1 / 11
thuoc mibrain tab 1 S7274

Mibrain tab.

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 424 Còn hàng
Thương hiệuBCWorld Pharm, BCWorld Pharm. Co.,Ltd
Công ty đăng kýPharmaunity Co., Ltd
Số đăng kýVN-20057-16
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtTramadol hydrochloride, Paracetamol (Acetaminophen)
Xuất xứHàn Quốc
Mã sản phẩmaa7640
Chuyên mục Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Khánh Linh Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 6162 lần

Thuốc Mibrain tab. được sử dụng trong các cơn đau cấp tính và mãn tính ở mức độ vừa và nặng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Mibrain tab.

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi viên thuốc Mibrain tab. có chứa thành phần gồm: 

  • Acetaminophen hàm lượng 325mg;
  • Tramadol HCl hàm lượng 37,5mg;
  • Các tá dược khác (Povidon K-30, Crospovidon, Magnesi stearat, Low-substituted hydroxypropylcellulose, màu vàng opadry) vừa đủ 1 viên. 

Dạng bào chế: Viên nén bao phim. 

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Mibrain tab.  

2.1 Tác dụng của thuốc Mibrain tab. 

2.1.1 Dược lực học

2.1.1.1 Tramadol

Tramadol là thuốc giảm đau opioid được sử dụng để điều trị đau nhẹ đến trung bình. Tramadol khác với các loại thuốc opioid truyền thống khác ở chỗ nó không chỉ hoạt động như một chất chủ vận μ-opioid mà còn ảnh hưởng đến các monoamines bằng cách điều chỉnh tác động của các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến việc điều chỉnh cơn đau như duloxetine và Venlafaxine. Tramadol điều chỉnh các con đường giảm đau trong hệ thống thần kinh trung ương thông qua sự gắn kết của chất chuyển hóa mẹ và M1 với các thụ thể μ-opioid và ức chế yếu sự tái hấp thu norepinephrine và serotonin. Tramadol cũng đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến một số chất điều biến cơn đau khác trong hệ thống thần kinh trung ương cũng như các dấu hiệu viêm không phải tế bào thần kinh và các chất trung gian miễn dịch [1]

2.1.1.2 Acetaminophen 

Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau được sử dụng một mình hoặc kết hợp với opioid để kiểm soát cơn đau và như một chất hạ sốt.  Một giả thuyết cho rằng acetaminophen làm tăng ngưỡng đau bằng cách ức chế hai dạng đồng phân của cyclooxygenase, COX-1 và COX-2, có liên quan đến quá trình tổng hợp prostaglandin (PG). 

2.1.2 Dược động học

2.1.2.1 Tramadol
  • Hấp thu: Sau khi dùng, tramadol được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn với Sinh khả dụng là 75%.
  • Phân bố:  Thể tích phân bố của tramadol được báo cáo trong khoảng 2,6-2,9 L/kg. Tramadol đi qua hàng rào máu não với nồng độ đỉnh trong não xảy ra 10 phút sau khi uống. Nó cũng đi qua hàng rào nhau thai với nồng độ trong rốn được tìm thấy là ~80% nồng độ của mẹ. 
  • Chuyển hóa: Tramadol được chuyển hóa tại gan. 
  • Thải trừ: Tramadol được thải trừ chủ yếu qua chuyển hóa ở gan và các chất chuyển hóa được bài tiết chủ yếu qua thận, chiếm 90% lượng bài tiết trong khi 10% còn lại được bài tiết qua phân.
2.1.2.2 Acetaminophen 
  • Hấp thu: Acetaminophen có sinh khả dụng đường uống là 88% và đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương 90 phút sau khi uống.
  • Phân bố:  Thể tích phân bố của Acetaminophen khoảng 0,9L/kg. 10 đến 20% thuốc liên kết với hồng cầu
  • Chuyển hóa: Acetaminophen chủ yếu được chuyển hóa ở gan theo động học bậc 1 và quá trình chuyển hóa của nó bao gồm 3 con đường: liên hợp với glucuronide, liên hợp với sulfat và oxy hóa thông qua con đường enzym cytochrom P450, chủ yếu là CYP2E1, để tạo ra chất chuyển hóa phản ứng (N- acetyl-p-benzoquinone imine hoặc NAPQI). 
  • Thải trừ: Các chất chuyển hóa của acetaminophen chủ yếu được bài tiết qua nước tiểu.

