Mezamazol
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Hataphar (Dược phẩm Hà Tây), Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây |
Số đăng ký | VD-21298-14 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Methimazole (Thiamazole) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa1392 |
Chuyên mục | Thuốc Nội Tiết - Chuyển Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Mezamazol được chỉ định để điều trị triệu chứng cường giáp, hỗ trợ trước và trong khi điều trị iod phóng xạ, cơn nhiễm độc giáp trước khi dùng muối Iod,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Mezamazol.
1 Thành phần
Thành phần: Trong mỗi viên thuốc Mezamazol có chứa:
- Thiamazol hàm lượng 5mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Mezamazol 5mg
2.1 Thuốc Mezamazol có tác dụng gì?
2.1.1 Dược lực học
Thiamazol là một thuốc kháng giáp dẫn chất Thioimidazol (Imidazol có Lưu Huỳnh) hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp hormon giáp, làm chất nền cho enzym peroxydase của tuyến giáp nên được dùng để điều trị ưu năng tuyến giáp.
Thiamazole chỉ có ảnh hưởng trong giai đoạn tổng hợp hormon, không có ảnh hưởng trong quá trình giải phóng hormone tuyến giáp.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Sinh khả dụng 93%. Sau 1 giờ thuốc hấp thu cao nhất.
Phân bố: Tập trung ở tuyến giáp. Ngoài ra, Thiamazol còn vào được sữa mẹ, nhau thai.
Chuyển hóa: Trong gan.
Thải trừ: Nước tiểu. Thời gian bán thải Thiamazol là 5-6 giờ.
2.2 Chỉ định của thuốc Mezamazol
Thuốc Mezamazol 5mg là thuốc gì?
Điều trị triệu chứng cường giáp (kể cả bệnh Graves-Basedow): bướu giáp kích thước nhỏ hoặc chưa thấy bướu,…
Điều trị trước khi phẫu thuật tuyến giáp do cường giáp, cho tới khi chuyển hóa cơ bản diễn ra bình thường.
Điều trị hỗ trợ trước và trong khi điều trị Iod phóng xạ, cho tới khi liệu pháp Iod phóng xạ có tác dụng loại bỏ tuyến giáp.
Điều trị cơn nhiễm độc giáp trước khi dùng muối Iod.
Thường dùng đồng thời với một thuốc chẹn beta, đặc biệt khi có các triệu chứng tim mạch (ví dụ nhịp tim nhanh).
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc trị cường giáp Thyrozol 10mg hộp 100 viên
3 Cách dùng - Liều dùng của thuốc Mezamazol
3.1 Liều dùng của thuốc Mezamazol
3.1.1 Liều dùng cho người lớn và thiếu niên
Cường giáp:
- Liều sử dụng ban đầu: cường giáp nhẹ: uống 3 viên/ngày, chia đều làm 3 lần trong ngày, các lần sử dụng cách nhau 8 giờ.
- Cường giáp vừa: uống 6-8 viên/ngày, chia đều làm 3 lần, các lần sử dụng xa nhau 8 giờ.
- Cường giáp nặng: uống 12 viên/ngày, chia đều làm 3 lần, cách nhau 8 giờ.
- Liều duy trì: uống 1-3 viên/ngày, chia làm 3 lần, cách nhau 8 giờ.
Triệu chứng cường giáp thường đỡ trong vòng 1-3 tuần và hết trong vong 1-2 tháng khi dùng liều ban đầu. Khi đã đạt được tình trạng bình giáp, giảm liều dần tới liều duy trì (ngày 1-3 viên). Nên dùng liều thấp hơn 6 viên /ngày để tránh bị mất bạch cầu hạt.
Cơn nhiễm độc giáp: uống 3-5 viên/ngày, cứ 4 giờ một lần trong ngày đầu, kèm theo các biện pháp điều trị khác.
3.1.2 Trẻ em
Cường giáp:
- Liều ban đầu: uống ngày 0,4 mg/kg, chia đều làm 3 lần.
- Liều duy trì: Uống ngày 0,2 mg/kg, chia đều làm 3 lần, cách nhau 8 giờ.
- Liều có thể được điều chỉnh tuỳ theo đáp ứng của người bệnh và chỉ định thêm của bác sĩ.
3.2 Cách dùng Mezamazol hiệu quả
Thuốc Mezamazol 5mg ở dưới dạng viên nén, được hấp thu theo đường uống.
Cách sử dụng tốt nhất là uống nguyên viên, không nhai, không làm vỡ viên khi uống.
Phải ngừng thuốc 2-4 ngày trước khi dùng liệu pháp Iod phóng xạ để tránh ảnh hưởng đến liệu pháp này. Nếu cần có thể tiếp tục dùng sau 3-7 ngày, cho tới khi liệu pháp Iod phóng xạ phát huy tác dụng.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng viên uống Mezamazol cho những người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Người bị suy gan nặng, các bệnh về máu như suy tủy, mất bạch cầu hạt,… không nên sử dụng thuốc này.
Không dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Thyrozol 5mg điều trị cường giáp: liều dùng và giá bán
5 Tác dụng phụ
Người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau khi sử dụng thuốc được nêu dưới đây:
- Tình trạng mất bạch cầu hạt, giảm số lượng tiểu cầu, hồng cầu.
