Midorhum
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | OPV, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV |
Số đăng ký | VD-26993-17 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Dextromethorphan, Loratadine, Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa8734 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Midorhum thành phần chính là acetaminophen, loratadin và dextromethophan trị các triệu chứng trong cảm lạnh và cảm cúm như nhức đầu, sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng, cách dùng của thuốc Midorhum.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Midorhum có chứa:
Hoạt chất:
- Acetaminophen.................500mg
- Loratadin...............................5mg
- Dextromethorphan HBr........15mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
==>> Xin mời bạn đọc tham khảo thuốc có cùng hoạt chất Thuốc Efferalgan Codeine: Thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Midorhum 500mg
2.1 Tác dụng của thuốc Midorhum
2.1.1 Dược lực học
Acetaminophen có cơ chế ức chế cyclooxygenase (COX), có khả năng giảm đau, hạ sốt, nhưng hầu như không có khả năng chống viêm. Acetaminophen ức chế COX trong hệ thần kinh trung ương nhưng không ức chế các mô ngoại vi và hầu như không liên kết với vị trí hoạt động của enzym COX-1 hoặc COX-2, thay vào đó acetaminophen làm giảm hoạt động của COX theo một cơ chế khác, giả thuyết có thể liên quan đến một biến thể nổi của COX-1, còn được gọi là COX-3, nhưng điều này chưa được chứng minh [1].
Tuy nhiên, acetaminophen làm giảm hoạt động của COX - có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin trong hệ thần kinh trung ương, từ đó làm giảm đau và hạ sốt. Các đặc tính giảm đau có thể là do tác dụng kích thích các quá trình làm giảm serotonergic trong hệ thần kinh trung ương. Các nghiên cứu khác đã gợi ý acetaminophen hoặc chất chuyển hóa của nó cũng có thể kích hoạt hệ thống cannabinoid, có thể bằng cách ức chế sự hấp thu hoặc thoái hóa của anadamide và 2-arachidonoylglycerol, góp phần vào tác dụng giảm đau của thuốc. [2].
Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng, có tác dụng đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm ức chế hệ thần kinh trung ương. Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi dị ứng, ngừa và nổi mày day do giải phóng histamin. Loratadin thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể histamin H1, thế hệ thứ 2 (không gây buồn ngủ).
Dextromethorphan hydrobromid làm giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não. Dextromethorphan không có tác dụng giảm đau và nói chung rất ít tác dụng an thần. Dextromethorphan được dùng giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Dextromethorphan có hiệu quả nhất trong điều trị họ mạn tính, không có đờm.
2.1.2 Dược động học
- Hấp thu
Acetaminophen được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của acetaminophen. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
Loratadin hấp thu nhanh sau khi uống, tác dụng kháng histamin của thuốc xuất hiện trong vòng 1 - 4 giờ, đạt tối đa sau 8-12 giờ và kéo dài hơn 24 giờ. Nồng độ của loratadin và descarboethoxyloratadin (desloratadin) đạt trạng thái ổn định ở phần lớn người bệnh vào khoảng ngày thứ năm dùng thuốc. Nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình của loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó (desloratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ.
Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua Đường tiêu hóa và có tác dụng trong vòng 15 - 30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6 - 8 giờ.
- Phân bố
Acetaminophen phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% acetaminophen trong máu kết hợp với protein huyết tương.
Sinh khả dụng của Dextromethorphan tăng và thời gian đạt nồng độ đỉnh bị kéo dài bởi thức ăn. 98% loratadin liên kết với protein huyết tương.
- Chuyển hóa
Sau liều điều trị, có thể tìm thấy 90 đến 100% Acetaminophen trong nước tiểu trong ngày thứ nhất, chủ yếu sau khi liên hợp trong gan với acid glucuronic (khoảng 60%), acid sulfuric (khoảng 35%) hoặc Cystein (khoảng 3%); cũng phát hiện thấy một lượng nhỏ những chất chuyển hóa hydroxyl - hóa và khử acetyl. Acetaminophen bị N-hydroxyl hóa bởi cytochrom P450 để tạo nên N-acetyl-benzoquinonim (NAPQ), một chất trung gian có tính phản ứng cao.
Thể tích phân bố của Loratadin là 80 -120 lít/kg. Loratadin chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsome cytochrome P450 chủ yếu thành desloratadin, là chất chuyển hóa có tác dụng dược lý.
