Mitoxantron “Ebewe” 10mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Ebewe Pharma, Ebewe Pharma Ges.m.b.H Nfg.KG |
Công ty đăng ký | Novartis (Singapore) Pte Ltd |
Số đăng ký | VN-20828-17 |
Dạng bào chế | Dung dịch đậm đặc pha dung dịch tiêm truyền |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 5ml |
Hoạt chất | Mitoxantrone hydrochloride |
Xuất xứ | Áo |
Mã sản phẩm | tuyet468 |
Chuyên mục | Thuốc Trị Ung Thư |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi lọ Mitoxantron “Ebewe” 10mg chứa hoạt chất chính: Mitoxantron hydroclorid với hàm lượng 2,3284 mg/ml, tương đương 2 mg/ml Mitoxantron.
Tá dược: vừa đủ
Dạng bào chế: Dung dịch đậm đặc pha dung dịch tiêm truyền
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Mitoxantron "Ebewe" 10mg
Thuốc Mitoxantron “Ebewe” 10mg/5ml được sử dụng trong điều trị các bệnh ung thư bao gồm:
- Ung thư vú tiến triển và/hoặc đã di căn.
- U lympho không Hodgkin.
- Bệnh bạch cầu tủy cấp tính ở người lớn.
- Ung thư tiền liệt tuyến kháng hormon, khi kết hợp với glucocorticoid liều thấp (prednison, hydrocortison) giúp giảm đau cho bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp giảm đau thông thường và không được chỉ định xạ trị.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Anastrozole Stada 1mg điều trị ung thư vú tiến triển sau mãn kinh
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Mitoxantron "Ebewe" 10mg
3.1 Liều dùng
3.1.1 Ung thư vú, u lympho không Hodgkin
Đối với đơn trị liệu, liều khởi điểm được khuyến cáo là 14 mg/m² diện tích cơ thể, lặp lại sau mỗi 21 ngày.
Bệnh nhân có dự trữ tủy xương giảm do hóa trị hoặc xạ trị có thể cần giảm liều xuống còn 12 mg/m² diện tích cơ thể.
3.1.2 Ung thư bạch cầu tủy cấp tính
Liều đơn cho điều trị tái phát: 12 mg/m² diện tích cơ thể, tiêm truyền tĩnh mạch liên tục trong 5 ngày liên tiếp (tổng liều 60 mg/m²).
Phối hợp hóa trị liệu: Mitoxantron liều 10-12 mg/m² trong 3 ngày kết hợp với cytarabin 100 mg/m² trong 7 ngày (truyền liên tục 24 giờ mỗi ngày).
3.1.3 Ung thư tiền liệt tuyến kháng hormon
Dựa trên nghiên cứu pha III so sánh Mitoxantron và prednison liều 10 mg/ngày, liều đề nghị cho Mitoxantron là 12 mg/m², truyền tĩnh mạch mỗi 21 ngày.
3.2 Cách dùng
Mitoxantron “Ebewe” chỉ nên được chỉ định và sử dụng bởi các bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực điều trị ung thư. Trước khi sử dụng, thuốc cần được pha loãng cẩn thận.
Thuốc Mitoxantron “Ebewe” được yêu cầu phải tiêm truyền tĩnh mạch một cách nghiêm ngặt.
Bạn có thể tiêm thuốc bằng cách pha loãng dung dịch trong Natri clorid hoặc Glucose 5% và truyền tĩnh mạch chậm ít nhất 5 phút. Cũng có thể pha loãng trong 50-100 ml dung dịch natri clorid hoặc glucose 5% để truyền tĩnh mạch trong khoảng 15-30 phút.
Lưu ý, nếu xuất hiện dấu hiệu thâm nhiễm hoặc thoát mạch tại vị trí tiêm, cần ngừng điều trị ngay lập tức để tránh gây tổn thương mô. Một số trường hợp nghiêm trọng về thoát mạch đã được ghi nhận. [1]
4 Chống chỉ định
Mitoxantron không nên được sử dụng trong các trường hợp sau:
Quá mẫn với hoạt chất hoặc các thành phần tá dược khác.
Không được tiêm vào động mạch, dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm vào khoang nhện.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống có phân suất tống máu thất trái (LVEF) dưới 50% hoặc bị suy giảm đáng kể chức năng tim.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Asstrozol 1mg điều trị ung thư vú sau mãn kinh
5 Tác dụng phụ
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng:
Rất phổ biến: Sốt.
Phổ biến: Nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
U lành tính, ác tính và không xác định (bao gồm cả các nang và polyp):
Chưa biết: Bệnh bạch cầu cấp tính.
Rối loạn máu và hệ bạch huyết:
Phổ biến: Suy tủy, giảm bạch cầu.
Ít gặp: Giảm tiểu cầu.
Hiếm gặp: Thiếu máu.
Rối loạn hệ miễn dịch:
Phổ biến: Phản ứng quá mẫn.
Hiếm gặp: Sốc phản vệ.