- Bệnh hạch bạch huyết.
- Xuất hiện hội chứng Insulin tự miễn, rối loạn vị giác, viêm tuyến nước bọt, viêm dây thần kinh.
- Nặng hơn gây viêm gan, ứ mật, đau nhức xương khớp, các phản ứng quá mẫn, rụng tóc, lupus ban đỏ.
- Khó chịu đường tiêu hóa: đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nôn,…
Tùy từng thể trạng người bệnh và tình trạng bệnh lý, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ trên hoặc các triệu chứng bất thường khác. Cần ngừng sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
6 Tương tác
Aminophylin, Oxtriphylin hoặc Theophylin: khi cường giáp, việc chuyển hóa các thuốc này tăng, sau khi dùng thuốc Mezamazol nếu tuyến giáp trở về bình thường thì nên giảm liều các thuốc này.
AmIodaron, Iodoglycerol, Iod hoặc KI: không dùng chung do làm giảm đáp ứng của cơ thể với thiamazol, do đó phải tăng liều Thiamazol.
Thuốc chống đông máu dẫn chất Coumarin hoặc Indandion: không nên dùng đông thời do làm tăng tác dụng của thuốc chống đông, tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Thuốc chẹn kênh beta, Glycosid tim: cần giảm liều các thuốc này sau khi dùng Thiamazol do thiamazol làm tăng nồng độ các thuốc này khi dùng chung .
Muối Iod phóng xạ: khi dùng đồng thời, Thiamazol làm giảm thu nạp Iod vào tuyến giáp, giảm hiệu quả tác dụng của Iod.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Trong quá trình sử dụng, cần theo dõi số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu trước khi điều trị và hàng tuần trong 6 tháng đầu điều trị.
Theo dõi thời gian Prothrombin trước và trong quá trình điều trị nếu thấy xuất huyết, đặc biệt là trước phẫu thuật.
Tuân thủ theo chỉ dẫn sử dụng của bác sĩ, không được tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc. Nên chia thời gian uống thuốc hợp lý và uống cùng các thời điểm trong ngày suốt thời gian sử dụng.
Lưu ý thời hạn sử dụng, cảm quan thuốc, không dùng thuốc bị bóp méo, dấu hiệu bị hỏng, ẩm mốc.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ mang thai: Thiamazol đi qua nhau thai, có thể gây hại cho thai nhi nên cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng.
Phụ nữ đang cho con bú: Thiamazol vào được sữa mẹ, gây tai biến cho trẻ, do đó không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Xử trí quá liều
Triệu chứng:
- Huyết cầu giảm.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau khớp.
- Ngứa, phù.
- Sốt, đau đầu.
- Đau thượng vị.
- Mất bạch cầu hạt.
- Suy tủy.
Xử trí:
- Điều trị triệu chứng.
- Rửa dạ dày.
- Gây nôn.
- Truyền máu để khắc phục hạ bạch cầu, suy tủy.
- Chăm sóc y tế.
- Dùng corticoid, kháng sinh.
7.4 Bảo quản
Bảo quản ở nơi sạch sẽ, khô ráo, nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên thuốc.
Để xa tầm với của trẻ nhỏ, không để trẻ nghịch hoặc chơi đùa.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-21298-14.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén.
9 Thuốc Mezamazol 5mg giá bao nhiêu?
Thuốc Mezamazol đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Mezamazol có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Mua thuốc Mezamazol ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Mua thuốc Mezamazol ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ kê thuốc Mezamazol và mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
11 Ưu điểm
- Viên uống tiện sử dụng.
- Thuốc sản xuất trong nước từ hãng dược nổi tiếng, được kiểm định đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng cũng như nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO.
- Thuốc Mezamazol có tác dụng hiệu quả để khắc phục chứng cường giáp, giúp ổn định lại chức năng của tuyến giáp.
- Thiamazole được nghiên cứu có thể dùng để điều trị cho những người đang mắc bệnh thận nặng, giai đoạn cuối.[1]
- Ở những bệnh nhân mắc trị bướu cổ đa nhân, Thiamazole đã tăng i-ốt phóng xạ thấp và không đồng nhất và có thể nâng cao (131)I hiệu quả, dẫn đến giảm thể tích tuyến giáp hiệu quả đáng kể và hồi phục cường giáp ở tất cả bệnh nhân.[2]
12 Nhược điểm
Tổng 16 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả N Komine, K Kaizu, K Uriu, A Matsuoka-Ito, Y Takeda, T Nakamata (Ngày đăng tháng 9 năm 2002). Pharmacokinetics of the antithyroid drug thiamazole in a chronic hemodialysis patient with hyperthyroidism, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Cláudio C Albino, Hans Graf, Ana P Sampaio, Adriano Vigário, Gilberto J Paz-Filho (Ngày đăng tháng 12 năm 2008). Thiamazole as an adjuvant to radioiodine for volume reduction of multinodular goiter, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Antonia Brinkman, Udo Schneider, Frank Buttgereit, Gerd Burmester, Martin Krusche (Ngày đăng 16 tháng 11 năm 2020). Thiamazole-induced arthritis, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Mezamazol do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây