Mitriptin 50mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Dược phẩm Medisun, Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun |
Số đăng ký | VD-22924-15 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Sumatriptan |
Tá dược | Povidone (PVP), Microcrystalline cellulose (MCC), Crospovidon , Sodium Starch Glycolate (Natri Starch Glycolate) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | tv1435 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi viên Mitriptin 50mg bao gồm:
Sumatriptan Succinat (tương đương Sumatriptan 50mg) .
Tá dược vừa đủ 1 viên: Microcrystallin cellulose, Magnesi stearat, natri starch glycolat, PVP K30, Crospovidon .
Dạng bào chế: Viên nén
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Mitriptin 50mg
Thuốc Mitriptin được dùng trong điều trị cơn đau nửa đầu cấp tính.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Sumatriptan Tablets USP 50mg Aurobindo điều trị đau nửa đầu
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Mitriptin 50mg
3.1 Liều dùng
Thuốc Mitriptin 50mg chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng tham khảo như sau:
- Người trên 18 tuổi: dùng liều duy nhất 1 viên. Nếu cơn đau không hết, uống thêm 1 viên nữa, khoảng cách giữa 2 liều phải ít nhất 2 giờ. Uống tối đa 4 viên/ngày.
- Người tổn thương gan, suy gan: tối đa 1 viên.
3.2 Cách dùng
Dùng bằng đường uống, có thể dùng hoặc không dùng cũng thức ăn.
Nên dùng càng sớm càng tốt, trong hoặc ngay sau khi có cơn đau.
4 Chống chỉ định
Không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Không dùng cho người từng bị hoặc nghi ngờ bị các bệnh về tim mạch, thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, bệnh mạch não, hội chứng mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, co thắt động mạch vành.
Không dùng cho người tăng huyết áp không kiểm soát, liệt nửa người và đau do tĩnh mạch nền.
Không dùng thuốc sumatriptan ở người cao tuổi.
Chống chỉ định với người đã dùng thuốc ức chế MAO-A trong vòng 2 tuần gần đây.
Không dùng kết hợp với thuốc chứa fluoxetin, fluvoxamin, paroxetin, sertralin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc hệ serotonergic khác, thuốc tác dụng chọn lọc lên các thụ thể serotonin 5- HT1 khác.[1]
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Sumamigren 50mg: Điều trị đau nửa đầu hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Tần suất | Tác dụng phụ |
Thường gặp | Đau tức ngực, khó thở, hồi hộp,tăng hoặc giảm huyết áp, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ. Đau họng, gáy và hàm dưới. Cảm giác kiến bò, nóng hoặc lạnh, quá mẫn với ánh sáng và tiếng động. Tiêu hoá: ỉa chảy, rối loạn ở dạ dày. Viêm xoang, viêm hô hấp trên, tai ngoài, ù tai, rối loạn thính giác. Đau cơ, mồi hôi nhiều, phản ứng quá mẫn.
|
Ít gặp | Thần kinh: nặng đầu, thổn thức, khó tập trung, hưng cảm, dễ khóc. Rối loạn khứu giác, mẩn ngứa, hen, sốt, co cơ. Tiêu hoá: táo bón. |
Hiếm gặp | Thiếu máu tim thoáng qua, đau thắt ngực. Tiêu hoá: chán ăn hoặc cảm giác đói, táo bón, xuất huyết đường tiêu hoá, phân khô Rối loạn thị giác, đau mí mắt,. Thần kinh: rối loạn trí nhớ, hung hăng, histeri. Hắt hơi, họ, khô da, viêm da tăng tiết bã nhờn, phù nề, tăng kích thích các hạch bạch huyết |
Rất hiếm gặp | Sốt hoặc phản ứng phản vệ |
6 Tương tác
Thuốc ức chế MAO-A | Tránh dùng kết hợp vì làm tăng hấp thu toàn thân Sumatriptan lên gần 7 lần , tăng nồng độ Sumatriptan trong huyết tương, tăng độc tính. |
Chế phẩm có chứa ergotamin hoặc các thuốc có tác dụng kiểu ergotamin | Không dùng cùng trong vòng 24 giờ. |
Rượu | Uống trước khi dùng thuốc 30 phút không làm ảnh hưởng đến dược động học của thuốc. |
Thuốc chứa fluoxetin, fluvoxamin, paroxetin, sertralin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc hệ serotonergic khác, thuốc tác dụng chọn lọc lên các thụ thể serotonin 5- HT1 | Không dùng cùng. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không nên sử dụng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.
