1 / 15
thuoc metformin stella 850mg 1 V8638

Metformin STELLA 850mg

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

100.000
Đã bán: 351 Còn hàng
Thương hiệuStellapharm, Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm
Công ty đăng kýCông ty TNHH Liên doanh Stellapharm
Số đăng kýVD-26565-17
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 4 vỉ x 15 viên
Hoạt chấtMetformin
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmaa5650
Chuyên mục Thuốc Tiểu Đường
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Dược sĩ Mai Hiên Biên soạn: Dược sĩ Mai Hiên
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1529 lần

Thuốc Metformin STELLA 850mg được chỉ định để điều trị bệnh đái tháo đường type II không phụ thuộc Insulin và dùng phối hợp với sulfonylurê khi chế độ ăn và metformin hoặc sulfonylurea đơn trị liệu không có hiệu quả kiểm soát đường huyết một cách đầy đủ. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Metformin STELLA 850mg.

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi viên thuốc chứa các thành phần sau:

  • Hoạt chất Metformin hydrochloride 850mg 
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Metformin STELLA 850mg 

2.1 Thuốc Metformin STELLA 850mg là thuốc gì và tác dụng

2.1.1 Dược động học 

Hấp thu: Metformin hấp thu chậm và không hoàn toàn qua đường tiêu hóa, chủ yếu là ở ruột non. Sinh khả dụng tuyệt đối đường uống khoảng 50 - 60% khi dùng liều 500mg lúc đói. Nếu uống cùng với thức ăn có thể làm giảm mức độ và tốc độ hấp thu thuốc. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc đạt được sau 24 - 48 giờ.

Phân bố: Thuốc phân bố nhanh và chủ yếu vào các mô và dịch ngoại bào trong cơ thể, một phần ở hồng cầu và các khoang mô sâu. Metformin gần như không liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố biểu kiến ​​sau khi uống một liều metformin 850mg trung bình là 654 ± 358 L.

Chuyển hóa: Metformin không bị chuyển hóa bước một qua gan và hiện tại chưa có chất chuyển hóa nào của thuốc được tìm thấy ở người. 

Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận và được bài tiết dưới dạng liều dùng không đổi qua nước tiểu. Thời gian bán thải của thuốc là khoảng 2 - 6 giờ. Một phần nhỏ metformin hydrochloride tiết được qua sữa mẹ. [1]

2.1.2 Dược lực học

Metformin là một thuốc chống đái tháo đường nhóm biguanid, có tác dụng làm giảm sự tăng Glucose huyết ở bệnh nhân đái tháo đường nhưng không gây biến chứng hạ đường huyết. Sự bài tiết insulin không thay đổi khi dùng metformin.

Metformin được chỉ định như một chất hỗ trợ giúp tăng cường kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (không phụ thuộc insulin) khi chế độ ăn kiêng và tập thể dục không đáp ứng được. Metformin làm giảm nồng độ glucose máu bằng cách ức chế tổng hợp glucose ở gan, giảm hấp thu glucose ở ruột và cải thiện độ nhạy liên kết của insulin với thụ thể (tăng cả sự hấp thu và sử dụng glucose ở ngoại biên). [2]

Ngoài tác dụng chống đái tháo đường, metformin còn ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipoprotein, thường bị rối loạn ở bệnh nhân đái tháo đường type II. Người đang được điều trị bằng metformin có xu hướng ổn định thể trọng hoặc có thể hơi giảm.

2.2 Chỉ định thuốc Metformin STELLA 850mg 

Thuốc Metformin STELLA 850mg được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Điều trị bệnh đái tháo đường type II không phụ thuộc insulin.
  • Phối hợp với sulfonylurê khi chế độ ăn và metformin hoặc sulfonylurea đơn trị liệu không có hiệu quả kiểm soát đường huyết một cách đầy đủ

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Hasanbest 500/5 giảm đường huyết

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Metformin STELLA 850mg 

3.1 Liều dùng Metformin STELLA 850mg 

Liều khuyến cáo: Ở bệnh nhân chưa sử dụng metformin, liều khởi đầu khuyến cáo là 500 mg/lần/ngày. Nếu bệnh nhân không gặp tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 500mg sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 - 2 tuần  và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000mg/ngày.

