Meyercolin 500mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Meyer-BPC, Công ty Liên doanh Meyer-BPC |
Công ty đăng ký | Công ty Liên doanh Meyer-BPC |
Số đăng ký | VD-27412-17 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 10 viên nén bao phim |
Hoạt chất | Citicoline |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa2917 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 4717 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Meyercolin 500mg được biết đến là một chế phẩm nổi tiếng trong điều trị một số bệnh lý liên quan tới dẫn truyền thần kinh, điển hình như bệnh Parkinson, bệnh nhân tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não,... Trong bào viết sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin chi tiết về sản phẩm thuốc Meyercolin 500mg.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên Meyercolin 500mg có chứa:
- Hoạt chất chính Citicolin hàm lượng 500mg.
- Các tá dược khác vừa đủ 1 viên: Microcrystalline cellulose, tinh bột mì, croscarmellose sodium, talc, magnesi stearat, HPMC 606, HPMC 615, PEG 6000, titan dioxyd.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Meyercolin 500mg
2.1 Tác dụng của thuốc Meyercolin 500mg
2.1.1 Dược lực học
Theo các nhà nghiên cứu, Citicolin là một phospholipid, dẫn chất của cholin và cytidin. Hoạt chất này đóng vai trò tăng cường sản sinh lecithin trong cơ thể. Do đó, thuốc kích thích tổng hợp Phospholipid trên màng tế bào, cải thiện hoạt động chức năng và ổn định màng tế bào, tăng dẫn truyền xung động thần kinh.
Bên cạnh đó, Citicolin được phát hiện có khả năng làm giảm glutamate trong não và tăng Adenosine triphosphat. Chất này giúp tăng bảo vệ chống lại các nhiễm độc thần kinh do thiếu máu.
Trên não bộ, Citicolin giúp tăng cường máu lên não, tăng chuyển hóa Glucose trong não đồng thời tăng cung cấp các dẫn truyền thần kinh như: acetylcholin, norepinephrine, dopamin[1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Citicolin có thể hòa tan mạnh trong nước nên hấp thu tốt qua đường uống. Sinh khả dụng lên đến 90%.
Phân bố: Thuốc được phân bố rộng rãi khắp nơi trong cơ thể. Các sản phẩm thủy phân của Citicolin bao gồm cholin và cytidin sẽ đi vào vòng tuần hoàn và gây nên tác dụng dược lý. Cholin tham gia vào quá trình gắn kết với phospholipid, còn cytidin gắn vào nucleotid cytidinic và acid nucleic. Citicolin sau khi hấp thu nhanh chóng vào não, gắn kết vào màng tế bào, bào tương, ty thể; tham gia vào cấu trúc của phospholipid nhằm sinh tổng hợp và tái tổng hợp Citicolin trong não.
Chuyển hóa: Hoạt chất chuyển hóa chủ yếu qua ruột và gan. Sản phẩm chuyển hóa tạo thành cholin và cytidin.
Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu và phân chiếm một lượng nhỏ (3%)[2].
2.2 Chỉ định của thuốc Meyercolin 500mg
Thuốc Meyercolin 500mg được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Đối tượng đang gặp tai biến mạch máu não, các vấn đề biến chứng não bộ: xuất huyết mạch máu não, thiểu năng tuần hoàn não,...
- Bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh não mãn tính: suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, mất tập trung, giảm khả năng vận động.
- Bệnh nhân vừa trải qua chấn thương đầu hay phẫu thuật não có rối loạn ý thức, đau đầu, chóng mặt, mất định hướng.
- Hỗ trợ bệnh nhân liệt giường phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não.
- Hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson có biểu hiện run nặng.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số chế phẩm khác: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Newomi - thuốc điều trị bệnh não cấp tính
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Meyercolin 500mg
3.1 Liều dùng của thuốc Meyercolin 500mg
Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng sao cho hợp lý. Trung bình uống 1-2 viên/ngày.
Chỉ định | Liều dùng |
Rối loạn ý thức do chấn thương đầu hoặc sau phẫu thuật não | 1 viên/lần; 1-2 lần/ngày. |
Phục hồi vận động ở bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến | 2 viên/lần/ngày; trong 3-4 tuần |
Bệnh Parkinson có biểu hiện run nặng | 1 viên/lần/ngày; trong 3-4 tuần |
3.2 Cách dùng của thuốc Meyercolin 500mg
Sản phẩm dạng viên nén bao phim dùng để uống.
