1 / 16
thuoc miduc 1 P6478

Miduc

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

110.000
Đã bán: 562 Còn hàng
Thương hiệuSaga Lifesciences, Saga Laboratories.
Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa
Số đăng kýVN-17669-14
Dạng bào chếViên nang
Quy cách đóng góiHộp 01 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtItraconazole
Xuất xứẤn Độ
Mã sản phẩmaa2990
Chuyên mục Thuốc Chống Nấm

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Nguyễn Trang Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 14729 lần

Thuốc Miduc là một thuốc thuộc nhóm kháng nấm, được chỉ định để điều trị nấm nông như nấm da, nấm móng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc các thông tin, cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Miduc. 

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi viên nang Miduc chứa:

  • Itraconazole (dưới dạng pelet): 100mg
  • Tá dược vừa đủ: Placebo pellet : Hydroxypropyl methyl cellulose, tinh bột. Itraconazol pellet 22%: Eudragit E-100, hydroxy propyl methyl cellulose, PEG 20000, tỉnh bột. 

Dạng bào chế: Viên nang

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Miduc

2.1 Thuốc Miduc có tác dụng gì?

2.1.1 Dược lực học

Thành phần chính của viên nang Miduc là Itraconazole. Đây là một dẫn chất triazol tổng hợp, có tác dụng kháng nấm phổ rộng, bao gồm cả nấm mốc và nấm da. Tác dụng chống nấm của thuốc cũng tương tự fluconazol và ketoconazol.

Trên lâm sàng, Itraconazole có tác dụng ổn định, đặc biệt với Aspergillus spp. Thuốc cũng có tác dụng chống lại Coccidioides, Cryptococcus, Candida, Histoplasma, Blastomyces, Basidiobolus và Sporotrichosis spp.

Cơ chế của Itraconazole là ức chế các enzym phụ thuộc cytochrom P450 của nấm, làm ức chế sinh tổng hợp ergosterol trong màng tế bào nấm, ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của tế bào nấm [1].

2.1.2 Dược động học

Iraconazol sẽ được hấp thu tốt ngay sau bữa ăn hoặc uống trong bữa ăn. Nguyên nhân là do thuốc hòa tan tốt trong lipid, nên thức ăn làm tăng hấp thu.

Sinh khả dụng đường uống của viên nang tương đương so với Dung dịch uống, trên 70%. 

Trong máu, thuốc chủ yếu liên kết với protein, trên 90% và chủ yếu là albumin. Nồng độ thuốc trong các mô cao hơn nhiều trong huyết thanh.

Iraconazol chuyển hóa tại gan thành nhiều chất, sau đó bài tiết qua mật hoặc nước tiểu.

2.2 Chỉ định thuốc Miduc

Viên nang Miduc được chỉ định trong các trường hợp:

Nấm Candida âm hộ - âm đạo dai dẳng, không đáp ứng với những điều trị thông thường khác.

Bệnh nấm da nhạy cảm với itraconazole (như bệnh do Trichophyton spp, Microsporum spp., Epidermophyton floccosum) thí dụ bệnh nấm da chân, da bẹn, da thân, da kẽ tay không đáp ứng với những điều trị thông thường khác.

Một số ít bằng chứng về hiệu của Miduc Itraconazole trong bệnh viêm giác mạc do nấm Candida spp.

Bệnh nấm móng chân, tay bởi Candida spp hoặc nấm men Aspergillus spp và không ứng với những trị liệu khác.

Mặc dù bằng chứng còn hạn chế, nhưng viên nang Miduc đã được sử dụng trên bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân như nấm Aspergillus, Candida, Histoplasma, bệnh nấm Sporotrichum, bệnh nấm Blatomyces, bệnh nấm Coccidioides immitis.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Multicand - Thuốc điều trị nhiễm nấm hiệu quả 

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Miduc

3.1 Liều dùng viên nang Miduc

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm nấm:

  •  Liều 1 viên 1 ngày, dùng trong 12 tuần;
  •  Hoặc 2 viên 1 ngày dùng trong 1 tuần.

3.2 Cách dùng thuốc Miduc hiệu quả

Miduc nên uống sau bữa ăn (thức ăn làm tăng hấp thu).

Cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ.

Không được tự ý sử dụng thuốc và không được sử dụng gián đoạn. 

4 Chống chỉ định

Mẫn cảm với itraconazole và các azol khác hoặc với bất cứ thành phần nào khác của thuốc. 

