1 / 27
moprazol 1 S7587

Moprazol

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 2 Còn hàng
Thương hiệuImexpharm, Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược phẩm Imexpharm
Số đăng kýVD-31119-18
Dạng bào chếViên nang
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ xé x 10 viên
Hạn sử dụng24 tháng kể từ ngày sản xuất
Hoạt chấtOmeprazole
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmah212
Chuyên mục Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Thảo Hiền Biên soạn: Dược sĩ Thảo Hiền
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1949 lần

Moprazol có thành phần chính là Omeprazol, thuốc được dùng để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn chi tiết về thuốc Moprazol.

1 Thành phần 

Trong 1 viên Moprazol có chứa thành phần chính là:

  • Omeprazol hàm lượng 20mg.
  • Tá dược vừa đủ cho 1 viên nang. 

Dạng bào chế: Viên nang.

2 Tác dụng và chỉ định của thuốc Moprazol 

2.1 Tác dụng của thuốc Moprazol 

2.1.1 Dược lực học

Moprazol thuộc nhóm nào? Moprazol có thành phần là Omeprazol thuộc nhóm thuốc PPI, có tác dụng ức chế tình trạng tăng tiết Acid dịch vị. Cơ chế tác dụng của hoạt chất là tác động vào hệ thống H+/K+ ATPase có trong các tế bào viên của dạ dày, nhờ đó mà có thể tạo ra tác dụng chống tiết kéo dài lên đến 36 giờ đồng hồ. Tác dụng chống tiết Acid của Omeprazol phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng, ức chế cả sự tăng tiết cơ bản lẫn kích thích.

Hoạt chất có tác dụng nhanh, kéo dài và có thể hồi phục lại được. Thuốc không thể hiện tác dụng lên các receptor acetylcholin hay receptor histamin, và đạt được hiệu quả điều trị tối đa sau khoảng 4 ngày uống.[1]

2.1.2 Dược động học

Sự hấp thu của Omeprazol được diễn ra nhanh chóng ở trong ruột non, và hấp thu hoàn toàn sau khoảng từ 3 đến 6 giờ sử dụng. Sinh khả dụng đường uống của thuốc là khoảng 60%, sự có mặt của thức ăn không gây ra ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc ở ruột non. 

Sự hấp thụ cũng như tác dụng của thuốc phụ thuộc rất nhiều vào liều lượng dùng. 

Có khoảng 95% Omeprazol được gắn với Protein huyết tương, thuốc được phân bố rộng vào các mô, đặc biệt là các tế bào thành dạ dày. Thuốc có thời gian bán thải ngắn chỉ khoảng 40 phút, nhưng lại thể hiện tác dụng chống tiết kéo dài. Omeprazol được chuyển hóa chủ yếu tại gan nhờ hệ thống enzym cytochrom P450 (CYP) và có khoảng 80% liều uống được bài tiết qua nước tiểu.[2]

2.2 Chỉ định của thuốc Moprazol 

Thuốc Moprazol imexpharm được chỉ định điều trị cho:

  • Bệnh nhân mắc hội chứng GERD (trào ngược dạ dày - thực quản).
  • Sử dụng trong phác đồ điều trị cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Người bị chẩn đoán là mắc hội chứng Zollinger - Ellison.

==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Omeprazol 20mg Mediplantex chữa viêm loét dạ dày

3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Moprazol 

3.1 Liều dùng của thuốc Moprazol 

Bệnh nhân mắc hội chứng GERD: Dùng từ 1 - 2 viên/lần x 1 lần/ngày, dùng liên tục trong 4 đến 8 tuần. Sau đó giảm xuống 1 viên/ngày. 

Sử dụng trong phác đồ điều trị cho người bị viêm loét tá tràng: Dùng 1 viên/lần x 1 lần/ngày, dùng liên tục trong 4 tuần.

Điều trị cho người bị viêm loét dạ dày:  Dùng 1 viên/lần x 1 lần/ngày, dùng liên tục trong 8 tuần.

