Moxflo 400mg/100ml
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | APC Pharmaceuticals & Chemicals, Marck Biosciences Ltd. |
Công ty đăng ký | APC Pharm aceuticals & Chemical Ltd. |
Số đăng ký | VN-16572-13 |
Dạng bào chế | Dung dịch truyền tĩnh mạch |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 chai 100 ml |
Hoạt chất | Moxifloxacin |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | thuy750 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi chai Thuốc Moxflo 400mg/100ml, chứa:
- Moxifloxacin (dưới dạng Moxifloxacin hydrochloride) 400mg
Dạng bào chế: Dung dịch truyền tĩnh mạch
2 Tác dụng - Chỉ định của Thuốc Moxflo 400mg/100ml
Moxifloxacin 400mg/100ml là kháng sinh thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp (như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi), nhiễm trùng da và mô mềm, và nhiễm khuẩn ổ bụng. Thuốc đặc biệt hiệu quả với các vi khuẩn gây bệnh phổ biến như Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus và Escherichia coli.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Bluemoxi 400mg tác dụng mạnh mẽ đến các vi khuẩn gram âm hoặc gram dương
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Moxflo 400mg/100ml
3.1 Liều dùng
Thuốc Moxifloxacin 400mg/250ml được sử dụng với liều 400mg mỗi ngày cho các dạng nhiễm khuẩn sau:
- Viêm xoang cấp tính: 10 ngày
- Đợt kịch phát của viêm phế quản mãn tính: 5 ngày.
- Viêm phổi cấp mắc phải ở cộng đồng: 7-14 ngày.
- Nhiễm khuẩn da chưa biến chứng: 7 ngày
- Nhiễm khuẩn da biến chứng: 7-21 ngày.
- Nhiễm khuẩn ổ bụng biến chứng: 5-14 ngày.
Việc điều trị tuần tự từ dạng tiêm truyền tĩnh mạch sang dạng uống có thể được bác sĩ chỉ định.
3.2 Cách dùng
Thuốc được sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch.
4 Chống chỉ định
Moxflo chống chỉ định ở những người có tiền sử quá mẫn với moxifloxacin hoặc các thuốc thuộc nhóm quinolon.
Không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.
Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Praxinstad 400 điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da
5 Tác dụng phụ
Hệ tiêu hóa: Có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu và viêm loét miệng.
Hệ thần kinh: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, lo âu, trầm cảm và thậm chí là co giật.
Da: Phát ban, ngứa, mề đay...
Tim mạch: Tim nhanh, cao huyết áp, hồi hộp...
Khác: Đau khớp, đau cơ, rối loạn thị giác, nhiễm nấm...
6 Tương tác
Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng Moxifloxacin cách xa các thuốc bổ sung như Sắt, Kẽm, Magie ít nhất 4 - 8 giờ [1].
Việc kết hợp Moxifloxacin với thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, người bệnh cần theo dõi chặt chẽ chỉ số đông máu.
Khi dùng Moxifloxacin cùng với thuốc giảm đau chống viêm có thể làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật, đặc biệt nếu người bệnh có tiền sử động kinh.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Bệnh nhân không được tự tiêm thuốc Moxflo 400mg/100ml mà không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Cần cân nhắc khi sử dụng cho bệnh nhân bị phù nề không giảm, hoặc những người có khoảng QT kéo dài, đang dùng thuốc như Erythromycin, cisapride, sotalol, Amiodarone, procainamide, quinidine, thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc ổn định nhịp tim, do chưa có nghiên cứu cụ thể.
Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân đang dùng quinolon, có thể gây chóng mặt, trầm cảm, ảo giác, hoặc bệnh nhân có vấn đề thần kinh như động kinh, xơ cứng động mạch não.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu thấy thuốc bị vẩn đục hoặc đổi màu.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Aupiflox 400mg/250ml kháng sinh diệt khuẩn Gram dương và Gram âm
7.2 Lưu ý sử dụng trên người lái xe và vận hành máy móc
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Moxflo 400mg/100ml trên người lái xe và vận hành máy móc
7.3 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không sử dụng thuốc Moxflo 400mg/100ml trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.4 Xử trí khi quá liều
Trong trường hợp dùng quá liều, hãy đến ngay cơ sở y tế cấp cứu gần nhất để được xử trí kịp thời.