Thận trọng cho người suy gan, suy thận, đã từng hoặc đang có vấn đề về tim mạch, động kinh, tổn thương não và các bệnh thần kinh nặng.
Nên đánh giá lâm sàng bệnh mạch vành hoặc có yếu tố bẩm sinh của bệnh đau thắt ngực Prinzmetal ở những người có dấu hiệu hoặc nghi ngờ nhồi máu cơ tim trước khi điều trị liều tiếp theo. Nếu liều dùng vẫn duy trì mà triệu chứng bệnh vẫn trở lại thì cần kiểm soát điện tâm đồ.
Tương tự nên đánh giá chứng vữa xơ động mạch hoặc có yếu tố bẩm sinh có thắt mạch ở những bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến giảm lưu lượng máu như hội chứng Raynaud, hội chứng thiếu máu cục bộ đường ruột.
Nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim hoặc các tác dụng phụ khác trên hệ tim mạch.
Không sử dụng với người có yếu tố nguy cơ bị bệnh mạch vành: tăng mỡ máu, hút thuốc lá, tiểu đường…, trừ trường hợp được xác định lâm sàng là không bị.
Nếu dùng thời gian dài có thể ảnh hưởng đến mắt.
Nếu liều điều trị đầu tiên trong điều trị tấn công không hiệu quả thì cần xem xét lại các xét nghiệm bệnh đau nửa đầu trước khi dùng liều tiếp theo.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có dữ liệu an toàn khi sử dụng thuốc Mitriptin 50mg trên 2 đối tượng này. Vì vậy không nên sử dụng, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi dùng quá liều hoặc có biểu hiện bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám. Cần theo dõi bệnh nhân ít nhất 12 giờ sau khi uống quá liều.
7.4 Bảo quản
Nới khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Mitriptin 50mg hết hàng quý khách có thể tham khảo 1 số thuốc thay thế sau:
Thuốc Sutagran 50: được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng Sumatriptan 50mg, dùng để điều trị tích cực cơn đau nửa đầu cấp. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm.
Thuốc Darintab: được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng Sumatriptan 50mg, dùng để điều trị cơn cấp bệnh đau nửa đầu có hoặc không dấu hiệu báo trước. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty cổ phần dược Danapha.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Đau nửa đầu có liên quan đến việc giải phóng Serotonin gây ra sự giãn nở của động mạch não giữa (MCA), làm giảm tốc độ lưu lượng máu não khu vực - đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau nửa đầu.
Cơ chế hoạt động của Sumatriptan dựa trên việc tác dụng chọn lọc lên các thụ thể Serotonin 5-HT 1B và 5-HT 1D gây co mạch, làm giảm triệu chứng đau nửa đầu.[2]
10 Dược động học
Hấp thu: Sinh khả dụng (SKD) thấp khoảng 15% do bị chuyển hoá qua gan lần đầu. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến SKD và SKD có thể tăng đáng kể ở bệnh nhân suy gan . Thời gian nồng độ thuốc đạt đỉnh trong huyết tương khoảng 2-2,5 giờ.
Phân bố: Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương thấp, chỉ 14-21%. Thể tích phân bố khoảng 2,4 L/kg.
Chuyển hoá: Bị chuyển hoá tại gan.
Thải trừ: Thải trừ chủ yếu qua thận (60%) và qua phân (40%).
11 Thuốc Mitriptin 50mg giá bao nhiêu?
Thuốc Mitriptin 50mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
12 Thuốc Mitriptin 50mg mua ở đâu?
Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Mitriptin 50mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Sumatriptan là chất chủ vận serotonin (5-HT)1B/1D chọn lọc đầu tiên để điều trị cấp tính các cơn đau nửa đầu.[3]
- Bào chế dưới dạng viên nén dễ sử dụng và bảo quản.
- Thuốc do Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun - nhà máy đạt chuẩn GMP sản xuất, đảm bảo chất lượng thuốc.
14 Nhược điểm
- Thuốc Mitriptin 50mg gây ra nhiều tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.
Tổng 8 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do Cục quản lý Dược phê duyệt, tại đây.
- ^ Brar Y, Hosseini SA, Saadabadi A, (Ngày đăng: Ngày 12 tháng 11 năm 2023), Sumatriptan, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.
- ^ Dahlöf CG, (Ngày đăng: Năm 2001), Sumatriptan: pharmacological basis and clinical results, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.