Moloxcin 400 DHG
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược Hậu Giang - DHG, Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam. |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam. |
Số đăng ký | VD-20582-14. |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Moxifloxacin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6792 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1497 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Moloxcin 400 DHG được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Moloxcin 400 DHG.
1 Thành phần
Mỗi viên nén chứa các thành phần sau:
- Moxifloxacin HCl: 400 mg.
- Tá dược(Lactose monohydrate, microcrystalline cellulose M101, croscarmellose sodium, aerosil, magnesium stearat, HPMC 606, HPMC 615, PEG 6000, talc, titan dioxyd, màu oxyd Sắt đỏ) vừa đủ: 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Moloxcin 400 DHG
2.1 Tác dụng của thuốc Moloxcin 400 DHG
2.1.1 Dược lực học
Moxifloxacin là một quinolone/fluoroquinolone kháng sinh. Moxifloxacin có thể được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn sau: Vi sinh vật Gram dương hiếu khí: Corynebacterium, Micrococcus luteus, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus haemolyticus, Staphylococcus hominis, Staphylococcus Warneri, Streptococcus pneumoniae, và Streptococcus viridans group. Các vi sinh vật Gram âm hiếu khí: Acinetobacter lwoffii, Haemophilus influenzae và Haemophilus parainfluenzae. Các vi sinh vật khác: Và Chlamydia trachomatis. Moxifloxacin có tính diệt khuẩn và phương thức hoạt động của nó phụ thuộc vào việc ngăn chặn sự sao chép DNA của vi khuẩn bằng cách liên kết chính nó với một loại enzyme gọi là DNA gyrase, enzyme này cho phép không xoắn cần thiết để sao chép một chuỗi xoắn kép DNA thành hai. Đáng chú ý là loại thuốc này có ái lực với DNA gyrase của vi khuẩn cao gấp 100 lần so với động vật có vú. Moxifloxacin là một loại kháng sinh phổ rộng có hoạt tính chống lại cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.[1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Hấp thu tốt qua Đường tiêu hóa. Sinh khả dụng tuyệt đối đường uống xấp xỉ 90%. Thức ăn ít ảnh hưởng đến sự hấp thu.
Phân bố: Moxifloxacin liên kết khoảng 30-50% với protein huyết thanh, không phụ thuộc vào nồng độ thuốc. Thể tích phân bố của moxifloxacin dao động từ 1,7 đến 2,7 L/kg. Moxifloxacin được phân bố rộng khắp cơ thể, với nồng độ trong mô thường vượt quá nồng độ trong huyết tương. Moxifloxacin đã được phát hiện trong nước bọt, dịch tiết mũi và phế quản, niêm mạc xoang, dịch da, mô dưới da, cơ xương, mô bụng và dịch sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch 400 mg.
Đào thải: Khoảng 45% liều moxifloxacin uống hoặc tiêm tĩnh mạch được bài tiết dưới dạng thuốc không đổi (~20% trong nước tiểu và ~25% trong phân). Thời gian bán hủy 11,5 - 15,6 giờ (uống liều duy nhất)
2.2 Chỉ định thuốc Moloxcin 400 DHG
Thuốc Moloxcin 400 DHG là thuốc gì? Moloxcin 400 DHG là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như: Viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mạn tính, viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Moxetero 400mg điều trị viêm họng, viêm phế quản
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Moloxcin 400 DHG
3.1 Liều dùng thuốc Moloxcin 400 DHG
Liều thường dùng ở người lớn: 400 mg x 1 lần/ ngày.
Thời gian điều trị:
- Viêm xoang cấp, viêm phổi cộng đồng mức độ nhẹ và vừa: 10 ngày.
- Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da: 7 ngày.
- Viêm phế quản mạn tính: 5 ngày.
- Liều dùng với người bệnh suy thận và suy gan: Không cần thay đổi liều với người bệnh suy thận, suy gan nhẹ đến vừa và người cao tuổi. Moxifloxacin chưa được nghiên cứu ở người suy thận đang chạy thận nhân tạo hoặc người bị suy gan nặng.