7.5 Bảo quản
Để thuốc ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Để xa tầm tay của trẻ
8 Sản phẩm thay thế
Nếu sản phẩm Moxflo 400mg/100ml hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các sản phẩm thay thế sau:
Sản phẩm Moxifloxacin 400mg/250ml của công ty Demo S.A. sản xuất, với thành phần Moxifloxacin, có tác dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và mạn tính, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác như nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn ổ bụng.
Sản phẩm Moveloxin 400mg/250ml của công ty CJ Cheiljedang Corporation sản xuất, với thành phần là Moxifloxacin, có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm khuẩn da.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Moxifloxacin là một loại kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone, hoạt động thông qua cơ chế ức chế hai enzyme quan trọng của vi khuẩn là topoisomerase II (DNA gyrase) và topoisomerase IV. Cả hai enzyme này cùng nhau đảm bảo cho DNA vi khuẩn luôn ổn định và hoạt động hiệu quả. DNA gyrase giúp vi khuẩn xoắn và siết chặt DNA trong quá trình sao chép, trong khi topoisomerase IV giúp tách các chuỗi DNA sau khi sao chép. Moxifloxacin gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong quá trình sao chép, phiên mã và sửa chữa thông tin di truyền của vi khuẩn. Kết quả là DNA không thể tự sao chép và tái tạo, gây ra tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc của vi khuẩn. Những tổn thương này dẫn đến sự phá hủy tế bào vi khuẩn và cuối cùng khiến tế bào chết. Moxifloxacin có phổ tác dụng rộng, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn khác nhau, từ vi khuẩn Gram dương đến Gram âm, bao gồm cả vi khuẩn kỵ khí và các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Nhờ vào khả năng ức chế mạnh mẽ các enzyme này, Moxifloxacin giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra, bao gồm các bệnh về đường hô hấp, da, và ổ bụng.
9.2 Dược động học
9.2.1 Sự hấp thu
Moxifloxacin được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua Đường tiêu hóa, đạt Sinh khả dụng cao (90%) và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hoặc sữa.
9.2.2 Phân bố
Sau liều 400mg, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt 3,2mg/l sau 0,5-4 giờ, với nồng độ đáy trung bình 0,6mg/l. Thuốc phân bố rộng và gắn kết với protein huyết tương khoảng 50%.
9.2.3 Chuyển hóa
Moxifloxacin chuyển hóa chủ yếu thành sulfat (38%) và glucuronide (14%), không qua hệ thống cytochrome P450.
9.2.4 Thải trừ
Moxifloxacin có thời gian bán hủy khoảng 12 giờ và được đào thải chủ yếu qua phân (25%) và nước tiểu (20%), với khoảng 45% liều dùng được bài tiết dưới dạng không đổi.
10 Thuốc Moxflo 400mg/100ml giá bao nhiêu?
Thuốc Moxflo 400mg/100ml hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Moxflo 400mg/100ml mua ở đâu?
Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Moxflo 400mg/100ml để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Moxflo 400mg/100ml là dung dịch tiêm truyền, được hấp thu nhanh chóng vào cơ thể, mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng.
- Thuốc Moxflo 400mg/100ml được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, tuân thủ tiêu chuẩn GMP-WHO, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy.
- Thuốc Moxflo 400mg/100ml với thành phần chính là moxifloxacin, khánh sinh nhóm fluoroquinolon có phổ tác dụng rộng có thể điều trị trên cả vi khuẩn gram âm và gram dương
13 Nhược điểm
- Việc sử dụng thuốc Moxflo 400mg/100ml yêu cầu phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có trình độ chuyên môn, bệnh nhân không nên tự ý tiêm thuốc tại nhà.
- Moxflo 400mg/100ml có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ, vì vậy bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ sau khi tiêm.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Cerner Multum (Đăng ngày 23 tháng 01 năm 2024). Moxifloxacin (oral/injection), Drugs.com. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2024.