1 / 11
thuoc nativilet 2 5 1 S7457

Nativilet 2.5

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng

Thương hiệuCông Ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại Dược Phẩm Đông Nam (Dong Nam Pharma), Công ty cổ phần SX - TM dược phẩm Đông Nam
Công ty đăng kýCông ty cổ phần SX - TM dược phẩm Đông Nam
Số đăng kýVD-33778-19
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 02 vỉ; 03 vỉ; 06 vỉ; 10 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtNebivolol
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmme547
Chuyên mục Thuốc Hạ Huyết Áp

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Hoàng Bích Biên soạn: Dược sĩ Hoàng Bích
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

1 Thành phần

Thành phần trong mỗi viên thuốc Nativilet 2.5 chứa:

  • Nebivolol (dưới dạng Nebivolol hydrochloride) hàm lượng 2.5mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Nativilet 2.5

Thuốc Nativilet 2.5 chứa Nebivolol 2.5mg dùng để:

  • Điều trị tăng huyết áp
  • Phối hợp với điều trị chuẩn để điều trị suy tim mạn tính ổn định ở người cao tuổi (không dưới 70 tuổi) ở mức độ suy tim nhẹ hoặc trung bình.[1]

==>> Xem thêm thuốc chứa hoạt chất tương tự: Thuốc Nebivox 5mg điều trị tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình

Thuốc Nativilet 2.5 - Điều trị tăng huyết áp, suy tim mạn tính

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Nativilet 2.5

3.1 Liều dùng

Liều khuyến cáo:

  • Điều trị tăng huyết áp: 2 viên/ngày.
  • Điều trị suy tim mạn tính: Bắt đầu với liều thấp nhất đạt hiệu quả, sau đó tăng dần theo đáp ứng. Tối đa 4 viên/ngày.

3.2 Cách dùng

Thuốc Nativilet 2.5 được dùng bằng đường uống, nên uống mỗi ngày cùng thời điểm.

4 Chống chỉ định

Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Nativilet 2.5.

Bệnh nhân suy tim cấp, sốc tim hoặc suy tim đang điều trị nội khoa.

Bệnh nhân suy gan.

Bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn nghiêm trọng tại tay và chân

Bệnh nhân bị huyết áp thấp (huyết áp tâm thu < 90 mmHg)

Bệnh nhân có nhịp tim chậm (dưới 60 nhịp/phút)

Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa (nhiễm toan chuyển hóa)

Bệnh nhân có u tế bào ưa sắc không được điều trị, u tuyến thượng thận

Bệnh nhân có tiền sử co thắt phế quản và hen phế quản

Bệnh nhân có khối u tim

Bệnh nhân bị hội chứng xoang, bao gồm khối u nhĩ

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Neginol 5 - điều trị tăng huyết áp vô căn và phối hợp trong suy tim mạn

5 Tác dụng phụ

Các ADR khi điều trị tăng huyết áp:

Thường gặp (1/100 < ADR < 1/10):

  • Phù chân hoặc tay
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Táo bón
  • Chóng mặt
  • Mất ngủ
  • Nhức đầu
  • Khó thở

Ít gặp (1/1.000 < ADR < 1/100):

  • Bất lực
  • Phát ban
  • Ngứa
  • Nôn
  • Đầy hơi
  • Chứng khó tiêu
  • Co thắt phế quản
  • Rối loạn mạch
  • Tăng hoặc hạ huyết áp
  • Block nhĩ thất
  • Dẫn truyền chậm
  • Suy nhịp tim
  • Nhịp tim chậm
  • Suy giảm thị lực
  • Ác mộng

Hiếm gặp (ADR < 1/10.000):

  • Bệnh vảy nến nặng hơn
  • Ngất
  • Khá
  • Phản ứng quá mẫn
  • Phù thượng vị
  • Nổi mề đay

Các ADR thường gặp khi điều trị suy tim mạn tính bằng nebivolol:

  • Tăng huyết áp nặng hơn
  • Hạ huyết áp sau khi sinh
  • Không dung nạp thuốc
  • Khối u thất trái
  • Phù chi dưới

6 Tương tác

Các kết hợp không được khuyến cáo:

  • Quinidin, hydroquinidin, cibenzolin, lidocain, mexiletin, propafenon (thuốc chống loạn nhịp nhóm I): Tăng thời gian dẫn truyền nhĩ – thất.
  • Verapamil, Diltiazem (thuốc chẹn kênh calci nhóm nondihydropyridin): Làm xấu dẫn truyền nhĩ – thất; tiêm tĩnh mạch Verapamil có thể gây biến chứng nghiêm trọng khi đang dùng thuốc chẹn beta.
  • Clonidin, guanfacin, moxonidin, Methyldopa, rilmenidin (thuốc chống tăng huyết áp tác động trung ương): Tăng nguy cơ giảm chức năng tim; ngưng đột ngột (đặc biệt khi dừng Clonidin trước thuốc chẹn beta) có thể gây tăng huyết áp dội ngược.

