Methadon Viên
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Danapha, Công ty cổ phần Dược DANAPHA |
Công ty đăng ký | DANAPHA |
Số đăng ký | VD-27703-17 |
Dạng bào chế | Dung dịch uống |
Hoạt chất | Methadone hydrochloride |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | at154 |
Chuyên mục | Thuốc Trị Ung Thư |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Methadon Danapha được chỉ định để điều trị những tình trạng đau nặng, đau mạn tính hoặc để giải độc. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Methadon Danapha
1 Thành phần
Thành phần:
Trong 1000 ml dung dịch có chứa:
- Methadon HCL:10 gam.
- Tá dược (natri benzoat, acid citric, Glycerin, Ethanol, dung dich Sorbitol 70 %, Sucralose, màu sunset yellow, hương anh đào, nước tinh khiết) vừa đủ
Dạng bào chế: Dung dịch uống
2 Tác dụng-Chỉ định của thuốc Methadon Danapha
2.1 Tác dụng của thuốc Methadon Danapha
2.1.1 Dược lực học
Cơ sở điều trị Methadone là gì? Methadon là dẫn chất tổng hợp của diphenylheptan chủ vận thụ thể m-opioid, là thuốc giảm đau nhóm opioid, có tác dụng dược lý tương tự morphin.
2.1.2 Dược động học:
Hấp thu: Methadon hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
Phân bố: Methadon có tính ái lipid cao và phân bố rộng rãi vào các mô trong cơ thể. Do tính ái lipid, methadon có thể tồn tại lâu trong gan và các mô khác.. Methadon qua được nhau thai và phân bố vào trong sữa mẹ.
Chuyển hóa: Methadon được chuyển hóa qua gan và ruột
Thải trừ Methadon và các chất chuyển hóa được bài tiết ở nhiều mức độ khác nhau trong nước tiểu và trong phân.
3 Chỉ định của thuốc Methadon Danapha
Thuốc được dùng trong các trường hợp:
- Điều trị đau mức độ vừa và nặng không đáp ứng với các thuốc giảm đau không thuộc dạng opioid.
- Điều trị đau ở những trường hợp dùng các thuốc opiat khác nhưng không có hiệu quả hoặc có tác dụng bất lợi.
- Điều trị đau mạn tính do ung thư.
- Giải độc và điều trị duy trì tình trạng phụ thuộc opioid: Methadon được sử dụng như một thuốc uống thay thế heroin và các thuốc tương tự Morphin để loại bỏ hội chứng cai thuốc ở những người nghiện các thuốc này.
4 Liều dùng-Cách dùng thuốc Methadon Danapha
4.1 Liều dùng thuốc
Liều dùng ở người lớn | - Điều trị giảm đau: An toàn nhất là dùng liều thấp và tăng dần:
- Điều trị giải độc ngắn hạn
|
Liều ở trẻ em | - Methadon không được khuyến cáo dùng cho trẻ em ở bất kỳ tuổi nào. Tuy nhiên, đã được dùng cho trẻ em 3 – 7 tuổi để giảm đau khi phẫu thuật
|
4.2 Cách dùng thuốc Methadon Danapha hiệu quả
Dung dịch đậm đặc 10 mg/ml uống phải pha loãng tới ít nhất 30 ml với nước trước khi dùng.
Liều uống giải độc và duy trì có thể uống cùng với nước hoa quả
⇒ Xem thêm thuốc có cùng công dụng tại đây: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Morphin 30mg Dopharma giảm đau mạnh
5 Chống chỉ định
- Dị ứng với methadon và các tả được của thuốc. -Bệnh gan nặng, bệnh gan mất bù.
- Suy hỗ hấp nặng, hen cấp tính, chấn thương sọ não tăng áp lực nội sọ, viêm loét đại tràng, có thất đường tiết niệu và đường mật
- Các rối loạn tâm thần nặng mà chưa được điều trị ổn định: tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lương cực, trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát.
- Đang điều trị bằng thuốc đồng vận, đối vặn hoặc vừa đồng vận, vừa đối vận với CDTP ( LAAM, Naltrexon, Buprenorphin).
6 Tác dụng phụ
Uống Methadone có hại không? Methadone có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn bao gồm:
- Hệ tim mạch: Khoảng QT kéo dài, hiếm gặp hơn có thể gây xoắn đỉnh; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, nhịp tim chập, ngừng tim, bệnh cơ tim, thay đổi điện tâm đồ, phù, xanh tím, nóng bừng, suy tim, hạ huyết áp, hồi hộp đánh trống ngực, giãn mạch ngoại vi, viêm tĩnh mạch, hạ huyết áp tư thế, choáng, ngất, sóng T đảo ngược, rung nhĩ, nhịp nhanh thất.
- Hệ thần kinh trung ương: Kích động, lú lẫn, mất định hướng, chóng mặt, ngủ gà, cảm giác khó chịu, hưng cảm, ảo giác, nhức đầu, mất ngủ, buồn ngủ, co giật.
- Da: mày đay, ban đỏ, ngứa, ban xuất huyết.
- Nội tiết và chuyển hóa: Tiểu ít, mất kinh, giảm Kali huyết, giảm magnesi huyết, giảm khả năng tình dục, hội chứng suy tuyến thượng thận.
- Tiêu hóa: Đau bụng, chán ăn, co thắt đường mật, táo bón, buồn nôn, nôn, nóng rát dạ dày, viêm lưỡi, tăng cân, khô miệng.
- Tiết niệu: Liệt dương, bí tiểu tiện.
- Huyết học: Giảm tiểu cầu có hồi phục.
- Thần kinh cơ: Yếu cơ.
- Mắt: Co đồng tử, rối loạn thị giác.
- Hô hấp: Ức chế hô hấp, ngừng thở, phù phổi.
- Biểu hiện khác: Tử vong, vã mồ hôi, lệ thuộc về thể chất và tinh thần.
⇒ Xem thêm thuốc khác tại đây: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Osaphine điều trị những cơn đau nặng hiệu quả
7 Tương tác
- Tránh phối hợp: Tránh phối hợp methadon với bất kỳ thuốc nào sau đây: Ethyl alcohol, Azelastin, thuốc ức chế thần kinh trung ương, conivaptan, itraconazol, mifepriston, paraldehyd, posaconazol.
- Tăng tác dụng/độc tính: Methadon có thể gây tăng nồng độ/tác dụng của các thuốc sau: Alvimopan, aripiprazol, azelastin, Desmopressin, fesoterodin, metyrosin, nebivovol, paraldehyd, lợi tiểu nhóm thiazid, zidovudin, Zolpidem.
- Các thuốc có thể gây tăng nồng độ/tác dụng của methadon như sau: Ethyl alcohol, amphetamin, phenothiazin, boceprevir, conivaptan, fluconazol, hydroxyzin, interferon-alpha, itraconazol, ivacaptor, ketoconazol, mifepriston, posaconazol, quazepam, succinyl cholin, voriconazol.
- Giảm tác dụng:
- Methadon có thể gây giảm nồng độ/tác dụng của các thuốc sau: Codein, didanosin, pegvisomant, Tramadol.
- Các thuốc có thể làm giảm nồng độ/tác dụng của methadon như sau: Amoni clorid, bocepvir, carbamazepin, deferasiro. Khói thuốc lá làm giảm nồng độ methadon huyết tương.
- Tương tác với thức ăn/rượu/thảo dược: Uống rượu nhiều trong thời gian dài khi dùng methadon làm giảm nồng độ methadon trong huyết thanh. Nếu uống nhiều rượu cùng lúc với điều trị methadon có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
8 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
8.1 Lưu ý và thận trọng
- Phải dùng thận trọng methadon vì có thể dẫn tới tử vong hoặc đe dọa tính mạng khi dùng methadon quá liều . Cần theo dõi chặt chẽ trong giai đoạn đầu điều trị . Hướng dẫn người bệnh dùng thuốc theo đơn, không tự dùng thuốc liều cao hơn như trong đơn nếu không có ý kiến của thầy thuốc.
- Những trường hợp dùng liều cao (trên 200 mg/ngày ở người lớn) cần phải theo dõi khoảng QT trong quá trình điều trị.
- Nguy cơ ức chế hô hấp xảy ra với những người bệnh có bệnh hô hấp, hoặc đang có tình trạng ức chế hô hấp, tác dụng ức chế hô hấp kéo dài hơn tác dụng giảm đau.
- Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân chấn thương sọ não, tăng áp lực trong sọ, hoặc các tổn thương trong sọ khác.
- Sử dụng thận trọng ở những người bệnh giảm thể tích dịch hoặc choáng tuần hoàn do nguy cơ giảm huyết áp trầm trọng có thể xảy ra khi sử dụng methadon.
- Nếu ngừng thuốc đột ngột ở những người bệnh điều trị dài hạn, có thể xuất hiện hội chứng cai thuốc hoặc co giật, vì vậy cần giảm liều từ từ.
- Do methadon tích lũy nên liều và tần suất liều cần giảm đi nếu dùng liều nhắc lại.
- Sử dụng thận trọng ở những người có bệnh gan, thận, phổi, hoặc bệnh tim mạch.
- Sử dụng thận trọng và giảm liều ở những người suy kiệt hoặc suy gan, suy thận, suy giáp nặng, bệnh Addison, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
8.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
8.2.1 Thời kỳ mang thai:
Cho đến nay chưa có thông tin về methadon có gây hại cho thai nhi khi phụ nữ mang thai dùng methadon hay không. Tuy nhiên chỉ sử dụng methadon cho phụ nữ đang mang thai khi đã có cân nhắc đầy đủ lợi ích và nguy cơ. Không khuyến cáo sử dụng methadon để làm giảm đau trong lúc sinh, do tác dụng của methadon kéo dài có thể gây ra ức chế hô hấp ở trẻ mới sinh.
Không khuyến cáo áp dụng điều trị giải độc ngắn hạn và dài hạn bằng methadon trong thời kỳ mang thai.
8.2.2 Thời kỳ cho con bú:
Methadon qua được sữa mẹ, do đó không cho trẻ bú sữa mẹ nếu người mẹ đang điều trị bằng methadon. Những phụ nữ đang điều trị duy trì bằng methadon liều cao đồng thời đang cho con bú cần hướng dẫn việc ngừng cho bú mẹ từng bước, nhằm phòng tránh việc xuất hiện hội chứng cai ở trẻ mới sinh.
8.3 Xử trí khi quá liều
- Bệnh nhân uống liều cao hơn liều được kê đơn
+ Cần theo dõi người bệnh chặt chẽ trong 4 giờ sau khi uống methadon.
+ Nếu có biểu hiện ngộ độc cần điều trị theo hướng dẫn.
- Triệu chứng ngộ độc cấp
+ Suy hô hấp, rối loạn ý thức, co đồng tử, hạ huyết áp.
- Xử trí: Trước hết phải để người bệnh nằm ở phòng thoáng để tiền hành cấp cứu (tốt nhất là chuyển đến khoa hồi sức cấp cứu càng sớm càng tốt).
8.4 Bảo quản
Methadon cần được bảo quản trong lọ đậy kín, tránh ánh sáng ở nhiệt độ khoảng 15 – 30 độ C đối với dạng dung dịch uống
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-27703-17
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Danapha
Đóng gói: Chai Nhựa 1000 ml có kèm tờ hướng dẫn sử dụng.
10 Thuốc Methadon Danapha giá bao nhiêu?
Thuốc hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 hoặc 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Methadon Danapha mua ở đâu?
Thuốc mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số Sản phẩm thuốc thay thế
12 Ưu điểm
- Methadone là một loại thuốc được sử dụng để kiểm soát và điều trị chứng rối loạn sử dụng chất dạng thuốc phiện và là thuốc giảm đau trong các cơn đau mãn tính. Nó là một loại thuốc chủ vận opioid dài hạn tổng hợp [1].
- Methadone đường uống chủ yếu được sử dụng như một phương pháp điều trị opioid bậc hai cho các tình trạng đau mãn tính chọn lọc [2].
Methadone có giá thành rẻ, tăng liều cũng chậm hơn và khi lên cơn nghiện thì người bệnh cũng ít chật vật hơn.
Dạng dung dịch uống dễ pha chế và sử dụng
13 Nhược điểm
- Đây là biện pháp “uống thuốc độc giải khát” nên hoàn toàn không thể cai nghiện triệt để và cũng không phải cai nghiện ma túy đích thực. Sử dụng phương pháp này như con dao hai lưỡi, chỉ là chuyển từ loại chất nghiện này sang chất nghiện khác và không thể kéo dài.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Mehnoor Durrani, Methadone, ngày đăng Tháng 1 năm 2023, Pubmed, truy cập ngày 05 tháng 08 năm 2023
- ^ Tác giả Denise Kreutzwiser, Methadone for Pain Management: A Pharmacotherapeutic Review, ngày đăng Tháng 8 năm 2020, Pubmed, truy cập ngày 05 tháng 08 năm 2023