Rất hiếm: Ức chế miễn dịch.
Rối loạn tâm thần:
Chưa biết: Lo lắng, hoang mang.
Rối loạn hệ thần kinh:
Phổ biến: Tác dụng phụ thần kinh không đặc hiệu.
Chưa biết: Đau đầu.
Rối loạn mắt:
Hiếm gặp: Mất màu xanh của củng mạc.
Chưa biết: Viêm kết mạc.
Rối loạn tim mạch:
Phổ biến: Thay đổi điện tâm đồ, loạn nhịp tim, giảm phân suất tống máu thất trái, khó thở.
Ít gặp: Suy tim (suy tim sung huyết), đau ngực.
Hiếm gặp: nhồi máu cơ tim.
Rất hiếm gặp: Bệnh cơ tim.
Rối loạn mạch máu:
Hiếm gặp: Mất màu xanh của các tĩnh mạch.
Rất hiếm gặp: Viêm tĩnh mạch do thoát mạch.
Chưa biết: Hạ huyết áp.
Rối loạn tiêu hóa:
Rất phổ biến: Buồn nôn, nôn mửa.
Phổ biến: Viêm miệng/viêm niêm mạc, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón.
Ít gặp: Xuất huyết tiêu hóa, chán ăn.
Chưa biết: Rối loạn vị giác.
6 Tương tác
Mitoxantron có thể tương tác với các thuốc và phương pháp điều trị khác:
Khi phối hợp với các thuốc chống ung thư khác: Có thể làm tăng độc tính, đặc biệt là gây độc cho tủy xương và tim.
Khi sử dụng các thuốc ức chế topoisomerase II (bao gồm Mitoxantron): Việc kết hợp với các thuốc chống ung thư khác và/hoặc xạ trị có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML) hoặc hội chứng loạn sản tủy (MDS).
Tránh dùng đồng thời với: Natalizumab và vắc xin sống, vì Mitoxantron có thể làm tăng tác dụng của những loại thuốc này. Trastuzumab làm tăng tác dụng của Mitoxantron, trong khi Mitoxantron có thể làm giảm hoạt tính của vắc xin bất hoạt.
Cây thuốc thuộc chi Echinacea: Có thể làm giảm tác dụng của Mitoxantron.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Mitoxantron chỉ nên được sử dụng bởi các bác sĩ có kinh nghiệm điều trị ung thư và cần giám sát chặt chẽ các chỉ số lâm sàng trong suốt quá trình điều trị.
Giám sát công thức máu:
Theo dõi thường xuyên chức năng máu trong suốt quá trình điều trị để kịp thời điều chỉnh liều. Đặc biệt lưu ý nếu xuất hiện tình trạng giảm bạch cầu toàn phần hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.
Ngộ độc tim:
Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, đặc biệt những người đã từng sử dụng anthracyclin hoặc xạ trị, cần được theo dõi chặt chẽ. Nguy cơ ngộ độc tim tăng lên khi tích lũy liều Mitoxantron, kể cả khi liều dưới 100 mg/m². Cần thực hiện kiểm tra chức năng tim định kỳ trong quá trình điều trị.
Nguy cơ tử vong đột ngột:
Một số trường hợp tử vong đột ngột đã được ghi nhận ở bệnh nhân bị xơ cứng da, mặc dù nguyên nhân cụ thể liên quan đến việc sử dụng Mitoxantron vẫn chưa được làm rõ.
Nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (AML) và hội chứng loạn sản tủy (MDS):
Việc sử dụng Mitoxantron cùng với các thuốc chống ung thư khác hoặc xạ trị có thể liên quan đến việc phát triển AML hoặc MDS. Ngay cả khi sử dụng đơn trị liệu Mitoxantron, nguy cơ phát triển AML thứ phát vẫn tăng lên.
Cảnh báo với bệnh nhân ăn kiêng ít muối:
Do thuốc có chứa natri, cần cân nhắc khi sử dụng cho bệnh nhân đang tuân thủ chế độ ăn ít muối.
Đối tượng bệnh nhân đặc biệt:
Trẻ em: Mitoxantron không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi do chưa có đủ dữ liệu về hiệu quả và an toàn.
Bệnh nhân suy gan: Sự an toàn của Mitoxantron trên bệnh nhân suy gan chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đối với bệnh nhân ung thư có chức năng gan giảm, cần điều chỉnh liều. Bệnh nhân điều trị xơ cứng rải rác có suy gan không nên sử dụng Mitoxantron. Thường xuyên kiểm tra chức năng gan trước mỗi liều.
Bệnh nhân suy thận: Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận. Chưa có nghiên cứu về việc điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc gan.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Aremed 1mg Film Coated Tablet - Điều trị ung thư vú hiệu quả
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ mang thai: Mitoxantron có thể gây độc tính di truyền và làm giảm sự phát triển của phôi thai. Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ không nên mang thai trong quá trình điều trị và trong 6 tháng sau khi ngừng điều trị. Nếu phụ nữ mang thai trong quá trình điều trị, cần cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi.
