Meyerazol 20mg
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Meyer-BPC, Công ty liên doanh Meyer - BPC |
Công ty đăng ký | Công ty liên doanh Meyer - BPC |
Số đăng ký | VD-16142-11 |
Dạng bào chế | Viên bao tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Omeprazole |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa4914 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1560 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Meyerazol 20mg với thành phần chứa Omeprazol 20mg được chỉ định để điều trị các trường hợp loét dạ dày - tá tràng, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Meyerazol 20mg
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Meyerazol 20mg
- Dược chất: Omeprazol 20mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang bao tan trong ruột.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Meyerazol 20mg
2.1 Tác dụng của thuốc Meyerazol 20mg
Omeprazol là một chất thuộc nhóm chống tiết benzimidazoles, có tác dụng ngăn chặn sự bài tiết acid dịch vị bằng cách ức chế có chọn lọc hệ thống enzym H+/K+ ATPase thông qua liên kết cộng hóa trị với gốc cysteine ở đơn vị alpha của bơm này. Do đó, thuốc có tác dụng làm giảm tiết acid dịch vị do bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng tiết acid dịch vị.
Nhờ sự ức chế sự bài tiết acid, omeprazol làm tăng pH của dạ dày, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn H.pylori.
2.2 Đặc tính dược động học
Hấp thu: Omeprazol được hấp thu nhanh sau khi giải phóng ở ruột, thời gian hấp thu khoảng 3-6 giờ. Dạng bào chế viên bao tan trong ruột làm tăng khả năng hấp thu của thuốc lên đến 65%.
Phân bố: Omeprazole có khả năng liên kết với protein tương đối cao (khoảng 95-95%).
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa chủ yếu qua gan tạo thành các chất chuyển hóa không có hoạt tính bao gồm sulfone, sulfide và hydroxy omeprazol.
Thải trừ: Omeprazol được thải trừ tương đối nhanh và gần như hoàn toàn.
2.3 Chỉ định thuốc Meyerazol 20mg
Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Hội chứng Zollinger - Ellison.
Loét dạ dày - tá tràng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc E-xazol điều trị diệt vi khuẩn H.pylori
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Meyerazol 20mg
3.1 Liều dùng thuốc Meyerazol 20mg
Liều dùng cho người lớn.
Loét dạ dày: 1 viên/lần/ngày, dùng trong 8 tuần.
Loét tá tràng: 1 viên/lần/ngày, dùng trong 4 tuần.
Viêm thực quản do trào ngược: Mỗi ngày uống 1-2 viên. dùng trong 4 tuần.
Hội chứng Zollinger - Ellison: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
3.2 Cách dùng thuốc Meyerazol 20mg hiệu quả
Dùng thuốc theo đường uống, uống thuốc với một lượng nước thích hợp.
Có thể uống trước hoặc sau ăn.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân viêm gan tiến triển nặng.
Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Progoldkey 250mg/5ml điều trị sỏi và viêm túi mật
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: Nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa,...
Ít gặp: Rối loạn cảm giác, mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, tăng transamin.
Hiếm gặp: Đổ mồ hôi, quá mẫn, phù ngoại biên, giảm bạch cầu, tiểu cầu, giảm toàn bộ huyết khối,...
6 Tương tác
Omeprazole ức chế quá trình chuyển hóa thuốc ở gan do đó thời gian đào thải của một số thuốc có thể bị ảnh hưởng dẫn đến tăng nồng độ trong máu của Phenytoin, Diazepam và một số thuốc chống đông máu đường uống như warfarin.
Các thuốc có mức độ hấp thu phụ thuộc vào pH của dạ dày có thể bị ảnh hưởng như Itraconazole hoặc ketoconazol.
Omeprazole làm giảm hấp thu của các muối Sắt, Ampicillin ester.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Loại trừ trường hợp bệnh nhân bị ung thư dạ dày vì omeprazole có thể che lấp triệu chứng và làm chậm thời gian bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có nghiên cứu đầy đủ về độ an toàn khi sử dụng omeprazole cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú. Do đó, không khuyến cáo sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.
7.3 Xử trí khi quá liều
Không có thuốc điều trị đặc hiệu do đó nếu xảy ra quá liều, kết hợp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ nếu cần thiết.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Meyerazol 20mg ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
Nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
Để xa tầm với của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-16142-11
Nhà sản xuất: Công ty liên doanh Meyer - BPC
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Meyerazol 20mg giá bao nhiêu?
Thuốc Meyerazol 20mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Meyerazol 20mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Meyerazol 20mg mua ở đâu?
Thuốc Meyerazol 20mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Meyerazol 20mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của Meyerazol 20mg
12 Ưu điểm
- Thuốc Meyerazol 20mg được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột, do đó thuốc không bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị, làm tăng hiệu lực của thuốc.
- Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), quy trình công nghệ hiện đại, các thuốc luôn được đảm bảo chất lượng.
- Liều dùng và cách sử dụng đơn giản.
- Thuốc có tác dụng tốt đối với các trường hợp loét dạ dày - tá tràng, viêm thực quản do trào ngược.
- Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, omeprazole và esomeprazol có hiệu quả và độ an toàn tương đương nhau khi sử dụng cho bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược ăn mòn/loét. [1]
- Omeprazole và Esomeprazole có thể tạo ra tác dụng kép đáng kể trong việc bảo vệ Đường tiêu hóa bằng cách cung cấp các đặc tính chống oxy hóa mạnh bên cạnh vai trò chính của chúng là tác nhân ức chế axit. [2]
13 Nhược điểm
- Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt,...
- Không sử dụng được cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Chih-Yen Chen 1, Ching-Liang Lu, Jiing-Chyuan Luo, Full-Young Chang, Shou-Dong Lee, Yung-Ling Lai (Ngày đăng 28 tháng 5 năm 2005). Esomeprazole tablet vs omeprazole capsule in treating erosive esophagitis, PubMed. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022
- ^ Tác giả Mohammed N Abed 1 2, Fawaz A Alassaf 3 4, Mahmood HM Jasim 3 5, Mohanad Alfahad 3 6, Mohannad E Qazzaz (Ngày đăng năm 2020). Comparison of Antioxidant Effects of the Proton Pump-Inhibiting Drugs Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, and Rabeprazole, PubMed. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022