3.1.1 Người lớn

Liều khởi đầu là 1 viên/lần/ngày uống vào bữa ăn sáng. Sau đó cách tuần tăng liều 1 lần, uống thêm 1 viên/ngày chia làm nhiều liều cho đến khi liều tối đa là 3 viên/ngày. 

Liều duy trì thường dùng là 1 viên x 2 lần/ngày uống vào bữa ăn sáng và tối. Một số bệnh nhân có thể dùng liều 1 viên x 3 lần/ngày uống vào các bữa ăn.

3.1.2 Trẻ em từ 10 tuổi trở lên và thanh thiếu niên

Liều khởi đầu là 1 viên/lần/ngày. Hiệu chỉnh liều sau 10 - 15 ngày dựa theo đường huyết của người bệnh. Liều tối đa là 2 g/ngày, chia làm 2 - 3 liều. 

3.1.3 Người cao tuổi

Thận trọng ở người cao tuổi đặc biệt có kèm thêm suy thận và không nên điều trị với liều tối đa của metformin.

3.1.4 Bệnh nhân suy thận

Trước khi bắt đầu điều trị bằng metformin cần đánh giá chức năng thận của bệnh nhân và đánh giá định kỳ sau đó.

Mức lọc cầu thận ước tínhXử trí
eGFR < 30 ml/phút/1,73 m2Người chưa dùng: Chống chỉ định
Bệnh nhân đang dùng: ngừng dùng metformin
eGFR nằm trong khoảng 30 - 45 ml/phút/1,73 m2Người chưa dùng: Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin
Bệnh nhân đang dùng: đánh giá nguy cơ - lợi ích khi tiếp tục điều trị

3.1.5 Bệnh nhân suy giảm chức năng gan

Do nguy cơ nhiễm Acid Lactic hiếm xảy ra nhưng có gần 50% trường hợp gây tử vong, nên phải Tránh dùng metformin ở người có biểu hiện rõ bệnh gan về lâm sàng và xét nghiệm vì có nguy cơ nhiễm acid lactic (mặc dù hiếm xảy ra) có thể gây tử vong (gần 50%).

3.2 Cách dùng thuốc Metformin STELLA 850mg hiệu quả

Thuốc dùng đường uống, có thể uống thuốc với một cốc nước đầy (khoảng 150ml). Thuốc được uống cùng với bữa ăn hoặc uống sau khi ăn. 

4 Chống chỉ định

Chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 
  • Bệnh nhân có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương.
  • Bệnh nhân suy giảm hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh ≥ 1,5 mg/dL ở nam giới, hoặc ≥ 1,4 mg/dL ở phụ nữ).
  • Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR < 30 ml/phút/1,73 m2).
  • Bệnh nhân nhiễm toan chuyển hóa bao gồm cả nhiễm toan ceton do tiểu đường.
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan, tim mạch nặng (suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính), bệnh hô hấp nặng với giảm oxygen huyết.
  • Bệnh nhân mất bù chuyển hóa cấp tính như nhiễm khuẩn hoặc hoại thư.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phải ngừng tạm thời metformin ở bệnh nhân chụp X-quang có tiêm các chất cản quang chứa iod vì có thể ảnh hưởng cấp tính chức năng thận.
  • Người nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Metforilex MR điều trị đái tháo đường typ 2

5 Tác dụng phụ

Trên hệ/cơ quanTần suất: Thường gặpÍt gặp
Tiêu hóaChán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, táo bón, ợ nóng 
DaBan, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng 
Chuyển hóaGiảm nồng độ vitamin B12Nhiễm acid lactic
Huyết học Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt

6 Tương tác

ThuốcTương tác
Thuốc có xu hướng gây tăng glucose huyết như thuốc lợi tiểu, corticosteroid, phenothiazin, những chế phẩm tuyến giáp, estrogen,...có thể dẫn đến giảm sự kiểm soát glucose huyết
Furosemidtăng nồng độ tối đa metformin trong huyết tương và trong máu, làm tăng tác dụng của metformin
Thuốc cationictương tác với metformin bằng cách cạnh tranh với những hệ thống vận chuyển thông thương ở ống thận gây tăng độc tính
Cimetidinlàm tăng (60%) nồng độ đỉnh của metformin trong huyết tương và máu toàn phần, tránh dùng phối hợp metformin với cimetidin