Người bị chẩn đoán là mắc hội chứng Zollinger - Ellison: Bắt đầu với liều 3 viên/lần x 1 lần/ngày, sau đó tùy thuộc vào đáp ứng của từng bệnh nhân. Nếu dùng trên 4 viên/ngày thì có thể chia ra làm 2 lần uống. 

3.2 Cách dùng

Moprazol uống được sau ăn không? Moprazol được bào chế ở dạng viên nang, và được dùng bằng đường uống. Do cơ chế tác động của Omeprazol nên Moprazol cần được uống trước bữa ăn 30 phút để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu. 

4 Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng Moprazol IMP cho người có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc. 

Chống chỉ định dùng thuốc cho người đang mang thai 3 tháng đầu. 

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Somexwell-20 - điều trị loét dạ dày

5 Tác dụng không mong muốn thuốc Moprazol 

Tần suât Tác dụng không mong muốn
Thường gặp

Thần kinh: nhức đầu, choáng váng hoặc buồn ngủ 

Tiêu hóa: nôn, buồn nôn, táo bón hoặc chướng bụng

Ít gặp

Thần kinh: mất ngủ, cảm giác bị rối loạn, chóng mặt

Toàn thân: mệt mỏi

Da: tình trạng mẩn ngứa hoặc mề đay

Chức năng gan: transaminase bị tăng tạm thời

Hiếm gặp

Toàn thân: đổ mồ môi, phù mạch, sốt, các phản ứng phản vệ

Huyết học: giảm số lượng hồng cầu, giảm số lượng tiểu cầu hoặc giảm toàn bộ các tế bào máu

Thần kinh: tình trạng lú lẫn có hồi phục, trầm cảm, trạng thái kích động, ảo giác

Rối loạn khác: vú to ở nam giới, viêm dạ dày hoặc rối loạn thị giác, nhiễm nấm Candida, co thắt phế quản

Chức năng gan: viêm gan, hoặc các rối loạn chức năng gan khác

 

6 Tương tác thuốc

Thuốc Tương tác 
CiclosporinPhối hợp với Moprazol có thể làm tăng nồng độ Ciclosporin trong máu
Kháng sinh trong phác đồ điều trị xoắn khuẩn HP dạ dàyPhối hợp làm tăng tác dụng trên H.pylori
DiazepamLàm tăng nồng độ của Diazepam trong máu, từ đó làm tăng tác dụng của thuốc và làm tăng thời gian thải trừ
PhenytoinDùng đồng thời làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu
WarfarinDùng đồng thời có thể làm tăng tác dụng của Warfarin tuy nhiên ít thay đổi thời gian chảy máu
DicoumarolPhối hợp làm tăng tác dụng chống đông máu của Dicoumarol
Thuốc huyết áp NifedipinGiảm chuyển hóa của Nifedipin, từ đó làm tăng tác dụng của thuốc này

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Trước khi tiến hành điều trị bằng Moprazol cần phải loại trừ khả năng bệnh nhân bị khối u ác tính. Do thuốc có thể làm mất hoặc che lấp các triệu chứng của bệnh, từ đó gây ra các khó khăn trong quá trình chẩn đoán. 

7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú

Phụ nữ có thai: Omeprazole có khả năng gây độc cho thai nhi, không khuyến cáo sử dụng cho thai phụ đặc biệt là trong 3 tháng đầu. 

Bà mẹ cho con bú: Chưa có nghiên cứu cụ thể về tác động của thuốc lên trên bà mẹ cho con bú. 

7.3 Ảnh hưởng lên người lái xe và vận hành máy móc

Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc lên trên người lái xe và vận hành máy móc.

7.4 Quá liều và xử trí 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1 lần dùng đến 160mg Omeprazol vẫn được dung nạp tốt. Khi nghi ngờ quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế gần nhất, tiến hành cấp cứu và điều trị theo triệu chứng của bệnh nhân. 

7.5 Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh để thuốc ở những nơi có ánh sáng mạnh từ mặt trời. 