Dùng đồng thời cùng với một số nhóm thuốc chống loạn nhịp, các thuốc làm lipid máu nhóm ức chế HMG - CoA reductase (là các statin), terfenadin, astemisol, Midazolam dạng uống, triazolam dạng uống và cisaprid.

Phụ nữ mang thai hoặc có dự định mang thai.Tuy nhiên, có thể sử dụng Miduc nếu thai phụ bị nhiễm nấm toàn thân nặng, đe dọa đến tính mạng. Lợi ích đạt được coi như là lớn hơn những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi. 

Những bệnh nhân đang sử dụng astemizole, terfenadine,  mizolastine, cisapride, dofetilide, pimozide, quinidine. Các chất ức chế HMG-CoA reductase chuyển hóa qua CYP3A4 như lovastatin và simvastatin, triazolam và viên nang midaZolam đường uống.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Fimaconazole 150mg điều trị nấm Candida hiệu quả

5 Tác dụng không mong muốn

Rất hiếm khi xảy ra, bao gồm những báo cáo riêng biệt. 

  • Trên chuyển hóa: Gây giảm Kali máu.
  • Trên thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại biên và chóng mặt
  • Trên loạn tim: Suy tim xung huyết. 
  • Trên hô hấp, trung thất và ngực: Gây phù nề phổi. 
  • Trên tiêu hóa: Đau bụng, nôn mửa, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy và táo bón. 
  • Trên gan mật: suy gan cấp tính có thể gây tử vong, nhiễm độc gan nghiêm trọng, tăng hồi phục men gan. 
  • Trên da và mô: Hội chứng Stevens-Johnson, phù nề mạch máu, nổi mề đay, rụng tóc, phát ban vàngứa. 
  • Trên hệ thống sinh sản và vú: Rối loạn kinh nguyệt.
  • Toàn thân: Dị ứng và phù nề.

Thông báo cho bác sĩ và cán bộ y tế những tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.

6 Tương tác

STT                       Thuốc tương tác                                       Hậu quả
  1Các chất bị chuyển hóa bởi hệ enzym CYPGây tăng nồng độ các thuốc chuyển hóa qua enzym này trong huyết tương khi dùng đồng thời, kéo dài tác dụng điều trị và cả ADR.
  2Terfenadin, astemisol, cisaprid đường uốngGây tác dụng an thần kéo dài.
  3Benzodiazepine (diazepam, midazolam, triazolam)Gây tăng nồng độ các thuốc nhóm này làm tăng hoặc kéo dài tác dụng an thần, gây ngủ của nhóm thuốc.
  4Thuốc hạ cholesterol máu nhóm ức chế HMG - CoA reductase như lovastatin, Atorvastatin, Simvastatin, Pravastatin..Tăng nồng độ các thuốc này trong máu làm tăng tác dụng và tăng nguy cơ gây độc (bệnh cơ và cơn globin cơ niệu kịch phát).
  5WarfarinTăng tác dụng chống đông.
  6Thuốc chẹn calci  như nifedipin, felodipin, verapamilGây ù tai, cần giảm liều nếu cần. 
  7DigoxinTăng nồng độ digoxin.
  8Các thuốc chống đái tháo đườngHạ glucoze huyết.
  9Các thuốc kháng acid, hoặc các chất kháng H2 (như cimetidin, ranitidin) hoặc omeprazol, sucralfatSinh khả dụng của itraconazol sẽ bị giảm đáng kể, làm mất tác dụng điều trị chống nấm.
 10Thuốc cảm ứng enzym như Rifampicin, Isoniazid, Phenobarbital, phenytoin Làm giảm nồng độ itraconazol trong huyết tương.

 

7 Lưu ý trong quá trình sử dụng và bảo quản

 

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Không có thông tin liên quan đến quá mẫn chéo giữa itraconazole và các chất kháng nấm nhóm azol khác.

Itraconazole không nên sử dụng ở những bệnh nhân suy tim sung huyết hoặc có tiền sử suy tim sung huyết trừ khi lợi ích rõ ràng hơn nguy cơ. 

Thận trọng khi sử dụng kết hợp itraconazole với chất chẹn kênh calci. 

Thận trọng khi phối hợp với các thuốc khác (xem tương tác thuốc).

Giảm acid dịch vị: 

Trường hợp giảm acid dịch vị sẽ làm giảm hấp thu itraconazole. Ở những bệnh nhân đang điều trị với thuốc trung hòa axit (ví dụ như nhôm hydroxit) nên uống cách ít nhất 2 giờ sau khi uống viên nang itraconazole. 

