1 / 9
metof 10mg 1 B0877

Metof 10mg

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng

Thương hiệuOPV, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV
Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược phẩm OPV
Số đăng kýVD-26992-17
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 2 vỉ x 20 viên
Hạn sử dụng36 tháng
Hoạt chấtMetoclopramide
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmme240
Chuyên mục Thuốc Chống Nôn

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Mai Vi Biên soạn: Dược sĩ Mai Vi
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

1 Thành phần

Thành phần trong mỗi viên Metof 10mg gồm có:

  • Metoclopramid (dưới dạng Metoclopramid hydroclorid) 10mg
  • Các tá dược khác vừa đủ 1 viên

  Dạng bào chế: viên nén

Thuốc Metof 10mg điều trị buồn nôn và nôn

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Metof 10mg

Đối với người lớn thuốc Metof 10mg được chỉ định để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn do nhiều nguyên nhân như:

  • Đau nửa đầu cấp.
  • Hóa trị, xạ trị (buồn nôn muộn, không cấp tính).
  • Sau phẫu thuật.

Đối với trẻ từ 1 đến 18 tuổi thuốc được sử dụng như lựa chọn thứ hai trong việc dự phòng nôn và buồn nôn muộn do hóa trị và điều trị nôn sau mổ.  

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Metovomit 30ml chứa metoclopramid hydroclorid điều trị nôn  

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Metof 10mg

3.1 Liều dùng

Người lớn: liều dùng thông thường từ 10mg - 30mg mỗi ngày, chia thành 1-3 lần uống. Liều tối đa không vượt quá 30 mg mỗi ngày hoặc 0,5 mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Trẻ từ 1–18 tuổi (trong dự phòng nôn muộn do hóa trị): liều khuyến nghị là 0,1 - 0,15 mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, dùng tối đa 3 lần mỗi ngày. Tổng liều tối đa hàng ngày không quá 0,5 mg/kg trọng lượng cơ thể và thời gian điều trị không nên quá 5 ngày.

Người cao tuổi: nên điều chỉnh liều tùy theo tình trạng sức khỏe tổng thể, do nguy cơ tăng nhạy cảm với thuốc.

Bệnh nhân suy thận:

  • Suy thận giai đoạn cuối (ClCr ≤ 15 ml/phút): Nên giảm liều hàng ngày xuống 75% so với liều thông thường.
  • Suy thận vừa đến nặng (ClCr từ 15–60 ml/phút): giảm liều xuống 50% so với liều thông thường.

Bệnh nhân suy gan nặng: Liều dùng cần được giảm xuống 50% so với liều thông thường để tránh tích lũy thuốc trong cơ thể.

3.2 Cách dùng

Thuốc Metof 10mg được dùng qua đường uống cùng với một lượng nước lọc vừa đủ. Nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút và trước khi đi ngủ. 

4 Chống chỉ định

Quá mẫn với metoclopramid hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Người có vấn đề về Đường tiêu hóa nghiêm trọng như tắc ruột cơ học, thủng ruột hoặc chảy máu đường tiêu hóa, mới phẫu thuật đường tiêu hóa trong vòng 3-4 ngày.

Người có tiền sử động kinh, mắc hội chứng Parkinson.

Phối hợp với các thuốc gây phản ứng ngoại tháp như phenothiazin hoặc butyrophenon.

Bệnh nhân có u tế bào ưa Crom.

Người có tiền sử methemoglobin huyết 

kết hợp với Levodopa hoặc thuốc chủ vận dopamin.

Tiền sử rối loạn vận động liên quan đến metoclopramid

Trẻ em dưới 1 tuổi. 

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Kanausin 10mg (Metoclopramid) điều trị nôn và buồn nôn

5 Tác dụng phụ

Tác dụng phụThường gặpÍt gặpHiếm gặpChưa xác định tần suất
Da Ngoại banPhù nề, phát ban, mày đay. 
Tiêu hoáTiêu chảy, buồn nôn.Táo bón, buồn nôn, khô miệng   
Thần kinhNgủ gà, rối loạn trương lực cơ, bồn chồn, rối loạn ngoại tháp, hội chứng Parkinson, đứng ngồi không yên, trầm cảm.Rối loạn trương lực cơ, rối loạn vận động, giảm khả năng nhận thức, ảo giác.Hội chứng an thần kinh ác tính, co giật, lú lẫn.Chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, hội chứng Parkinson, rối loạn vận động muộn.
Cơ xươngMệt mỏi, yếu cơ bất thường.   
Nội tiết Mất kinh, tăng prolactin huyết.Tăng tiết sữaVú to ở đàn ông, tăng nồng độ aldosteron trong máu.
Hô hấp  Phù thanh quảnCo thắt phế quản
Máu Mất bạch cầu hạt, mất bạch cầu trung tính.  
Gan Gây độc cho gan  
Tim mạch   Block nhĩ thất, chậm nhịp tim, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, ứ nước, tăng huyết áp hay mạch nhanh.
Bài tiết   Tiểu nhiều hoặc không tự chủ.
Mắt   Rối loạn tầm nhìn
KhácSuy nhược, tụt huyết ápNhịp tim chậm, cảm giác sưng vú, tăng mẫn cảm. Dị ứng, phản ứng phản vệ, methemoglobin huyết, sulfhemoglobin huyết.