Thức ăn không làm ảnh hưởng tới sinh khả dụng của Citicolin. Vì vậy có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Cần chống chỉ định sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
- Đối tượng mẫn cảm với hoạt chất Citicolin hay bất cứ thành phần nào có trong sản phẩm.
- Đối tượng là phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Brainact 1000 - Cải thiện trí nhớ
5 Tác dụng phụ
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra nhưng ở tình trạng nhẹ như:
- Đau đầu, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, hạ huyết áp, khó thở,...
- Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, nôn,...
Nếu trong quá trình sử dụng thuốc có gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào nên liên hệ với bác sĩ hay đến trạm y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
6 Tương tác
Citicolin sẽ xảy ra tương tác khi sử dụng đồng thời với một số thuốc sau:
- Citicolin làm tăng tác dụng của Levodopa.
- Meclophenoxat, centrofenoxin cũng tránh sử dụng đồng thời với Citicolin.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Chú ý liều lượng trên bệnh nhân có xuất huyết nội sọ kéo dài, không nên dùng quá 1000 mg/ngày.
Tùy từng tình trạng người bệnh sẽ có liều dùng cụ thể nên đi khám và có hướng dẫn cụ thể từ y bác sĩ.
Có thể xảy ra tình trạng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt. Nên thận trọng dùng thuốc ở người có công việc cần độ tập trung cao như lái xe hoặc vận hành máy móc,...
Không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng, thuốc ẩm mốc, thay đổi cảm quan.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
Chưa có đủ bằng chứng khoa học chứng minh các tác động bất lợi của Citicolin trên phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Nhưng để đảm bảo an toàn trên đối tượng này, cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ để sử dụng thuốc sao đạt hiệu quả tốt nhất.
7.3 Xử trí khi quá liều
Độc tính của Citicolin thấp nên không gây nên nhiều bất lợi tới người dùng. Ưu tiên điều trị triệu chứng và hỗ trợ phục hồi khi xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào xảy ra.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời hạn chế phá hủy cấu trúc thuốc dẫn tới thay đổi sinh dược học thuốc.
Tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-27412-17.
Nhà sản xuất: Công ty Liên doanh Meyer-BPC.
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên nén bao phim.
9 Thuốc Meyercolin 500mg giá bao nhiêu?
Meyercolin 500mg giá bao nhiêu? Hiện nay, chế phẩm thuốc kê đơn Meyercolin được bán rất nhiều nơi tại nhà thuốc trên toàn quốc. Mua được thuốc với giá cả hợp lý mà chất lượng đảm bảo tốt, các bạn có thể tham khảo thêm giá bán tại Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy bằng cái gọi điện trực tiếp qua số hotline hoặc đặt hàng ngay trên website của công ty để hưởng nhiều ưu đãi nhất.
10 Meyercolin mua ở đâu chính hãng?
Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy là một địa chỉ uy tín mà rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Bạn có thể mua hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc truy cập vào website: trungtamthuoc.com để thuận tiện hơn trong việc mua sắm và an tâm với chất lượng, giá cả sản phẩm.
11 Ưu - nhược điểm của Meyercolin
12 Ưu điểm
- Sản phẩm dạng viên nén thông dụng, uống chung với nước, dễ sử dụng.
- Thuốc hấp thu tốt, hấp thu gần như hoàn toàn khi vào cơ thể; sinh khả dụng tương đương đường tiêm tĩnh mạch.
- Citicolin là một loại thuốc an toàn, như được chỉ ra bởi các thử nghiệm độc tính được tiến hành, không có tác dụng cholinergic toàn thân đáng kể và là một sản phẩm được dung nạp tốt[3].
- Công ty Liên doanh Meyer-BPC với đội ngũ hơn 200 nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, chuyên sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng,...Các sản phẩm này được Cục Quản lý dược kiểm tra GMP và đã cấp số đăng ký đưa vào sản xuất và được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực Đông Nam Á với chất lượng ổn định trong nhiều năm qua.
13 Nhược điểm
- Giá thành tương đối cao, không sử dụng được cho phụ nữ có thai hay đang nuôi con bú.
Tổng 16 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Citicoline, Pubchem. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022
- ^ Đánh giá bởi Drugs.com (Cập nhật lần cuối vào ngày 14 tháng 2 năm 2022). Citicoline, Drugs. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả Julio J Secades, José Luis Lorenzo (Ngày đăng tháng 9 năm 2006). Citicoline: pharmacological and clinical review, 2006 update, PubMed. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022