3.2 Cách dùng thuốc Moloxcin 400 DHG hiệu quả
Sử dụng Moloxcin 400 DHG bằng đường uống. Bạn có thể uống moxifloxacin có hoặc không có thức ăn, vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định đối với bệnh nhân quá mẫn với moxifloxacin và các quinolon khác hay với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định sử dụng thuốc cho trẻ em dưới độ tuổi 18.
Bệnh nhân có tiền sử QT kéo dài và đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1A (quinidin, procainamid, ...), nhóm III (amiodaron, sotalol, ...).
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Bluemoxi 400mg: chỉ định, cách dùng, lưu ý
5 Tác dụng phụ
Ngoài các tác dụng chính của thuốc ra, thuốc còn có một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:
- Buồn nôn, đau bụng, khô miệng, khó tiêu, rối loạn vị giác thường ở mức độ nhẹ.
- Đau đầu, co giật, trầm cảm, lú lẫn, run rẩy, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, ngủ gà.
- Ngứa, ban đỏ.
- Tăng Amylase, lactate dehydrogenase.
- Đau khớp, đau cơ.
6 Tương tác
Các thuốc kháng acid, các chế phẩm có chứa sắt, multivitamin có chứa Kẽm, Sucralfat,... có thể làm giảm hấp thu moxifloxacin, nên uống xa ít nhất trước 4 giờ hoặc sau 8 giờ.
Khi dùng cùng warfarin, moxifloxacin làm tăng tác dụng chống đông máu.
Tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi dùng đồng thời với thuốc chống viêm không steroid.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy , đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng mới. Nếu bạn bị tiêu chảy ra nước hoặc có máu, hãy gọi cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy.
Thận trọng khi sử dụng moxifloxacin ở người bệnh có rối loạn nhịp tim như nhịp chậm và thiếu máu cơ tim cấp; người có bệnh lý thần kinh trung ương như xơ động mạch não nặng, động kinh.
Các fluoroquinolon, bao gồm cả moxifloxacin, có liên quan đến tăng nguy cơ viêm gân và thoát vị dây chằng ở tất cả các nhóm tuổi. Nguy cơ này càng tăng ở người lớn tuổi (thường là những người trên 60 tuổi), bệnh nhân đang dùng đồng thời với corticosteroids, và người ghép thận, tim, hoặc phổi.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không dùng Moloxcin 400 DHG cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi quá liều, không có thuốc đặc hiệu để điều trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Loại thuốc ra khỏi dạ dày và bù dịch. Theo dõi điện tâm đồ.
7.4 Bảo quản
Thuốc cần được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
Tránh xa tầm tay của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-20582-14.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Moloxcin 400 DHG giá bao nhiêu?
Hiện nay, Moloxcin 400 DHG đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Moloxcin 400 DHG mua ở đâu?
Thuốc Moloxcin 400 DHG mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Moloxcin 400 DHG để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
Thuốc Moloxcin 400 DHG được bào chế dưới dạng viên nén, uống được trực tiếp nên rất thuận lợi.
Moloxcin 400 DHG được sản xuất với quy trình và công nghệ hiện đại đạt chuẩn chất lượng WHO, GSP, GMP.
Moxifloxacin, dạng viên uống, được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng tuyệt đối của moxifloxacin là khoảng 90 phần trăm.
Moxifloxacin là một loại kháng sinh fluoroquinolon (flor-o-KWIN-o-lone) chống lại vi khuẩn trong cơ thể. Moxifloxacin được sử dụng để điều trị các loại nhiễm trùng da, xoang, phổi hoặc dạ dày do vi khuẩn khác nhau.[2].
12 Nhược điểm
Không sử dụng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Không sử dụng được cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Tổng 7 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia Pubchem, Moxifloxacin, Pubchem. Truy cập ngày 11 tháng 02 năm 2023
- ^ Chuyên gia Drugs, Moxifloxacin, Drugs. Truy cập ngày 11 tháng 02 năm 2023