Các kết hợp nên thận trọng:

  • Amiodaron (thuốc chống loạn nhịp nhóm III): Ảnh hưởng đến thời gian dẫn truyền thất trái.
  • Thuốc mê halogen (nhóm thuốc gây mê đường hô hấp như sevofluran, isofluran): Giảm phản xạ tim mạch, tăng nguy cơ hạ huyết áp; nên ngưng thuốc chẹn beta trước phẫu thuật nếu có thể.
  • Insulin, thuốc hạ đường huyết đường uống (nhóm sulfonylurea, meglitinid, Metformin, v.v.): Che giấu triệu chứng hạ đường huyết như nhịp tim nhanh.
  • Baclofen, amifostin (thuốc giãn cơ và thuốc bảo vệ tế bào): Làm tăng tác dụng hạ huyết áp, cần điều chỉnh liều thuốc hạ áp.

Các kết hợp cần cân nhắc:

  • Digitalis glycosid (nhóm thuốc trợ tim như Digoxin): Có thể tăng thời gian dẫn truyền nhĩ – thất; thử nghiệm lâm sàng không ghi nhận tương tác có ý nghĩa.
  • Amlodipin, felodipin, lacidipin, nifedipin, nicardipin, nimodipin, nisoldipin (thuốc chẹn kênh calci nhóm dihydropyridin): Nguy cơ hạ huyết áp và suy chức năng thất trái tăng.
  • Tricyclics, barbiturates, phenothiazines (thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc an thần, thuốc loạn thần cổ điển): Tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc chẹn beta.
  • NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid): Không ảnh hưởng đến tác dụng hạ áp của nebivolol.
  • Thuốc cường giao cảm (như epinephrin, norepinephrin, các chất giống giao cảm): Giảm hiệu lực của thuốc chẹn beta; có thể gây tăng huyết áp, nhịp tim chậm hoặc block tim.

Tương tác dược động học:

  • Paroxetin, fluoxetin, Thioridazin, quinidin (chất ức chế CYP2D6): Làm tăng nồng độ nebivolol trong huyết tương, dẫn đến nguy cơ chậm nhịp tim và tăng tác dụng phụ.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Khi đang dùng thuốc Nativilet 2.5 thì không lái xe hay vận hành máy móc vì thuốc gây choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi.

Thông báo cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc Nativilet 2.5.

Nếu cần ngưng thuốc trước phẫu thuật, phải ngừng ít nhất 24 giờ. Cân nhắc tiêm atropin trước để phòng nhịp chậm do thuốc mê.

Không dùng cho suy tim sung huyết chưa ổn định. Thận trọng khi nhịp tim < 50–55 bpm hoặc có triệu chứng chậm nhịp. Ngưng thuốc ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cần theo dõi chặt.

Có thể làm nặng thêm khó thở ở bệnh nhân COPD.

Thận trọng nếu có tiền sử bệnh vảy nến hoặc dị ứng nặng.

Chứa lactose – không dùng cho bệnh nhân bất dung nạp galactose, thiếu Lapp-lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.

Thận trọng ở bệnh nhân mắc rối loạn tuần hoàn ngoại biên (như hội chứng Raynaud), block tim độ I hoặc đau thắt ngực kiểu Prinzmetal.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Thuốc Nativilet 2.5 chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết, không dùng cho bà mẹ cho con bú.

7.3 Xử trí khi quá liều

Triệu chứng: nhịp tim chậm, hạ huyết áp, co thắt phế quản và suy tim cấp tính. 

Khi sử dụng quá liều thuốc Nativilet 2.5 hãy đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.

7.4 Bảo quản 

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Tránh ánh sáng trực tiếp.

Nhiệt độ dưới 30 độ C.

8 Sản phẩm thay thế 

Nếu thuốc Nativilet 2.5 hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các thuốc thay thế sau đây:

  • Thuốc Nevol 2.5 có hoạt chất với hàm lượng tương tự, do Medley Pharma - Ấn Độ sản xuất.
  • Thuốc Nebicard-2.5 có hoạt chất với hàm lượng tương tự, do Torrent Pharmaceuticals Ltd. - Ấn Độ sản xuất.

9 Cơ chế tác dụng 

9.1 Dược lực học

Nhóm dược lý: Nhóm thuốc ức chế beta chọn lọc

Mã ATC: C07A B12

Nebivolol là một thuốc chẹn β chọn lọc, tác động chủ yếu lên thụ thể β-1 adrenergic, từ đó ức chế các đáp ứng giao cảm trên tim, có khả năng làm giãn mạch thông qua cơ chế tăng sinh nitric oxide (NO). Thuốc thúc đẩy hoạt động của enzyme NO synthase nội mô bằng cách hoạt hóa thụ thể β-3 adrenergic, dẫn đến giảm sức cản ngoại biên toàn thân. 