8 Sản phẩm thay thế thuốc Moprazol 

Trong trường hợp thuốc Moprazol hết hàng, thì bạn có thể cân nhắc chuyển sang các thuốc sau:

  • Thuốc Solezol do Công ty cổ phần TADA Pharma nghiên cứu và sản xuất. Thuốc được bào chế ở dạng bột tiêm truyền tĩnh mạch, do đó có tác dụng nhanh và kéo dài. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ. 
  • Thuốc Nemeum 20mg do Công ty TNHH US Pharma USA nghiên cứu và sản xuất. Thuốc có thành phần chính là Esomeprazole 20mg, do có độ phổ biến cao nên rất thích hợp để thay thế cho Moprazol. 

9 Nhà sản xuất

Số đăng ký: VD-31119-18.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm - Việt Nam. 

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.

10 Thuốc Moprazol giá bao nhiêu?

Thuốc Moprazol hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá cả có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

11 Thuốc Moprazol mua ở đâu?

Thuốc Moprazol mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Moprazol để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.  

12 Ưu điểm

  • Thuốc phù hợp cho những bệnh nhân bị rối trào ngược dạ dày thực quản gây ra do nhiều nguyên nhân, người bị Zollinger - Ellison.
  • Dùng được cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Thuốc được bào chế ở dạng viên nang, kích thước nhỏ do đó rất thuận tiện cho việc nuốt viên.
  • Có thể phối hợp được với các kháng sinh khác trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày. 

13 Nhược điểm

  • Moprazol có thể gây ảnh hưởng đến huyết học, gây chóng mặt, mệt mỏi và một số tác dụng không mong muốn khác.

Tổng 27 hình ảnh

moprazol 1 S7587
moprazol 1 S7587
moprazol 2 G2435
moprazol 2 G2435
moprazol 5 F2030
moprazol 5 F2030
moprazol 3 P6633
moprazol 3 P6633
moprazol 7 V8873
moprazol 7 V8873
moprazol 8 T7818
moprazol 8 T7818
moprazol 9 P6336
moprazol 9 P6336
moprazol 4 I3512
moprazol 4 I3512
moprazol 6 C1456
moprazol 6 C1456
moprazol 10 M5853
moprazol 10 M5853
moprazol 11 N5446
moprazol 11 N5446
moprazol 12 T8171
moprazol 12 T8171
moprazol 13 I3884
moprazol 13 I3884
moprazol 14 N5125
moprazol 14 N5125
moprazol 15 O5506
moprazol 15 O5506
moprazol 16 F2452
moprazol 16 F2452
moprazol 17 F2067
moprazol 17 F2067
moprazol 18 N5013
moprazol 18 N5013
moprazol 19 M4420
moprazol 19 M4420
moprazol 20 G2760
moprazol 20 G2760
moprazol 21 C0528
moprazol 21 C0528
moprazol 22 F2102
moprazol 22 F2102
moprazol 23 H3166
moprazol 23 H3166
moprazol 24 M5235
moprazol 24 M5235
moprazol 25 P6200
moprazol 25 P6200
moprazol 26 B0826
moprazol 26 B0826
moprazol 27 G2804
moprazol 27 G2804

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia NCBI, Omeprazole, PubChem. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Moprazol, xem đầy đủ bản PDF tại đây.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Tôi bị viêm loét dạ dày thì uống như thế nào ạ?

    Bởi: Hương vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn. Theo khuyến cáo thì người bị viêm loét dạ dày dùng 1 viên/lần x 1 lần/ngày, liên tục trong 8 tuần bạn nhé.

      Quản trị viên: Dược sĩ Phương Thảo vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Sản phẩm này có ship vào Nghệ An không ạ?

    Bởi: Thủy vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Sản phẩm được ship trên toàn quốc ạ.

      Quản trị viên: Dược sĩ Phương Thảo vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Moprazol uống trước bữa ăn hay sau ăn vậy?

    Bởi: Vũ Thục Anh vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ thuốc nên uống trước bữa ăn 30 phút và uống vào buổi tối từ 8 đến 9 giờ ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Thảo Hiền vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Moprazol 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Moprazol
    TT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Moprazol dùng ổn, giá hợp lý

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633