1 / 18
thuoc methylpred nic 16 P6545

Methylpred-NIC 16

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: Còn hàng
Thương hiệuUSA - NIC Pharma, Công ty TNHH SX-TM Dược phẩm NIC (NIC Pharma)
Công ty đăng kýCông ty TNHH SX-TM Dược phẩm NIC (NIC Pharma)
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 3 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng36 tháng
Hoạt chấtMethylprednisolone
Tá dượcTalc, Povidone (PVP), Magnesi stearat, Sodium Laureth Sulfate, Cellulose Bột , Lactose monohydrat
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmme546
Chuyên mục Thuốc Kháng Viêm

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Lam Phượng Biên soạn: Dược sĩ Lam Phượng
Dược sĩ Lâm Sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 230 lần

1 Thành phần

Thành phần: Thành phần trong mỗi viên nén Methylpred-NIC 16 chứa: 

Hoạt chất Methylprednisolone với hàm lượng 16 mg

Các tá dược gồm:

  • Lactose
  • Cellulose vi tinh thể 101
  • Tinh bột ngô
  • PVP K30
  • Natri lauryl sulfat
  • Primellose
  • Magnesi stearat
  • Bột talc

Dạng bào chế: Viên nén.

2 Tác dụng - chỉ định của thuốc Methylpred-NIC 16

Thuốc Methylpred-NIC 16 được chỉ định trong nhiều tình trạng cần giảm viêm và ức chế miễn dịch do glucocorticoid, bao gồm:

Bệnh lý về khớp: Điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp mãn tính ở trẻ em.

Viêm mạch máu: Hiệu quả trong các trường hợp viêm động mạch thái dương, viêm quanh động mạch nốt và Lupus ban đỏ hệ thống.

Dị ứng nghiêm trọng: Sử dụng cho các bệnh dị ứng nặng như viêm mũi dị ứng (theo mùa và quanh năm), viêm da do tiếp xúc, hen phế quản và các phản ứng quá mẫn do thuốc.

Bệnh lý về máu: Điều trị các bệnh rối loạn huyết học như thiếu máu tan máu và giảm bạch cầu hạt.

Ung thư: Dùng trong điều trị bạch cầu cấp tính, u lympho, ung thư tuyến vú và ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối.

Các bệnh tiêu hóa và thận: Được chỉ định trong viêm loét đại tràng mạn tính, bệnh Crohnhội chứng thận hư nguyên phát.

Ghép tạng: Sử dụng để ngăn ngừa và điều trị tình trạng thải ghép sau phẫu thuật ghép tạng.

Thuốc Methylpred-NIC 16 - Kháng viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng
Thuốc Methylpred-NIC 16 - Kháng viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng

3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Methylpred-NIC 16

3.1 Liều dùng

Viêm khớp dạng thấp: Khởi đầu từ 12 đến 40 mg mỗi ngày.

Lupus ban đỏ hệ thống: Liều 48 mg mỗi ngày cho đến khi chỉ số ESR đạt mức bình thường trong vòng một tuần.

Viêm cột sống dính khớp: Liều khuyến cáo từ 20 đến 100 mg mỗi ngày.

Hen phế quản và các bệnh dị ứng khác: Liều từ 8 đến 12 mg mỗi ngày.

Rối loạn huyết học và bệnh bạch cầu ác tính: Liều trong khoảng 16 đến 100 mg mỗi ngày.

Viêm đại tràng mãn tính và bệnh Crohn: Liều từ 16 đến 60 mg mỗi ngày.

Cấy ghép nội tạng: Liều tối đa có thể lên đến 3,6 mg/kg/ngày.

Viêm động mạch khổng lồ và đau đa cơ thấp khớp: Liều thường là 64 mg mỗi ngày.

Bệnh da phồng rộp mãn tính: Liều từ 80 đến 360 mg mỗi ngày.

Thời gian điều trị: Thời gian điều trị thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày cho các tình trạng viêm khớp hoặc dị ứng. Nếu không có dấu hiệu cải thiện sau 7 ngày, cần đánh giá lại để xác nhận chẩn đoán. [1].

Giảm liều: Khi đạt được hiệu quả điều trị, cần giảm liều dần dần. Đối với các bệnh mãn tính, việc giảm liều không nên vượt quá 2 mg trong khoảng thời gian 7-10 ngày.

3.2 Cách dùng 

Dùng theo đường uống. 

4 Chống chỉ định

Không sử dụng Methylprednisolon ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng quá mức với Methylprednisolon hoặc bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc.

Chống chỉ định ở những bệnh nhân mắc phải nhiễm nấm toàn thân, các trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng, trừ khi bệnh nhân đang trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn hoặc lao màng não.

Không nên sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có tổn thương da do virus, nấm hoặc lao, vì điều này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Bệnh nhân đang được điều trị bằng vắc xin virus sống cũng không nên sử dụng Methylprednisolon, vì thuốc có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Vinsolon 40mg - thuốc kháng viêm: tác dụng và cách dùng

5 Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp (tỷ lệ > 1/100):

  • Tiêu hóa: Tăng cảm giác thèm ăn, khó tiêu hóa.
  • Hệ thần kinh trung ương: Rối loạn giấc ngủ, dễ kích thích.
  • Da: Tăng cường lông trên cơ thể.
  • Nội tiết và chuyển hóa: Xuất hiện tình trạng đái tháo đường.
  • Cơ xương: Đau nhức khớp.
  • Mắt: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp (glaucoma).
  • Hô hấp: Xuất hiện tình trạng chảy máu cam.

Tác dụng phụ ít gặp (tỷ lệ từ 1/1000 đến 1/100):

  • Nội tiết và chuyển hóa: Hội chứng Cushing, ức chế trục tuyến yên-thượng thận, chậm phát triển, không dung nạp Glucose, hạ Kali huyết, nhiễm kiềm, vô kinh, giữ nước và natri, tăng đường huyết.
  • Tiêu hóa: Xuất hiện loét dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, cảm giác chướng bụng, viêm thực quản, viêm tụy.
  • Hệ thần kinh trung ương: chóng mặt, co giật, rối loạn tâm thần, khối u não, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, mê sảng, ảo giác, cảm giác hưng phấn.
  • Tim mạch: Xuất hiện tình trạng phù nề, tăng huyết áp.
  • Da: mụn trứng cá, teo da, thâm tím, tăng sắc tố.
  • Cơ xương: Yếu cơ, loãng xương, nguy cơ gãy xương.
  • Khác: Phản ứng quá mẫn.

6 Tương tác thuốc

Kháng sinh và kháng lao: Rifampin và Rifabutin làm tăng Độ thanh thải của Methylprednisolon, dẫn đến giảm nồng độ trong huyết tương.

Thuốc chống co giật: Phenobarbital, Phenytoin, Primidone, và Carbamazepine có thể yêu cầu điều chỉnh liều Methylprednisolon để đạt hiệu quả mong muốn.

Kháng sinh macrolid: Troleandomycin có thể làm giảm nồng độ Methylprednisolon.

Chất ức chế CYP3A4: Cimetidine, Isoniazid, Aprepitant, Itraconazole, Ketoconazole, và các thuốc khác như Diltiazem, Ethinylestradiol, và các thuốc ức chế miễn dịch (Ciclosporin, Tacrolimus) làm giảm độ thanh thải của Methylprednisolon, có thể dẫn đến tăng nồng độ trong huyết tương và nguy cơ độc tính.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Thuốc corticosteroid có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ nhiễm trùng hơn. Các dấu hiệu nhiễm trùng có thể bị che khuất, và tình trạng nhiễm trùng có thể tiến triển nặng trước khi được phát hiện.

Bệnh nhân đang dùng corticosteroid dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn, đặc biệt là khi tiếp xúc với bệnh thủy đậu hoặc sởi. Những bệnh nhân này có nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.

Đối với những bệnh nhân chưa từng mắc thủy đậu hoặc Herpes zoster, nên tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh và cần thăm khám ngay nếu có tiếp xúc.

Không sử dụng vắc-xin sống hoặc giảm độc lực cho những bệnh nhân đang dùng corticosteroid liều cao, vì hệ miễn dịch suy yếu có thể không đáp ứng đủ.

Việc sử dụng corticosteroid ở bệnh nhân lao cần được theo dõi kỹ lưỡng, đặc biệt ở những trường hợp bệnh lao tiềm ẩn, để phòng ngừa tái phát.

Thuốc chống lao cần được chỉ định dự phòng cho những bệnh nhân sử dụng corticosteroid dài hạn.

Có báo cáo về sự xuất hiện của ung thư Kaposi ở bệnh nhân dùng corticosteroid. Việc ngừng thuốc có thể giúp giảm nhẹ tình trạng này.

Mặc dù nghiên cứu ban đầu cho thấy lợi ích của corticosteroid trong sốc nhiễm khuẩn, việc sử dụng rộng rãi không được khuyến khích. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng dùng liều thấp corticosteroid trong thời gian dài có thể giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn cần dùng thuốc co mạch.

Một số ít trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc phản ứng phản vệ đã được ghi nhận ở bệnh nhân điều trị bằng corticosteroid. Cần thận trọng khi chỉ định cho những người có tiền sử dị ứng.

Với bệnh nhân đang phải đối mặt với áp lực thể chất hoặc tinh thần, cần tăng liều corticosteroid để đối phó với tình trạng căng thẳng.

Đối với những bệnh nhân đã dùng corticosteroid kéo dài hơn 3 tuần với liều lượng vượt quá liều sinh lý (khoảng 6 mg mỗi ngày), cần giảm liều từ từ để tránh tình trạng suy tuyến thượng thận. Nếu bệnh không có nguy cơ tái phát, liều dùng có thể được giảm xuống nhanh hơn đến mức sinh lý. Tuy nhiên, cần thận trọng và đánh giá kỹ lưỡng trước khi ngừng thuốc.

Đối với người cao tuổi: Cần theo dõi cẩn thận các tác dụng phụ, đặc biệt là loãng xương và tiểu đường.

Đối với trẻ em: Liều lượng cần được điều chỉnh theo tình trạng lâm sàng và nên duy trì ở mức thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.

Không sử dụng cho người cần lái xe và vận hành máy móc.

7.2 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú

Không sử dụng thuốc này.

7.3 Xử trí khi quá liều

Triệu chứng quá liều:

  • Hội chứng Cushing: Tích mỡ ở mặt và thân, da mỏng, dễ bầm tím.
  • Yếu cơ toàn thân: Giảm sức mạnh cơ, khó vận động.
  • Loãng xương: Xương yếu, dễ gãy.
  • Tăng năng vỏ tuyến thượng thận: Tuyến thượng thận hoạt động quá mức.
  • Ức chế tuyến thượng thận: Giảm sản xuất hormone khi ngừng thuốc đột ngột.

Xử trí:

  • Giảm liều từ từ: Tránh ngừng thuốc đột ngột để phòng suy tuyến thượng thận.
  • Theo dõi cẩn thận: Kiểm tra chức năng thượng thận và sức khỏe bệnh nhân.
  • Ngừng thuốc: Nếu cần thiết, việc ngừng thuốc phải được thực hiện từ từ dưới giám sát y tế.

7.4 Bảo quản

Thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.

Để xa tầm tay trẻ em.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Methylprednisolon 16 Khapharco - thuốc chống viêm

8 Một số thuốc thay thế

  1. Thuốc Methylprednisolon 4mg Khapharco chứa thành phần hoạt chất tương tự thuốc bạn tìm mua, do Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Khánh Hòa sản xuất, được bào chế dạng viên nén và hiện đang được bán với giá 289.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên.
  2. Thuốc Medrol 16mg có thành phần, hàm lượng và chỉ định tương tự, đây là thuốc của thương hiệu Pfizer (Thailand) Ltd. Thuốc được bào chế dạng viên nén và hiện đang được bán với giá 160.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên.

9 Cơ chế tác dụng

9.1 Dược lực học

Methylprednisolon hoạt động bằng cách giảm viêm và điều chỉnh phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nó ngăn chặn việc giải phóng các chất trung gian gây viêm như histamin và prostaglandin, giúp giảm triệu chứng như sưng và đau. Đồng thời, thuốc làm giảm số lượng bạch cầu di chuyển đến khu vực bị tổn thương, hạn chế tính thấm của mạch máu, từ đó giảm phù nề. Methylprednisolon cũng làm suy yếu phản ứng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt trong các tình trạng viêm da dị ứng và các phản ứng miễn dịch khác, ngăn chặn sự tấn công của tế bào lympho T vào các mô cơ thể, qua đó kiểm soát các tình trạng viêm và quá trình tăng sinh tế bào bất thường. [2].

9.2 Dược động học

Hấp thu: Sau khi uống, Methylprednisolon được hấp thu nhanh chóng, thường đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương từ 1,5 đến 2,5 giờ. Sinh khả dụng của thuốc dao động từ 82% đến 89% ở người khỏe mạnh.

Phân bố: Thuốc phân bố rộng khắp các mô trong cơ thể, có khả năng qua được hàng rào máu não và tiết vào sữa mẹ. Thể tích phân bố khoảng 1,4 lít/kg.

Thời gian tác dụng: Methylprednisolon bắt đầu có hiệu quả tối đa sau khoảng 1-2 giờ kể từ khi uống. Tác dụng có thể kéo dài từ 30 đến 36 giờ, tùy thuộc vào đường dùng.

Chuyển hóa: Quá trình chuyển hóa chủ yếu diễn ra ở gan, tạo thành các chất không còn hoạt tính. Một phần nhỏ thuốc cũng được chuyển hóa ở thận.

Thải trừ: Thuốc có thời gian bán thải từ 1,8 đến 5,2 giờ. Ở những người béo phì, thời gian này có thể ngắn hơn. Thuốc được đào thải qua nước tiểu sau khi chuyển hóa.

10 Thông báo thay đổi mẫu mã thuốc Methylprednisolon 16mg NIC-PHARMA

Như hình ảnh minh họa, mẫu mới của thuốc Methylprednisolone 16mg có một số thay đổi nhỏ về thiết kế bao bì so với mẫu cũ. Tuy nhiên, thành phần, hàm lượng và công dụng của thuốc vẫn được giữ nguyên. Thuốc Methylprednisolon 16mg NIC-PHARMA được đổi tên thành thuốc Methylpred-NIC 16.

Thay đổi mẫu mã thuốc Methylprednisolon 16mg NIC-PHARMA
Sự thay đổi mẫu mã thuốc Methylprednisolon 16mg NIC-PHARMA

11 Thuốc Methylpred-NIC 16 giá bao nhiêu?

Thuốc Methylpred-NIC 16 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

12 Thuốc Methylpred-NIC 16 mua ở đâu?

Thuốc Methylpred-NIC 16 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Methylpred-NIC 16 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

13 Ưu điểm

  •  
  • Thuốc có sinh khả dụng đạt khoảng 82-89% khi sử dụng đường uống, giúp đảm bảo hiệu quả điều trị nhanh chóng và ổn định trong việc điều trị các tình trạng viêm cấp tính và mãn tính.
  • Thuốc có thời gian bán thải tương đối ngắn, từ 1,8 đến 5,2 giờ, giúp kiểm soát được liều dùng và dễ dàng điều chỉnh trong các liệu trình điều trị ngắn hạn hoặc dài hạn mà không gây tích lũy thuốc.

14 Nhược điểm

  • Sử dụng glucocorticoid, đặc biệt là trong thời gian dài hoặc ở liều cao, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, bao gồm hội chứng Cushing, loãng xương, và tăng huyết áp. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bệnh nhân.

Tổng 18 hình ảnh

thuoc methylpred nic 16 P6545
thuoc methylpred nic 16 P6545
thuoc methylprednisolone 16mg nic 10 A0288
thuoc methylprednisolone 16mg nic 10 A0288
thuoc methylprednisolone 16mg nic 9 J3506
thuoc methylprednisolone 16mg nic 9 J3506
thuoc methylprednisolone 16mg nic 8 K4180
thuoc methylprednisolone 16mg nic 8 K4180
thuoc methylpred nic 16 1 J3581
thuoc methylpred nic 16 1 J3581
thuoc methylprednisolone 16mg nic 7 U8841
thuoc methylprednisolone 16mg nic 7 U8841
thuoc methylprednisolone 16mg nic 5 R7661
thuoc methylprednisolone 16mg nic 5 R7661
thuoc methylpred nic 16 2 T8713
thuoc methylpred nic 16 2 T8713
hdsd thuoc methylpred nic 16 9 G2021
hdsd thuoc methylpred nic 16 9 G2021
hdsd thuoc methylpred nic 16 8 M4670
hdsd thuoc methylpred nic 16 8 M4670
hdsd thuoc methylpred nic 16 7 H2602
hdsd thuoc methylpred nic 16 7 H2602
hdsd thuoc methylpred nic 16 6 U8075
hdsd thuoc methylpred nic 16 6 U8075
hdsd thuoc methylpred nic 16 5 D1634
hdsd thuoc methylpred nic 16 5 D1634
hdsd thuoc methylpred nic 16 4 M5832
hdsd thuoc methylpred nic 16 4 M5832
hdsd thuoc methylpred nic 16 3 O5425
hdsd thuoc methylpred nic 16 3 O5425
hdsd thuoc methylpred nic 16 2 P6028
hdsd thuoc methylpred nic 16 2 P6028
hdsd thuoc methylpred nic 16 1 G2382
hdsd thuoc methylpred nic 16 1 G2382
hdsd thuoc methylpred nic 16 B0324
hdsd thuoc methylpred nic 16 B0324

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Methylpred-NIC 16 do Cục Quản lý Dược phê duyệt. Tải file PDF Tại Đây
  2. ^ Tác giả Antonio Ocejo và cs (Ngày cập nhật: ngày 22 tháng 5 năm 2022). Methylprednisolone, NCBI. Truy cập ngày 16/10/2024
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Vậy là thuốc Methylpred-NIC 16 thay đổi mẫu mã à nhà thuốc?

    Bởi: Quyền vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào anh, đúng rồi anh nhé thuốc Methylpred-NIC 16 được thay đổi tên trước đấy có tên là Methylprednisolone 16 nhé anh

      Quản trị viên: Dược sĩ Lam Phượng vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Methylpred-NIC 16 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Methylpred-NIC 16
    K
    Điểm đánh giá: 5/5

    Tôi đã nhận được đủ số thuốc Methylpred-NIC 16 đã đặt ở nhà thuốc rồi nhé

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633