Về mặt cấu trúc hóa học, nebivolol là một hỗn hợp racemic gồm hai đồng phân đối quang: L-nebivolol và D-nebivolol. Đây là một thuốc chẹn β thế hệ thứ ba, có ái lực cao nhất với thụ thể β trong nhóm thuốc này, điều này góp phần vào khả năng dung nạp tốt, ngay cả ở bệnh nhân có bệnh lý hô hấp.[2]

9.2 Dược động học

9.2.1 Hấp thu

Cả hai đồng phân quang học của nebivolol đều được hấp thu nhanh chóng sau khi uống.

Việc hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn.

Độ Sinh khả dụng trung bình sau khi uống là khoảng 12% ở người chuyển hoá nhanh và gần như hoàn toàn ở người chuyển hoá chậm.

9.2.2 Phân bố

Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương là 98,1% đối với đồng phân SRRR và 97,9% đối với đồng phân RSSS.

9.2.3 Chuyển hóa

Nebivolol được chuyển hoá mạnh mẽ, chủ yếu thành các chất chuyển hoá hydroxy có hoạt tính.

Sự hydroxyl hoá vòng thơm phụ thuộc vào enzyme CYP2D6 và bị ảnh hưởng bởi kiểu hình di truyền oxy hoá.

9.2.4 Thải trừ

Một tuần sau khi dùng thuốc, khoảng 38% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu và 48% qua phân.

Dưới 0,5% liều được thải trừ qua nước tiểu ở dạng không chuyển hoá.

Thời gian bán thải trung bình của nebivolol là khoảng 10 giờ ở người chuyển hoá nhanh và kéo dài gấp 3 – 5 lần ở người chuyển hoá chậm.

Với các chất chuyển hoá hydroxy, thời gian bán thải trung bình là 24 giờ ở người chuyển hoá nhanh và kéo dài gấp đôi ở người chuyển hoá chậm.

10 Thuốc Nativilet 2.5 giá bao nhiêu?

Thuốc Nativilet 2.5 chính hãng hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc Nativilet 2.5 mua ở đâu?

Bạn có thể mang đơn thuốc của bác sĩ kê đơn thuốc Nativilet 2.5 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Thuốc Nativilet 2.5 được nghiên cứu và sản xuất bởi doanh nghiệp trong nước nên dễ tiếp cận và có giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của người Việt.
  • Viên nén dễ uống, tiện dụng, thích hợp dùng lâu dài.
  • Nebivolol là thuốc chẹn β1 chọn lọc có cơ chế giãn mạch độc đáo qua trung gian nitric oxide, được chấp thuận điều trị tăng huyết áp tại Hoa Kỳ và cả tăng huyết áp lẫn suy tim tại châu Âu, với hiệu quả tương đương các liệu pháp chuẩn và dung nạp tốt ở nhiều đối tượng bệnh.[3]

13 Nhược điểm

  • Thuốc Nativilet 2.5 không phù hợp sử dụng cho bệnh nhân suy gan do chuyển hóa chủ yếu qua gan.

Tổng 11 hình ảnh

thuoc nativilet 2 5 1 S7457
thuoc nativilet 2 5 1 S7457
thuoc nativilet 2 5 2 E1106
thuoc nativilet 2 5 2 E1106
thuoc nativilet 2 5 3 B0017
thuoc nativilet 2 5 3 B0017
thuoc nativilet 2 5 4 Q6371
thuoc nativilet 2 5 4 Q6371
thuoc nativilet 2 5 5 B0020
thuoc nativilet 2 5 5 B0020
thuoc nativilet 2 5 6 U8831
thuoc nativilet 2 5 6 U8831
thuoc nativilet 2 5 7 G2570
thuoc nativilet 2 5 7 G2570
thuoc nativilet 2 5 8 V8843
thuoc nativilet 2 5 8 V8843
thuoc nativilet 2 5 9 H2482
thuoc nativilet 2 5 9 H2482
thuoc nativilet 2 5 10 A0745
thuoc nativilet 2 5 10 A0745
thuoc nativilet 2 5 11 L4042
thuoc nativilet 2 5 11 L4042

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng do Cục quản lý Dược phê duyệt, tại đây.
  2. ^ Shivani Priyadarshni, Bryan H. Curry, (Ngày cập nhật: Ngày 6 tháng 5 năm 2024), Nebivolol, NIH. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2025
  3. ^ Fongemie J, Felix-Getzik E, (Ngày đăng: Tháng 8 năm 2015), A Review of Nebivolol Pharmacology and Clinical Evidence, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2025
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc này cho bà bầu đc k

    Bởi: Bảo vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn, trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chỉ dùng khi thực sự cần thiết vì đây là đối tượng nhạy cảm ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Bích vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét

    SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    0927.42.6789