- Thải trừ
Thời gian bán thải của acetaminophen là 1,25 - 3 giờ, có thể kéo dài với liều gây độc hoặc ở người bệnh có thương tổn gan.
Thời gian bán thải của loratadin là 8,4 giờ và của desloratadin là 28 giờ. Độ thanh thải của thuốc là 57 - 142 ml/phút/kg và không bị ảnh hưởng bởi urê máu nhưng giảm ở người bệnh xơ gan. Khoảng 80% tổng liều của loratadin bài tiết ngang nhau ra nước tiểu và phân dưới dạng chất chuyển hóa, trong vòng 10 ngày.
Dextromethorphan được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hóa demethyl, trong số đó có dextrorphan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.
2.2 Thuốc Midorhum là thuốc gì?
Công dụng của thuốc Midorhum như sau:
Midorhum được chỉ định để điều trị các triệu chứng trong cảm lạnh và cảm cúm như đau nhức nhẹ, nhức đầu, sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi, mẩn ngứa, chảy nước mắt.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Midorhum
3.1 Liều dùng thuốc Midorhum
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ em từ 6 - 11 tuổi: Uống 1/2 viên/lần x 2 lần/ngày.
Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận: Uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày hoặc uống cách ngày.
Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi liều phụ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh sau tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
3.2 Cách dùng thuốc Midorhum an toàn và hiệu quả
Thuốc dùng đường uống. Uống viên thuốc với 1 cốc nước.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng Midorhum cho các đối tượng:
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phì đại tuyến tiền liệt.
- Suy gan, suy thận.
- Bệnh lý tim mạch.
- Hen phế quản, suy hô hấp cấp - mạn, Glaucoma góc hẹp
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
==> Xin mời bạn đọc tham khảo sản phẩm Thuốc giảm, đau hạ sốt Partamol Codein eff: cách dùng và lưu ý
5 Tác dụng phụ
Tần suất | Biểu hiện |
Thường gặp, 1/100 < ADR < 1/10 | Toàn thân: Mệt mỏi, chóng mặt. Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh. Thần kinh: Đau đầu. Tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn. Da: Đỏ bừng. |
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 | Hô hấp: Khô mũi và hắt hơi. Da: Ban, nổi mày đay. Dạ dày - ruột: Nôn. Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu. Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày. Mắt: Viêm kết mạc. |
Hiếm gặp, ADR < 1/1000 | Thần kinh: Trầm cảm, thỉnh thoảng thấy buồn ngủ nhẹ. Tim mạch: Loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực. Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa. Chuyển hóa: Chức năng gan bất thường, kinh nguyệt không đều. Da: Hội chứng Steven-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng lyell, mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính. Khác: Phản ứng quá mẫn, choáng phản vệ. |
6 Tương tác
Metoclopramid hoặc domperidon | Tốc độ hấp thu của acetaminophen có thể tăng |
Colestyramin | Tốc độ hấp thu của acetaminophen có thể giảm |
Coumarin và dẫn chất indandion. | Tăng nhẹ tác dụng chống đông |
Dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt (như acetaminophen) | Khả năng gây hạ thân nhiệt nghiêm trọng ở người bệnh . |
Uống quá nhiều rượu và dài ngày | Làm tăng nguy cơ gây độc cho gan của acetaminophen. |
Các thuốc chống co giật (gồm Phenytoin, barbiturat, carbamazepin), Isoniazid, các thuốc chống lao | Có thể làm tăng độc tính của acetaminophen trên gan. |
Probenecid | Có thể làm giảm đào thải acetaminophen và làm tăng thời gian bán thải trong huyết tương của acetaminophen. |
Cimetidin, Erythromycin, ketoconazol, quinidin, fluconazol và fluoxetin. | Có thể tạo ra thay đổi về nồng độ thuốc trong huyết tương và có thể có tác dụng không mong muốn |
Điều trị đồng thời loratadin và cimetidin | Tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60% |
Điều trị đồng thời loratadin và ketoconazol | Tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần |
Điều trị đồng thời loratadin và erythromycin | Tăng nồng độ loratadin trong huyết tương |
Các thuốc ức chế thần kinh trung ương | Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này hoặc của dextromethorphan. |
Valdecobid | làm tăng nồng độ của dextromethorphan trong huyết thanh |
Linezolid | Gây hội chứng giống hội chứng setoronin |
Memantin | Có thể làm tăng cả tần suất và tác dụng không mong muốn của memantin và dextromethorphan |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc chứa hoạt chất acetaminophen: Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong bao gồm hội chứng Steven-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp (AGEP).