Phụ nữ cho con bú: Mitoxantron được bài tiết qua sữa mẹ và nồng độ đáng kể vẫn tồn tại trong sữa lên đến 28 ngày sau lần dùng cuối cùng. Vì vậy, nên ngừng cho con bú trong suốt quá trình điều trị.
Khả năng sinh sản: Mitoxantron có thể gây độc tính di truyền. Nam giới điều trị bằng Mitoxantron được khuyến cáo không nên có con trong suốt quá trình điều trị và 6 tháng sau khi ngừng điều trị. Việc bảo tồn tinh trùng nên được cân nhắc trước khi điều trị do khả năng gây vô sinh không hồi phục.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Mitoxantron có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, rối loạn thị giác, hạ huyết áp, làm giảm khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.
7.4 Xử lý khi quá liều
Chưa có thuốc giải độc cho Mitoxantron. Do Mitoxantron thải trừ nhanh khỏi huyết tương và có ái lực cao với mô, nên không thể lọc thuốc này bằng thẩm tách. Nếu phát hiện quá liều, cần sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn và các biện pháp hỗ trợ thông thường (như bù dịch, theo dõi chức năng gan thận, kiểm soát tim mạch). Bệnh nhân cần được giám sát chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng để phát hiện biến chứng.
7.5 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C, tránh để đông lạnh.
Chế phẩm đã pha loãng nên được sử dụng ngay lập tức, hoặc có thể bảo quản trong vòng 24 giờ ở nhiệt độ từ 2-8°C.
8 Sản phẩm thay thế
Tamifine 10mg chứa hoạt chất Tamoxifen, là thuốc điều trị ung thư vú có phụ thuộc vào nội tiết estrogen của Medochemie, xuất xứ từ Cộng hòa Síp. Sản phẩm có giá 550.000 đồng cho hộp 10 vỉ x 10 viên.
Nolvadex-D, chứa hoạt chất Tamoxifen. Sản phẩm của hãng AstraZeneca. Thuốc giúp điều trị ung thư vú phụ thuộc oestrogen ở phụ nữ đã có di căn. Giá 220.000 đồng hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Mitoxantron là một anthracendion tổng hợp, có khả năng xen vào ADN, kích thích hình thành các liên kết chéo giữa các chuỗi ADN. Tuy chưa xác định hoàn toàn cơ chế tác dụng, người ta cho rằng Mitoxantron ức chế tổng hợp ADN và ARN, đồng thời gây ra sai lệch và tán xạ nhiễm sắc thể. Tác dụng chống ung thư của thuốc không đặc hiệu với chu kỳ tế bào.
9.2 Dược động học
Mitoxantron thải trừ nhanh khỏi huyết tương sau khi truyền tĩnh mạch và có phân bố vào mô lớn. Sau 5-22 giờ, nồng độ thuốc trong mô cao hơn trong huyết tương. Thuốc có liên kết protein đến 90%, với thời gian bán thải sinh học khoảng 215 giờ (9 ngày). Thuốc thải trừ qua thận và gan mật, với phần lớn lượng thuốc được đào thải trong 24 giờ đầu tiên. Mitoxantron không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ và vừa, nhưng ở bệnh nhân suy gan, thời gian bán thải kéo dài hơn.
10 Thuốc Mitoxantron "Ebewe" 10mg giá bao nhiêu?
Thuốc Mitoxantron "Ebewe" 10mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Mitoxantron "Ebewe" 10mg mua ở đâu?
Thuốc Mitoxantron "Ebewe" 10mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Mitoxantron "Ebewe" 10mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Sự phối hợp trong điều trị: Có thể kết hợp với các loại thuốc chống ung thư khác, tạo ra những phác đồ điều trị linh hoạt và hiệu quả cho bệnh nhân.
- Sử dụng trong nhiều trường hợp: Mitoxantron có thể được sử dụng cho nhiều loại bệnh nhân, bao gồm cả những người đã điều trị bằng các phương pháp khác.
13 Nhược điểm
- Tác dụng phụ nghiêm trọng: Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như suy tủy, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, và các rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. [2]
- Nguy cơ nhiễm trùng: Việc suy giảm bạch cầu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân, đặc biệt là khi hệ miễn dịch bị ức chế.
- Khả năng gây độc cho thai nhi: Mitoxantron có thể gây độc tính di truyền và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, do đó được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai.
- Tương tác thuốc: Mitoxantron có thể tương tác với một số thuốc khác, làm tăng độc tính hoặc giảm hiệu quả điều trị, cần thận trọng trong quá trình kê đơn và theo dõi.
Tổng 14 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Cục Quản lý Dược phê duyệt, tải và xem bản PDF đầy đủ tại đây.
- ^ Chuyên gia Drugs. Mitoxantrone, Drugs.com. Truy cập ngày 03 tháng 10 năm 2024.