6 Tương tác

Các thuốc tác động lên Dopamine: Metoclopramid có tính đối kháng với các thuốc này. Việc dùng chung sẽ làm giảm hiệu quả của cả hai loại thuốc.

Rượu: có thể làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của Metoclopramid, gây buồn ngủ hoặc lơ mơ nhiều hơn. Do đó, nên tránh uống rượu khi đang dùng thuốc.

Thuốc kháng cholinergic và dẫn xuất morphin: Có thể gây đối kháng về tác dụng lên vận động ruột, làm giảm hiệu quả của metoclopramid.

Thuốc ức chế thần kinh trung ương: dùng chung với Metoclopramid có thể làm tăng tác động ức chế thần kinh.

Thuốc an thần: làm tăng các tác dụng phụ của thuốc an thần và đặc biệt là nguy cơ rối loạn ngoại tháp.

Digoxin: Metoclopramid có thể làm giảm sự hấp thu của Digoxin, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị. Cần theo dõi chặt chẽ nồng độ Digoxin trong máu khi dùng chung.

Thuốc tác động lên hệ serotonin: làm tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do quá nhiều serotonin trong não.

Các thuốc ức chế mạnh CYP2D6 (như Fluoxetin và Paroxetin): tăng nồng độ metoclopramid trong huyết tương, làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn.

Cyclosporin: Metoclopramid có thể làm tăng sự hấp thu của Cyclosporin, dẫn đến tăng nồng độ thuốc này trong huyết tương và nguy cơ độc tính.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thuốc Metof 10mg chỉ nên dùng cho người trưởng thành, không được khuyến khích sử dụng rộng rãi cho trẻ em nếu không có chỉ định đặc biệt.

Phản ứng ngoại tháp có thể xảy ra, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người dưới 30 tuổi, hoặc khi sử dụng liều cao trong điều trị buồn nôn và nôn do hóa trị.

Điều trị dài hạn hoặc liều cao có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng lên hệ thần kin như rối loạn vận động muộn. Do đó, cần tuân thủ chặt chẽ về liều dùng và thời gian điều trị.

Nên dùng thận trọng hoặc không dùng Metoclopramid cho người mắc hội chứng Parkinson, vì thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng.

Không khuyến khích sử dụng metoclopramid trong các bệnh lý mạn tính về tiêu hóa như: giảm nhu động dạ dày, trào ngược dạ dày–thực quản, rối loạn tiêu hóa kéo dài, hoặc hỗ trợ trong các thủ thuật ngoại khoa.

Cần theo dõi kỹ chặt chẽ khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan, suy thận hoặc suy tim, vì có thể gây giữ nước hoặc hạ Kali máu. Ngưng thuốc nếu có dấu hiệu bất thường.

Do thuốc có chứa lactose, bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase Lapp hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng.

Khi dùng metoclopramid sau phẫu thuật để chống nôn, nên thận trọng vì thuốc có thể làm tăng nhu động tiêu hóa, từ đó gây ảnh hưởng đến vị trí khâu nối hoặc vết mổ trong đường tiêu hóa.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Thận trọng khi sử dụng thuốc Metof 10mg cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Thuốc không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

7.3 Xử trí khi quá liều

Trong trường hợp quá liều, việc điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngộ độc cấp tính nhưng vẫn tỉnh táo, có thể tiến hành rửa dạ dày sớm nhằm hạn chế hấp thu thuốc. Khi người bệnh đã mất ý thức, cần đặt ống nội khí quản có bóng chèn để bảo vệ đường thở trước khi tiến hành rửa dạ dày.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

8 Sản phẩm thay thế 

Trong trường hợp thuốc Metof 10mg đang tạm hết hàng, quý khách có thể tham khảo một số thuốc có cùng hoạt chất sau đây:

  • Thuốc Primverine 10mg có chứa Metoclopramid hydroclorid 10mg có tác dụng điều trị buồn nôn và nôn do chứng đau nửa đầu đồng thời điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản hoặc ứ đọng dạ dày. Thuốc được sản xuất bởi Công ty TNHH sản xuất thương mại dược phẩm NIC dưới dạng viên nén.
  • Thuốc Perimirane 10mg bào chế dạng viên nén bởi Công ty TNHH SX-TM Dược phẩm Thành Nam. Thuốc được sử dụng để kiểm soát tình trạng nôn hoặc buồn nôn cấp tính trong nhiều trường hợp, kể cả khi tình trạng này gây ra do đau nửa đầu cấp hoặc do hóa trị. 