2.2 Chỉ định thuốc Mibrain tab. 

Thuốc Mibrain tab. thường được sử dụng trong các trường hợp các cơn đau cấp tính và mãn tính ở mức độ vừa và nặng. 

Chỉ sử dụng thuốc Mibrain tab. ở người cần sử dụng thuốc dạng phối hợp giữa Acetaminophen và Tramadol HCl. 

==>> Xem thêm thuốc có cùng công dụng: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Wontran giảm cơn đau cấp tính từ vừa đến nặng

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Mibrain tab.   

3.1 Liều dùng thuốc Mibrain tab. 

Liều dùng của thuốc Mibrain tab. sẽ phụ thuộc vào mức độ đau và khả năng đáp ứng với thuốc của người bệnh. Liều dùng khuyến cáo như sau: 

  • Các cơn đau cấp tính thời gian ngắn: Cách 6 giờ sử dụng 2 viên thuốc trong 1 lần uống. Tối đa sử dụng 8 viên/ngày. 
  • Người bệnh có Độ thanh thải creatinin < 30ml/phút: Sử dụng tối đa 2 viên/lần cách 12 giờ. 
  • Người bệnh cao tuổi: nên giảm liều dùng so với người bình thường. 

3.2 Cách dùng thuốc Mibrain tab. hiệu quả

Uống thuốc Mibrain tab. theo liều dùng được khuyến cáo với một cốc nước. 

4 Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Mibrain tab. trong các trường hợp:

  • Người bị mẫn cảm với Acetaminophen, Tramadol HCl hay các thành phần tá dược có trong sản phẩm này. 
  • Người bị suy gan, thận, phổi hoặc đang mắc các bệnh về tim. 
  • Phụ nữ có thai và cho con bú. 
  • Người đang sử dụng thuốc IMAO
  • Người bị ngộ độc rượu cấp hay các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương. 
  • Người đau bụng cấp tính mà không rõ nguyên nhân. 
  • Người nghiện opioid. 
  • Người bị động kinh và chưa kiểm soát được tình trạng bệnh. 
  • Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi [2]

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Yuraf Tab: Hạ sốt – giảm đau nhanh và hiệu quả

5 Tác dụng phụ

Tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc Mibrain tab. đã được ghi nhận gồm: 

  • Thường gặp: táo bón, tiêu chảy, khô miệng, nôn, chán ăn, mất ngủ, ngủ gà, chóng mặt, tăng tiết mồ hôi, ngứa, rối loạn tuyến tiền liệt ở nam giới. 
  • Ít gặp: mệt mỏi, nhức đầu, suy nhược cơ thể, chóng mặt, run, đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa, chán ăn, lo âu, mất ngủ, hưng phấn, buồn ngủ, căng thẳng, phát ban, ngứa,... 
  • Hiếm gặp: rét run, ngất, đau ngực, hội chứng cai nghiện, cao huyết áp, hạ huyết áp, co giật, căng cơ, dị cảm, hôn mê,...

Nếu bạn gặp phải bất cứ tác dụng không mong muốn nào, hãy báo ngay với bác sĩ điều trị hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí. 

6 Tương tác 

Tương tác thuốc đã được ghi nhận khi sử dụng thuốc Mibrain tab. chung với:

  • Carbamazepin: giảm tác dụng giảm đau của thuốc. 
  • Quinidin: gây tăng nồng độ của tramadol. 
  • Chất ức chế CYP2D6: gây ức chế chuyển hóa tramadol. 
  • Chất ức chế MAO: tăng tác dụng phụ của thuốc. 
  • Digoxin: tăng độc tính của Digoxin
  • Warfarin: kéo dài thời gian prothrombin. 
  • Coumarin và dẫn chất indandion: tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin. 
  • Phenothiazin: gây hạ sốt nghiêm trọng. 
  • Rượu: tăng nguy cơ gây độc cho gan. 
  • Isoniazid: tăng nguy cơ độc tính cho gan. 

Bởi vậy, bạn cần báo với bác sĩ điều trị của mình tất cả những thuốc đang sử dụng để tránh gây ra tương tác thuốc khi sử dụng thuốc Mibrain tab.. 

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Ngay khi nhận được thuốc Mibrain tab., các bạn cần kiểm tra hạn sử dụng in trên bao bì. 

Không nên sử dụng nếu thuốc Mibrain tab. đã hết hạn và có dấu hiệu hư hỏng.

Các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Mibrain tab.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Mibrain tab. cùng với các sản phẩm khác có chứa một trong hai hoạt chất chính hoặc các thuốc giảm đau nhóm NSAID và thuốc giảm đau thần kinh trung ương. 

Với những người bệnh có tiền sử mắc các bệnh về thận, gan, có dị ứng hay bất thường về phổi cần báo với bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc Mibrain tab.

Thuốc Mibrain tab. gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bởi có thể bị uể oải, chóng mặt khi dùng. Vậy nên người bệnh làm các việc về máy móc hay lái xe cần thận trọng khi sử dụng. 

Cần tránh ngưng thuốc đột ngột mà nên giảm liều từ từ. 

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai

Thuốc Mibrain tab. chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai bởi có thể gây độc tính cho phôi thai và thai nhi. 

7.3 Xử trí khi quá liều

Khi quá liều thuốc Mibrain tab. có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như: suy hô hấp hoặc có bất thường về hành vi. Khi nghi ngờ người bệnh bị quá liều cần can thiệp điều trị ngay lập tức. 

7.4 Bảo quản 

Bảo quản thuốc Mibrain tab. ở những nơi khô ráo, thoáng mát. 

Để thuốc Mibrain tab. tránh xa nơi bị ánh nắng chiếu vào hoặc những nơi trẻ nhỏ có thể với tới. 

8 Nhà sản xuất

SĐK: VN-20057-16. 

Công ty đăng ký: Pharmaunity Co., Ltd

Nhà sản xuất: BCWorld Pharm. Co.,Ltd.

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên. 

9 Thuốc Mibrain tab. giá bao nhiêu?

Thuốc Mibrain tab. hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Mibrain tab. mua ở đâu?

Thuốc Mibrain tab. mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể đang đơn đến mua thuốc Mibrain tab. trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu điểm

  • Thuốc Mibrain tab. có dạng viên nén bao phim, dễ dàng và thuận tiện trong bảo quản, sử dụng. 
  • Tramadol là một loại thuốc được FDA chấp thuận để giảm đau. Nó có chỉ định cụ thể cho cơn đau vừa đến nặng. 
  • Tramadol là một thuốc hiệu quả và dung nạp tốt để giảm đau do chấn thương, cơn đau quặn thận hoặc mật và chuyển dạ, cũng như để kiểm soát cơn đau mãn tính có nguồn gốc ác tính hoặc không ác tính, đặc biệt là đau thần kinh [3].
  • Tramadol dường như ít gây táo bón và phụ thuộc hơn so với liều giảm đau tương đương của opioid mạnh.
  • Acetaminophen  là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo là liệu pháp đầu tiên trong các tình trạng đau. 

12 Nhược điểm 

  • Thuốc Mibrain tab. không sử dụng được cho trẻ dưới 15 tuổi hay phụ nữ mang thai. 

Tổng 11 hình ảnh

thuoc mibrain tab 1 S7274
thuoc mibrain tab 1 S7274
thuoc mibrain tab 2 N5624
thuoc mibrain tab 2 N5624
thuoc mibrain tab 3 J3154
thuoc mibrain tab 3 J3154
thuoc mibrain tab 4 U8832
thuoc mibrain tab 4 U8832
thuoc mibrain tab 5 U8447
thuoc mibrain tab 5 U8447
thuoc mibrain tab 6 P6460
thuoc mibrain tab 6 P6460
thuoc mibrain tab 7 L4810
thuoc mibrain tab 7 L4810
thuoc mibrain tab 8 K4817
thuoc mibrain tab 8 K4817
thuoc mibrain tab 9 I3827
thuoc mibrain tab 9 I3827
thuoc mibrain tab 10 V8381
thuoc mibrain tab 10 V8381
thuoc mibrain tab 11 D1455
thuoc mibrain tab 11 D1455

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: National Center for Biotechnology Information (2023). PubChem Compound Summary for CID 33741, Tramadol, PubChem. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
  3. ^ Tác giả: Grond S, Sablotzki A (Đăng năm 2004). Clinical pharmacology of tramadol, Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Giá thuốc mibrain tab là bao nhiêu

    Bởi: Tạ phát tâm vào


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    thuốc này còn không nhà thuốc?

    Bởi: Tùng vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Mibrain tab. 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Mibrain tab.
    K
    Điểm đánh giá: 5/5

    giao hàng nhanh, giảm đau khá tốt, tư vấn ổn

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633