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Nguy cơ nhiễm toan lactic ở bệnh nhân điều trị bằng metformin

  • Quá trình giám sát hậu mãi đã ghi nhận các ca nhiễm toan lactic bao gồm cả trường hợp tử vong, giảm thân nhiệt, tụt huyết áp, loạn nhịp chậm kéo dài với các triệu chứng khởi phát không điển hình như khó chịu, đau cơ, suy hô hấp, lơ mơ và đau bụng. 
  • Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà về các triệu chứng của toan lactic. Nếu các triệu chứng này xảy ra cần ngừng thuốc và báo cho bác sĩ để có biện pháp xử trí.  
  • Ở bệnh nhân đã điều trị với metformin, đã được chẩn đoán toan lactic hoặc nghi ngờ có khả năng cao bị toan lactic, khuyến cáo nhanh chóng lọc máu để điều chỉnh tình trạng nhiễm toan và loại bỏ phần metformin đã bị tích lũy. Lọc máu có thể làm đảo ngược triệu chứng và nhanh phục hồi.
  • Yếu tố nguy cơ của nhiễm toan lactic liên quan đến metformin bao gồm suy thận, phối hợp với một số thuốc nhất định, người từ 65 tuổi trở lên, thực hiện chụp chiếu có dùng thuốc cản quang chứa iod, phẫu thuật và thực hiện các thủ thuật khác, tình trạng giảm oxy hít vào (như suy tim sung huyết cấp), uống nhiều rượu và bệnh nhân suy gan.

Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ và xử trí tình trạng nhiễm toan lactic:

  • Bệnh nhân suy thận: chủ yếu xảy ra ở người bị suy thận nặng. Nguy cơ nhiễm toan lactic tăng lên theo mức độ nặng của suy thận bởi metformin được thải trừ chủ yếu qua thận. Khuyến cáo lâm sàng dựa trên chức năng thận của bệnh nhân (xem phần Liều dùng).Thu thập dữ liệu về eGFR ít nhất 1 lần/năm ở tất cả các bệnh nhân sử dụng metformin và đánh giá chức năng thận thường xuyên hơn ở bệnh nhân có khả năng tăng nguy cơ suy thận.
  • Phối hợp với một số thuốc nhất định: Xem phần tương tác thuốc. Cần theo dõi bệnh nhân thường xuyên hơn.
  • Người từ 65 tuổi trở lên: Bệnh nhân tuổi càng cao thì có khả năng bị suy gan, suy thận, suy tim lớn hơn những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, nguy cơ nhiễm toan lactic cũng tăng lên. Cần đánh giá chức năng thận thường xuyên hơn ở đối tượng này.
  • Thực hiện chụp chiếu có dùng thuốc cản quang chứa iod: có thể dẫn tới suy giảm cấp tính chức năng thận và gây ra toan lactic ở bệnh nhân đang điều trị bằng metformin. Ngừng sử dụng metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện chiếu chụp có dùng thuốc cản quang chứa Iod ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30 - 60 ml/phút/1,73 m2, bệnh nhân có tiền sử suy gan, nghiện rượu, suy tim. Đánh giá lại eGFR 48 giờ sau khi chiếu chụp và dùng lại metformin nếu chức năng thận ổn định.
  • Phẫu thuật và thực hiện các thủ thuật khác: Sự lưu giữ thức ăn và dịch trong quá trình này có thể làm tăng nguy cơ giảm thế tích, tụt huyết áp và suy thận. Nên tạm ngừng dùng metformin khi bệnh nhân bị giới hạn lượng thức ăn và dịch nạp vào.
  • Tình trạng giảm oxy hít vào: Ở bệnh nhân suy tim sung huyết cấp (đặc biệt khí có kèm theo giảm tưới máu và giảm oxy huyết) có thể gây nhiễm toan lactic. Trụy tim mạch (sốc), nhồi máu cơ tim cấp, nhiễm khuẩn huyết và các bệnh lý khác liên quan đến giảm oxy huyết có mối quan hệ với toan lactic và cũng có thể gây nitơ huyết trước thận. Ngừng dùng metformin khi xảy ra các tình trạng này.
  • Uống nhiều rượu: làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lactat, làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic. Cảnh báo bệnh nhân không uống rượu khi sử dụng metformin.
  • Bệnh nhân suy gan: suy giảm thải trừ lactat dẫn tới tăng nồng độ lactat trong máu, nguy cơ tiến triển thành toan lactic. Tránh sử dụng metformin ở bệnh nhân suy gan.
  • Khuyến cáo bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn hợp lý vì metformin chỉ được coi như biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế cho việc điều tiết chế độ ăn phù hợp.
  • Thận trọng trong quá trình điều trị bằng metformin vì đã có báo cáo về việc dùng các thuốc uống điều trị đái tháo đường làm tăng tỷ lệ tử vong về tim mạch, so với việc điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc phối hợp insulin với chế độ ăn.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