Người bệnh cần phải ngừng dùng acetaminophen và đi khám thầy thuốc ngay khi thấy phát ban hoặc các biểu hiện khác ở da hoặc các phản ứng mẫn cảm trong khi điều trị. Người bệnh có tiền sử có các phản ứng như vậy không nên dùng các chế phẩm chứa acetaminophen. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dất sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p-aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng acetaminophen. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng acetaminophen.
Dùng nhiều chế phẩm chứa acetaminophen đồng thời có thể dẫn đến hậu quả có hại (như quá liều acetaminophen).
Phải thận trọng khi dùng acetaminophen cho người bệnh có thiếu máu từ trước, suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước. Tránh dùng liều cao, dùng kéo dài cho người bị suy gan.
Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của acetaminophen, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Dùng loratadin có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng thuốc này.
Người bệnh bị ho có quá nhiều đờm và họ mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc giãn phế quản dạng nang.
Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
Dùng dextromethorphan có liên quan đến giải phóng histamin và nên thận trọng với trẻ em bị dị ứng.
Lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan có thể xảy ra (tuy hiếm), đặc biệt do dùng liều cao kéo dài.
Không dùng thuốc lâu quá 7 ngày.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và xác định được tính an toàn của thuốc này dùng cho phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc này khi thật cần thiết, dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.
Loratadin và chất chuyển hóa desloratadin tiết vào sữa mẹ. Do đó chỉ dùng thuốc này khi cần thiết, dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.
7.3 Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể làm giảm khả năng về tinh thần, thể chất, do đó có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu có thể xảy dùng thuốc này. Bệnh nhân nên thận trọng lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao và các trường hợp khác.
7.4 Làm gì nếu quên một liều?
Nếu quên uống một liều, có thể là do các triệu chứng đã thuyên giảm và có thể không cần dùng thuốc này nữa. Tuy nhiên, nếu vẫn còn triệu chứng đau, hãy uống ngay khi nhớ ra và sau đó tiếp tục như bình thường. Điều quan trọng là không được dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
7.5 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp.
Để xa tầm tay trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV.
SĐK: VD-26993-17.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Midorhum OPV giá bao nhiêu?
Thuốc Midorhum hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Midorhum có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Midorhum mua ở đâu?
Thuốc Midorhum mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn của bác sĩ để mua thuốc Midorhum trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Midorhum được bào chế dạng viên nén bao phim nhỏ gọn, thuận tiện khi sử dụng, bảo quản và mang theo.
- Thuốc Midorhum được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV - một doanh nghiệp sản xuất uy tín của Việt Nam WHO - GMP, đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng thuốc.
- Loratadine có liên quan đến tỷ lệ an thần thấp hơn so với azatadine, clemastine, Chlorpheniramine và mequitazine[3].
- Nhiều công dụng điều trị tiềm năng khác cho bệnh tiểu đường hiện đang được nghiên cứu trong các nghiên cứu lâm sàng. Hầu hết trong số này sử dụng thuộc tính mà Dextromethophan có như một tác nhân bảo vệ thần kinh[4].
- Giá thành rẻ.
12 Nhược điểm
Tổng 14 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả N V Chandrasekharan, ngày đăng: ngày 15 tháng 10 năm 2002, COX-3, a cyclooxygenase-1 variant inhibited by acetaminophen and other analgesic/antipyretic drugs: cloning, structure, and expression, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2023
- ^ Tác giả Valerie Gerriets, ngày cập nhật: ngày 18 tháng 09 năm 2022, Acetaminophen, National Library of Medicine. Truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2023
- ^ Tác giả S P Clissold, E M Sorkin, K L Goa, Loratadine. A preliminary review of its pharmacodynamic properties and therapeutic efficacy, Pubmed. Ngày truy cập 25 tháng 04 năm 2023
- ^ Tác giả SaeRam Oh; Suneil Agrawal; Sarah Sabir; Alan Taylor, (Cập nhật lần cuối: ngày 29 tháng 5 năm 2022), Dextromethorphan, NIH. Ngày truy cập 25 tháng 04 năm 2023
- ^ Tác giả Valerie Gerrets; Jackie Anderson; Thomas M. Nappe, (Cập nhật lần cuối: ngày 18 tháng 9 năm 2022), Acetaminophen, NIH. Ngày truy cập 25 tháng 04 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Midorhum do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây