hôi, ngứa, ban da, ngoại biên | Phù mạch, độc hoại tử biểu bì, hội chứng Steven Johnson, hồng ban đa dạng, viêm da tróc vảy | Mày đay |
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Lithi | gia tăng lithi huyết tương với triệu chứng của tình trạng quá liều |
Thuốc gây hiện tượng xoắn đỉnh: Thuốc chống loạn nhịp nhóm la, III, thuốc chống loạn thần; Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin | tăng nguy cơ loạn nhịp thất, đặc biệt là xoắn đính. Cần kiểm soát sự giảm kali huyết và điều chỉnh nếu cần thiết trước khi sử dụng dạng phối hợp này |
Thuốc chống viêm không steroid (ức chế chọn lọc COX-2, Acid salicylic liều cao) | có khả năng làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của indapamid, nguy cơ suy thận cấp ở bệnh nhân mất nước. Tiến hành bù nước cho bệnh nhân, kiểm soát chức năng thận khi bắt đầu điều trị |
Thuốc khác gây hạ kali: amphotericin B, glucose- va mineralocorticoid, Tetracosactide, thuốc nhuận tràng kích thích | Tăng nguy cơ hạ kali huyết, theo dõi kali huyết tương và điều chỉnh nếu cần thiết |
Thuốc lợi tiểu | có thể gây ra mất natri |
Thuốc nhóm digitalis | Hạ kali huyết dẫn tới các tác dụng độc của nhóm digitalis, cần kiểm soát kali huyết tương và điện tâm đồ và hiệu chỉnh liều nếu cần thiết |
Baclofen | Tăng hiệu quả chống tăng huyết áp, bù nước cho bệnh nhân; kiểm soát chức năng thận khi bắt đầu điều trị |
Allopurinol | có thể tăng nguy cơ phản ứng mẫn cảm với allopurinol |
Metformin | gia tăng nguy cơ gây nhiễm Acid Lactic của metformin do khả năng gây suy thận chức năng liên quan đến lợi tiểu và đặc biệt với thuốc lợi tiểu quai |
Thuốc cản quang chứa iod | nguy cơ suy thận cấp tăng lên, đặc biệt khi bệnh nhân sử dụng liều cao thuốc cản quang chứa iod, cần bù nước trước khi sử dụng các thuốc chứa iod |
Thuốc chống trầm cảm tương tự imipramin, thuốc an thần | Tác dụng chống tăng huyết áp và nguy cơ hạ huyết áp thế đứng đều tăng lên |
Calci (dạng muối) | Nguy cơ tăng calci huyết do sự giảm bài tiết calci qua nước tiểu |
Ciclosporin, tacrolimus | Nguy cơ tăng creatinin huyết tương không kèm theo bất cứ thay đổi nào về nồng độ ciclosporin trong tuần hoàn, ngay cả trường hợp bệnh nhân không bị mắt nước hay mắt natri |
Thuốc nhóm corticosteroid, tetracosactide | Làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp |
Dantrolen (dạng truyền) | rung thất và trụy tim mạch dẫn đến tử vong đã được ghi nhận liên quan đến tăng kali máu, khuyến cáo nên tránh dùng đồng thời |
Bưởi hoặc nước ép bưởi | Không khuyến cáo do sinh khả dụng có thể tăng ở một số bệnh nhân, dẫn đến tăng tác dụng làm giảm huyết áp |
Các thuốc ức chế CYP3A4 | có thể làm tăng đáng kế nồng độ amlodipin trong tuần hoàn, có thể cần phải theo dõi lâm sàng và điều chỉnh liều |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Khuyến cáo ngừng dùng thuốc nếu bệnh nhân gặp phản ứng nhạy cảm ánh sáng.
Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể gây rối loạn cân bằng nước và điện giải, bao gồm, hạ natri và kali máu, tăng calci máu và có thể dẫn đến các tác dụng bất lợi khác. Cần theo dõi và đánh giá nồng độ natri, kali và calci của bệnh nhân thường xuyên.
