MyPara 650
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | SPM, Công ty Cổ phần S.P.M |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần S.P.M |
Số đăng ký | VD-29999-18 |
Dạng bào chế | Viên nén dài bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa8145 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1707 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc MyPara 650 được chỉ định điều trị các chứng đau xương và cơ cường độ thấp (trừ đau nội tạng), trường hợp sốt từ nhẹ đến vừa. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc thông tin cụ thể về thuốc MyPara 650.
1 Thành phần
MyPara 650 là thuốc gì? Mỗi viên thuốc MyPara 650 chứa:
- Paracetamol......650mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén dài bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc MyPara 650
2.1 Tác dụng của thuốc MyPara 650
2.1.1 Dược lực học
Acetaminophen, còn được gọi là N- a cetyl p ara- a mino p henol (APAP) hoặc paracetamol, là một trong những thuốc giảm đau và hạ sốt không kê đơn được sử dụng rộng rãi nhất. [1] Mặc dù cơ chế hoạt động chính xác của nó vẫn chưa rõ ràng, nhưng về mặt lịch sử, nó được phân loại cùng với NSAID vì nó ức chế con đường cyclooxygenase (COX). Giống như NSAID, acetaminophen có đặc tính giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng acetaminophen thiếu các đặc tính chống viêm ngoại biên. Acetaminophen có thể ức chế con đường COX trong hệ thống thần kinh trung ương nhưng không ức chế các mô ngoại vi.
Paracetamol làm giảm hoạt động của con đường COX được cho là có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin trong hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tác dụng giảm đau và hạ sốt. Các đặc tính giảm đau có thể là do tác dụng kích thích trên các con đường serotonergic giảm dần trong hệ thống thần kinh trung ương (CNS)[1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn sau khi uống. Nồng độ đỉnh đạt được sau 30phút - 2giờ.
Phân bố: Thuốc phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa ở gan và được đào thải qua nước tiểu dưới các dạng liên hợp với glucoronide, sulphate và Glutathione (10%).
Thải trừ: Không đến 5% thuốc được thải trừ dưới dạng còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ thay đổi trong khoảng 1 - 4giờ. Tỷ lệ paracetamol liên kết với protein huyết tương không đáng kể ở liều khuyến cáo.
2.2 Chỉ định của thuốc MyPara 650
Thuốc MyPara 650 được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
- Sốt do mọi nguyên nhân mức độ nhẹ đến vừa (kể cả trường hợp sốt có chống chỉ định với Aspirin)
- Đau do nhiều nguyên nhân như đau đầu, đau bụng do đến tháng, đau răng, đau xương - cơ có cường độ thấp.
==>> Mời bạn đọc tham khảo sản phẩm có cùng thành phần: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Tahero 650: Thuốc giảm đau hạ sốt hiệu quả
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc MyPara 650
3.1 Liều dùng thuốc MyPara 650
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 1 viên/lần, không uống quá 6 viên/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khoảng cách giữa 2 lần uống ít nhất là 5 giờ.
Cần có hướng dẫn của bác sĩ trong các trường hợp:
Xuất hiện triệu chứng mới.
- Sốt cao (39,5 độ C) kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
- Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
3.2 Cách dùng thuốc MyPara 650 hiệu quả
Uống viên thuốc với nước, mỗi liều cách nhau tối thiểu 4-6 giờ.
Cần hỏi ý kiến bác sỹ chứ không nên tăng liều nếu không hạ sốt và đỡ đau.
==>> Xem thêm sản phẩm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Hapacol Child 650mg giảm đau, hạ sốt
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc MyPara 650 cho các trường hợp:
- Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Thiếu hụt enzym Glucose - 6 - phosphat dehydro-genase (G6PD).
5 Tác dụng phụ
Tần suất | Biểu hiện |
Ít gặp | Da: Ban Tiêu hóa: Kích ứng dạ dày, buồn nôn, nôn. Huyết học: Loạn tạo máu, thiếu máu. Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày. |
Hiếm gặp | Hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng lyell, hoại tử biểu bì nhiễm độc, phát ban mụn mủ toàn thân cấp, phản ứng quá mẫn. |
6 Tương tác
Warfarin và các coumarin khác | Tác dụng chống đông máu có thể tăng lên |
AZT (zidovudine) | Làm tăng nguy cơ giảm bạch cầu trung tính |
Metoclopramide | Làm tăng tốc độ hấp thu và rút ngắn thời gian khởi phát tác dụng của paracetamol |
Metoclopramide hoặc domperidone | Tăng hấp thu paracetamol |
Cholestyramine | Giảm hấp thu paracetamol |
Probenecid | Làm giảm Độ thanh thải của paracetamol khoảng 50% |
Rượu | Tăng nguy cơ nhiễm độc paracetamol |
Rifampicin, một số loại thuốc chống động kinh | Làm giảm nồng độ trong huyết tương và làm giảm hiệu quả của paracetamol |
Cloramphenicol | Paracetamol có thể làm thay đổi nồng độ cloramphenicol trong huyết tương |
Salicylamide | Kéo dài nửa đời thải trừ của paracetamol |
Isoniazid | Ức chế chuyển hóa ở gan của paracetamol, làm giảm độ thanh thải của paracetamol, có thể làm tăng tác dụng và/hoặc độc tính của thuốc |
Lamotrigine | Paracetamol có thể làm giảm Sinh khả dụng của lamotrigine |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Cần thận trọng khi sử dụng paracetamol cho người lớn và thanh thiếu niên cân nặng dưới 50 kg.
Không được sử dụng đồng thời MyPara 650 với các thuốc chứa paracetamol khác
Thận trọng khi dùng paracetamol trong trường hợp mất nước, suy dinh dưỡng mạn tính.
Cần thận trọng khi dùng paracetamol để điều trị cho các đối tượng suy thận nặng, suy gan nặng hoặc thiếu máu tán huyết nặng. Nguy cơ quá liều lớn hơn ở những người mắc bệnh gan do rượu không có xơ gan. Ở những bệnh nhân lạm dụng rượu, phải giảm liều. Liều trong 24 giờ không được vượt quá 2g trong những trường hợp như trên.
Cần thận trọng khi sử dụng paracetamol kết hợp với các chất gây cảm ứng CYP3A4 hoặc sử dụng các chất gây cảm ứng men gan, chẳng hạn như Rifampicin, Cimetidine hoặc thuốc chống động kinh (ví dụ: glutetimmide, fenobarbital hoặc Carbamazepine).
Hội chứng Gilbert (bệnh Meulengracht): Paracetamol được chuyển hóa bởi các enzym bị thiếu ở một số người mắc hội chứng Gilbert.
Do đó, một nhóm nhỏ những người mắc hội chứng Gilbert có thể tăng nguy cơ nhiễm độc paracetamol.
Sau khi sử dụng thuốc giảm đau không đúng liều lượng cao trong thời gian dài, có thể xảy ra đau đầu mà không thể điều trị được bằng liều cao hơn của sản phẩm thuốc.
Lạm dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là các thuốc giảm đau phối hợp, có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn với nguy cơ suy thận (bệnh thận do thuốc giảm đau).
Dùng nhiều liều hàng ngày trong một lần dùng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho gan; trong những trường hợp như vậy, bất tỉnh không xảy ra. Sử dụng kéo dài mà không có giám sát y tế có thể gây hại.
Ở trẻ em được điều trị với liều paracetamol 60 mg/kg mỗi ngày, không nên phối hợp với thuốc hạ sốt khác trừ trường hợp không hiệu quả.
Tránh uống thêm thuốc giảm đau và không bắt đầu lại mà không có sự giám sát y tế.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
7.3 Ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng đáng kể lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đau bụng, chóng mặt, mất cân bằng, thậm chí co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên, thậm chí hoại tử gan.
Xử trí: Rửa dạ dày trong vòng 4 giờ sau khi dùng lượng thuốc lớn. Nên sử dụng N-acetylcystein để điều trị cho bệnh nhân trong vòng 8 giờ sau khi uống quá liều paracetamol. Nếu bệnh nhân không nôn mửa, có thể sử dụng Methionine đường uống cho bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân ở vùng xa.
7.5 Bảo quản
Bảo quản thuốc MyPara 650 ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Nhiệt độ dưới 30⁰C.
Tránh xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-29999-18.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần S.P.M.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
9 Thuốc MyPara 650 giá bao nhiêu?
Thuốc MyPara 650 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc MyPara 650 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc MyPara 650 mua ở đâu?
Thuốc MyPara 650 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc MyPara 650 trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- MyPara 650 được bào chế dạng viên nén bao phim thuận tiện khi sử dụng, bảo quản và mang theo.
- Paracetamol là thuốc giảm đau đầu tay được khuyến nghị cho bệnh nhân tim mạch[2].
- Acetaminophen hay còn gọi là paracetamol được sử dụng phổ biến với tác dụng giảm đau, hạ sốt. Tác dụng điều trị của nó tương tự như salicylat, nhưng nó không có tác dụng chống viêm, kháng tiểu cầu và loét dạ dày. Khả năng dung nạp tuyệt vời ở liều điều trị của paracetamol (acetaminophen) là yếu tố chính giúp thuốc được sử dụng rộng rãi[3].
- Thuốc MyPara 650 được sản xuất bởi công ty Công ty cổ phần S.P.M - là đơn vị sản xuất của Việt Nam đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc - WHO - GMP[4].
12 Nhược điểm
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Valerie Gerriets; Jackie Anderson; Thomas M. Nappe, (Cập nhật ngày 18 tháng 9 năm 2022), Acetaminophen, NCBI. Truy cập ngày 20 tháng 03 năm 2023
- ^ Tác giả Elliott M Antman, (Đăng ngày 27 tháng 03 năm 2007, Use of nonsteroidal antiinflammatory drugs: an update for clinicians: a scientific statement from the American Heart Association, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 03 năm 2023
- ^ Chuyên gia tại Pubchem, Acetaminophen, Pubchem. Truy cập ngày 20 tháng 03 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất ban hành, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả Marta Jóźwiak-Bebenista, Jerzy Z Nowak, (Ngày đăng tháng 2 năm 2014), Paracetamol: mechanism of action, applications and safety concern, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 03 năm 2023
- ^ Tác giả W Zhang, ngày đăng: 08/2004, Does paracetamol (acetaminophen) reduce the pain of osteoarthritis? A meta-analysis of randomised controlled trials, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 03 năm 2023