9 Cơ chế tác dụng 

9.1 Dược lực học

Tại hệ tiêu hóa, metoclopramid giúp kích thích vận động của ống tiêu hóa phía trên mà không làm tăng tiết dịch vị, dịch mật hay enzym tụy. Thuốc làm tăng độ nhạy của mô với acetylcholin – chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm điều hòa nhu động ruột. Tác dụng thúc đẩy nhu động của thuốc không phụ thuộc vào dây thần kinh phế vị và có thể bị ức chế nếu dùng đồng thời với thuốc kháng cholinergic. Metoclopramid giúp tăng lực co bóp ở dạ dày, đặc biệt là vùng hang vị, đồng thời làm giãn cơ thắt môn vị và hành tá tràng, từ đó thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày và vận chuyển thức ăn qua ruột non nhanh hơn. Ngoài ra, thuốc còn làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới, giúp ngăn trào ngược dạ dày – thực quản.

Đối với hệ thần kinh trung ương, metoclopramid là một chất đối kháng mạnh tại các thụ thể dopamin. Nhờ đó, thuốc có tác dụng chống nôn hiệu quả và đồng thời tạo hiệu ứng an thần nhẹ. Tác dụng chống nôn chủ yếu đến từ việc ức chế các thụ thể dopamin ở trung ương và ngoại vi, đặc biệt ở vùng kích hoạt thụ thể hóa học (CTZ) của hành não – nơi dopamin có thể gây ra cảm giác buồn nôn và nôn. Thuốc có thể ngăn cản tác dụng gây nôn của các hoạt chất như L-dopa hoặc apomorphin. Ngoài ra, metoclopramid còn thúc đẩy tiết prolactin và làm tăng tạm thời nồng độ aldosteron trong máu, có thể dẫn đến hiện tượng giữ nước nhẹ trong cơ thể.

9.2 Dược động học

Hấp thu: Sau khi uống, metoclopramid được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong khoảng 1 - 2 giờ sau khi dùng thuốc.

Phân bố: Metoclopramid được phân bố rộng khắp cơ thể, có khả năng vượt qua hàng rào máu não và nhau thai dễ dàng. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của thuốc tương đối thấp, khoảng 13 – 30%, chủ yếu gắn với Albumin.

Chuyển hoá: Metoclopramid trải qua quá trình chuyển hóa lần đầu tại gan, gây ra sự thay đổi đáng kể về Sinh khả dụng giữa các cá thể.  Trung bình, sinh khả dụng tuyệt đối đường uống khoảng 80%, nhưng có thể dao động rộng từ 30% đến 100%. Quá trình chuyển hóa lần đầu này làm giảm khoảng 25% lượng thuốc.

Thải trừ: Thuốc được thải trừ khỏi cơ thể theo hai pha, với thời gian bán thải ở pha cuối khoảng 4 - 6 giờ. Phần lớn thuốc được đào thải qua nước tiểu, chiếm khoảng 85% tổng lượng thuốc trong vòng 72 giờ. Trong đó, khoảng 20% được thải trừ dưới dạng không đổi, còn lại là các dạng liên hợp với sulfat hoặc acid glucuronic. Khoảng 5% lượng thuốc được thải trừ qua phân và mật.[1]

10 Thuốc Metof 10mg giá bao nhiêu?

Thuốc Metof 10mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc Metof 10mg mua ở đâu?

Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Metof 10mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Thuốc Metof 10mg với thành phần chính là Metoclopramid hiệu quả trong việc điều trị nôn, buồn nôn do nhiều nguyên nhân như đau nửa đầu, hoá trị liệu, sau phẫu thuật.
  • Thuốc vừa có tác dụng chống nôn trung ương, vừa tăng cường vận động đường tiêu hóa, mang lại hiệu quả toàn diện.
  • Bào chế dạng viên nén, dễ dàng sử dụng qua đường uống.

13 Nhược điểm

  • Không nên sử dụng thuốc quá 5 ngày liên tục do nguy cơ loạn vận động muộn và các rối loạn thần kinh khác.

Tổng 9 hình ảnh

metof 10mg 1 B0877
metof 10mg 1 B0877
metof 10mg 2 N5683
metof 10mg 2 N5683
metof 10mg 3 O5671
metof 10mg 3 O5671
metof 10mg 4 R7253
metof 10mg 4 R7253
metof 10mg 5 K4416
metof 10mg 5 K4416
metof 10mg 6 E1770
metof 10mg 6 E1770
metof 10mg 7 F2856
metof 10mg 7 F2856
metof 10mg 8 M5406
metof 10mg 8 M5406
metof 10mg 9 N5483
metof 10mg 9 N5483

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Metof 10mg được Cục quản lý Dược phê duyệt. Tải file PDF tại đây.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc này uống trước hay sau ăn vậy?

    Bởi: Lam vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ nên uống thuốc Metof 10mg trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất ạ.

      Quản trị viên: Dược sĩ Mai Vi vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Metof 10mg 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Metof 10mg
    N
    Điểm đánh giá: 4/5

    Uống thuốc thấy đỡ buồn nôn hẳn

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789