7.2.1 Thời kỳ mang thai

Metformin hydrochloride qua được hàng rào nhau thai. Khi nồng độ glucose máu bất thường trong suốt thai kỳ có thể kết hợp gây nguy cơ cao bất thường bẩm sinh cho thai nhi. Khuyến cáo nên sử dụng insulin cho phụ nữ có thai để duy trì ổn định nồng độ glucose máu.

7.2.2 Thời kỳ cho con bú

Metformin hydrochloride tiết được qua sữa mẹ. Cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc cho mẹ cho con bú. Nếu ngừng sử dụng metformin hydrochloride và chế độ ăn uống không kiểm soát được mức glucose máu nên tiến hành điều trị bằng insulin. 

7.3 Xử trí khi quá liều

Qúa liều metformin không gây hạ đường huyết nhưng có nguy cơ nhiễm acid lactic.

Metformin có thể thẩm phân được với hệ số thanh thải lên tới 170 ml/phút; sự thẩm phân máu có tác dụng loại bỏ phần metformin đã bị tích lũy do quá liều. 

7.4 Bảo quản 

Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-26565-17

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm 

Đóng gói: Hộp 4 vỉ x 15 viên.

9 Thuốc Metformin STELLA 850mg giá bao nhiêu?

Thuốc hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Metformin STELLA 850mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Metformin STELLA 850mg mua ở đâu?

Thuốc Metformin STELLA 850mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Metformin STELLA 850mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

11 Ưu điểm

  • Thuốc đường uống dạng viên nén, viên nhỏ dễ uống.
  • Giá cả hợp lý, phải chăng.
  • Thuốc Metformin STELLA 850mg hiệu quả trong điều trị bệnh đái tháo đường type II không phụ thuộc insulin.
  • Metformin làm suy giảm tổn thương tim do Trastuzumab gây ra thông qua điều biến chức năng và động lực của ty thể (giảm rõ rệt tình trạng viêm, tổn thương & mất cân bằng động của ty thể, rối loạn điều hòa autophagy) mà không làm giảm hiệu quả chống ung thư của nó. [3]
  • Thuốc được sản xuất bởi Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm, có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất Dược phẩm, cung cấp ra thị trường các loại thuốc đạt chất lượng, được sản xuất trong nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO, đáp ứng những yêu cầu sản xuất nghiêm ngặt nhất.

12 Nhược điểm

  • Thuốc kê đơn, cần chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
  • Có thể gặp phải tác dụng phụ trong thời gian sử dụng thuốc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia PubChem. Absorption, Distribution and Excretion, PubChem. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ Chuyên gia PubChem. Mechanism of Action, PubChem. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ Tác giả Apiwan Arinno và cộng sự (Đăng ngày 06 tháng 12 năm 2022). Melatonin and metformin ameliorated trastuzumab-induced cardiotoxicity through the modulation of mitochondrial function and dynamics without reducing its anticancer efficacy, PubMed.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    thuốc có uống cùng thức ăn đc k?

    Bởi: Phương vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ được ạ, nên uống thuốc trong bữa ăn ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Thùy Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Metformin STELLA 850mg 3/ 5 1
5
0%
4
0%
3
100%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Metformin STELLA 850mg
    H
    Điểm đánh giá: 3/5

    Giao hàng nhanh chóng, hàng mới

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633