Những bệnh nhân thiếu acid dạ dày như bệnh nhân AIDS hoặc những thuốc ức chế tiết acid dịch vị (ví dụ chất đối kháng H2, các thuốc ức chế bơm proton). Cũng nên giám sát việc dùng viên nang itraconazole cùng với coca.

Suy giảm chức năng gan: 

Itraconazole là thuốc được chuyển hóa chủ yếu qua gan. Do vậy, ở bệnh nhân xơ gan, sinh khả dụng đường uống bị giảm nhẹ. Tuy nhiên, thời gian bán thải cuối cũng tăng đáng kể. Do vậy, Nên điều chỉnh liều nếu cần thiết. 

Suy giảm chức năng thận

Những đối tượng suy giảm chức năng thận có sinh khả dụng đường uống giảm. Do đó, việc điều chỉnh liều dùng trên những bệnh nhân này nên được xem xét.

7.2 Phụ nữ có thai và đang cho con bú

Thời kỳ mang thai: Chưa có nghiên cứu nào trên phụ nữ có thai, chỉ nên sử dụng cho phụ nữ có thai khi thật sự cần thiết. 

Thời kỳ cho con bú: Có một lượng rất nhỏ itraconazole được bài tiết vào sữa mẹ. Vì vậy, không nên cho trẻ bú mẹ khi dùng itraconazole. 

7.3 Làm gì khi uống quá liều thuốc Miduc?

Chưa có nhiều thông tin dịch tễ về trường hợp quá liều. 

Nếu quá liều, bệnh nhân phải được xử lý triệu chứng với các biện pháp hỗ trợ. Trong giờ đầu tiên, rửa dạ dày nếu cần thiết, Than hoạt tính có thể được đưa ra. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Không loại được itraconazole bằng thẩm phân máu.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng. 

Nhiệt độ bảo quản thuốc dưới 30 độ C.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VN-17669-14.

Nhà sản xuất: Saga Laboratories.

Đóng gói: Hộp 01 vỉ x 10 viên.

9 Thuốc Miduc giá bao nhiêu?

Thuốc Miduc giá bao nhiêu? Thuốc Miduc hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm đã được cập nhật trên đầu trang. Hoặc để biết thêm chi tiết về giá sản phẩm và các chương trình ưu đãi khác, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Miduc mua ở đâu?

MIDUC mua ở đâu chính hãng? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc MIDUC để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu nhược điểm của Miduc

12 Ưu điểm

  • Dạng viên nén thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng.
  • Là một thuốc kháng nấm phổ rộng, có hiệu quả tốt với các bệnh nhiễm nấm.
  • Phác đồ điều trị ngắn ngày, thời gian điều trị thông thường điều trị từ 1 ngày đến 1 tuần.

13 Nhược điểm

  • Do tương tác với nhiều nhóm thuốc nên trong quá trình điều trị khi dùng cùng thuốc khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi các biểu hiện khác thường.

Tổng 16 hình ảnh

thuoc miduc 1 P6478
thuoc miduc 1 P6478
thuoc miduc 2 Q6062
thuoc miduc 2 Q6062
miduc 1 F2445
miduc 1 F2445
miduc 2 T7728
miduc 2 T7728
thuoc miduc 3 D1278
thuoc miduc 3 D1278
thuoc miduc 4 I3838
thuoc miduc 4 I3838
miduc 3 G2544
miduc 3 G2544
miduc 4jpg G2532
miduc 4jpg G2532
miduc 5 T7815
miduc 5 T7815
miduc 6 P6355
miduc 6 P6355
thuoc miduc 9 C1060
thuoc miduc 9 C1060
miduc 7 E1233
miduc 7 E1233
miduc 8 M5453
miduc 8 M5453
miduc 9 A0278
miduc 9 A0278
thuoc miduc 10 N5772
thuoc miduc 10 N5772
thuoc miduc 11 F2156
thuoc miduc 11 F2156

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Dược thư quốc gia Việt Nam 2, xuất bản năm 2018. Itraconazole, trang 849 - 850. Truy cập ngày 06 tháng 08 năm 2022.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Công việc của tôi thường xuyên tiếp xúc với nước ô nhiễm, mấy hôm nay bị nấm rất ngứa, bác sĩ tư vấn cho tôi với ạ

    Bởi: Trang vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Miduc 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Miduc
    N
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thông tin hữu ích

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633