Thận trọng ở bệnh nhân mắc đái tháo đường, đặc biệt khi nồng độ kali máu thấp. Cần theo dõi nồng độ glucose máu trên đối tượng này.
Thận trọng ở bệnh nhân suy tim.
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận vì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Thận trọng ở bệnh nhân tăng acid uric máu do làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Hiệu chỉnh liều thuốc ở ngườ cao tuổi tùy vào chức năng thận.
Không dùng thuốc trên bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose do thuốc có chứa Lactose.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Thời kỳ mang thai
Không khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ có thai do chưa có tài liệu đầy đủ chứng minh an toàn và hiệu lực của thuốc dùng trên đối tượng này. Cần cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích - nguy cơ và chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
7.2.2 Thời kỳ cho con bú
Chống chỉ định dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
7.3.1 Indapamid
Biểu hiện quá liều: mất cân bằng nước và điện giải (hạ natri và kali máu), buồn nôn, nôn, chóng mặt, buồn ngủ, lẫn lộn, hạ huyết áp, chuột rút, đa niệu hoặc giảm niệu đến mức bí tiểu.
Xử trí: Rửa dạ dày, sử dụng Than hoạt tính, làm cân bằng nước và điện giải.
7.3.2 Amlodipin
Biểu hiện quá liều: giãn mạch ngoại biên quá mức, nhịp nhanh phản xạ, hạ huyết áp toàn thân, có thể gây sốc dẫn đến tử vong.
Xử trí: Rửa dạ dày và uống than hoạt tính. Amlodipin không được loại bỏ bằng thẩm phân máu. Cần thường xuyên theo dõi chức năng tim và hô hấp, độ phù của các chi, thể tích tuần hoàn và lượng nước tiểu. Có thể dùng một thuốc co mạch hay calci gluconat truyền tĩnh mạch.
7.4 Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN3-6-17
Nhà sản xuất: Les Laboratoires Servier Industrie
Đóng gói: Hộp 6 vỉ x 5 viên.
9 Thuốc Natrixam 1.5mg/10mg giá bao nhiêu?
Thuốc Natrixam 1.5mg/10mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Natrixam 1.5mg/10mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Natrixam 1.5mg/10mg mua ở đâu?
Thuốc Natrixam 1.5mg/10mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Natrixam 1.5mg/10mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc đường uống dạng viên nang mềm dễ uống.
- Giá cả hợp lý, phải chăng.
- Thuốc Natrixam 1.5mg/10mg hiệu quả trong điều trị điều trị tăng huyết áp trong trường hợp bệnh nhân đã dùng đơn trị liệu indapamid và amlodipin có cùng hàm lượng.
- Nghiên cứu ARBALET cho thấy liệu pháp phối hợp indapamide/amlodipine làm giảm đáng kể huyết áp và đạt huyết áp mục tiêu tỷ lệ cao trên nhiều bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc được điều trị trong thực hành lâm sàng ở nhiều độ tuổi. [3]
- Thuốc được sản xuất bởi Les Laboratoires Servier Industrie, công ty uy tín và chất lượng hàng đầu với nhiều sản phẩm thuốc được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam đem lại hiệu quả điều trị tốt và được nhiều người tin dùng.
12 Nhược điểm
- Thuốc kê đơn, cần chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
- Có thể gặp phải tác dụng phụ trong thời gian sử dụng thuốc.
Tổng 24 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Amlodipine, PubChem. Truy cập ngày 09 tháng 01 năm 2023.
- ^ Chuyên gia PubChem. Indapamide, PubChem. Truy cập ngày 09 tháng 01 năm 2023.
- ^ Tác giả Zh D Kobalava và cộng sự (Đăng ngày 04 tháng 03 năm 2022). Effectiveness of indapamide/amlodipine single-pill combination in patients with isolated systolic hypertension: post-hoc analysis of the ARBALET study, PubMed. Truy cập ngày 09 tháng 01 năm 2023.