1 / 7
medocef 1g 1 B0562

Medocef 1g

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

40.000
Đã bán: 23 Còn hàng
Thương hiệuMedochemie, Medochemie Ltd. – Factory C
Công ty đăng kýMedochemie Ltd. – Factory C
Số đăng kýVN-22168-19
Dạng bào chếBột pha tiêm
Quy cách đóng góiHộp to 50 lọ
Hoạt chấtcefoperazon
Xuất xứCộng hòa Síp
Mã sản phẩmam368
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Kim Viên Biên soạn: Dược sĩ Kim Viên
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 4844 lần

Thuốc Medocef 1g ngày càng được sử dụng nhiều trong đơn kê điều trị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn từ trung bình tới nặng. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Medocef 1g hiệu quả.

1 Thành phần

Thành phần: 

Trong mỗi lọ Medocef 1g có chứa:

Cefoperazone: 1g

Tá dược vừa đủ 1 lọ.

Dạng bào chế: Bột pha tiêm.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Medocef 1g 

2.1 Medocef 1g là thuốc gì, tác dụng thế nào?

2.1.1 Cơ chế tác dụng

Medocef thế hệ mấy? Medocef chứa Cefoperazone là một kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng diệt khuẩn. Tác dụng của Cefoperazone xuất phát từ cơ chế diệt khuẩn tương tự các thuốc khác thuộc nhóm Cephalosporin và Beta-Lactam. Thuốc sẽ gắn vào các protein đích (protein gắn penicilin - PBP), ngăn cản liên kết chéo với peptidoglycan mới, gây ức chế quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn, vi khuẩn không có thành bảo vệ sẽ bị ly giải và chết đi. 

2.1.2 Dược lực học

Cefoperazone có phổ tác dụng rộng, tác dụng tốt trên các vi khuẩn hiếu khí Gram dương, Gram âm và cả vi khuẩn kỵ khí. Với vi khuẩn gram dương hiếu khí, Cefoperazone có tác dụng đối với các vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm với Methicillin: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis,... Cefoperazon có hoạt tính chống lại hầu hết các chủng Enterobacteriaceae nhưng mức độ kém hơn so với các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 khác. Cefoperazon không có tác dụng trên Acinetobacter spp. Hoạt tính của Cefoperazon trên Bacteroides spp. chỉ ở mức trung bình và kém hơn so với cefoxitin

2.1.3 Dược động học

Thuốc không hấp thu được qua đường tiêu hóa. Thuốc chỉ có thể sử dụng đường tiêm. Nồng độ thuốc sau khi tiêm bắp sẽ đạt nồng độ tối đa trong máu trong vòng 1-2 giờ. Tỷ lệ liên kết của cefoperazon với protein huyết tương cao (khoảng 82 - 93%). Cefoperazon thấm vào được hầu hết các mô và dịch cơ thể nhưng kém thâm nhập vào dịch não tủy, kể cả ở bệnh nhân có viêm màng não. Cefoperazon qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp. Cefoperazon ít bị chuyển hóa trong cơ thể, chất chuyển hóa gần như không còn hoạt tính. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua mật.

2.2 Chỉ định thuốc Medocef 1g

Thuốc Medocef 1g được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn từ trung bình tới nặng do vi khuẩn nhạy cảm: 

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Viêm phúc mạc và những nhiễm khuẩn khác trong ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
  • Viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung và những nhiễm khuẩn khác ở đường sinh dục nữ.
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu.
  • Nhiễm khuẩn Enterococcus.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ceraapix 1g điều trị nhiễm khuẩn 

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Medocef 1g  

3.1 Liều dùng

Liều dùng của Medocef 1g phụ thuộc vào từng chỉ định và độ tuổi bệnh nhân [1]:

  • Người lớn: 1-2g /lần, ngày 2 lần. Những nhiễm trùng nặng có thể tăng số lần dùng thuốc trong ngày, hoặc tăng lên đến 8-12g/ ngày hoặc 16g/ngày tùy theo mức độ nhiễm trùng
  • Trẻ em: 50 – 200 mg/kg/ngày, chia 2 – 4 lần. Đối với trường hợp viêm màng não có thể tăng liều đến 300mg/kg/ngày.
  • Người suy thận không cần hiệu chỉnh liều.
  • Bệnh nhân suy gan cần chỉnh liều xuống và liều dùng không được vượt quá 1 -2 g/ngày, trừ khi nồng độ thuốc trong huyết thanh được theo dõi chặt chẽ.

Thời gian điều trị của từng bệnh nhân có thể thay đổi khác nhau nhưng thời gian điều trị cần tối thiểu 7-14 ngày.

3.2 Cách dùng

Medocef cần được sử dụng bởi người có chuyên môn, cán bộ y tế có kinh nghiệm trong việc tiêm truyền. Thuốc được dùng qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch/truyền chậm, với mỗi đường dùng sẽ có cách pha bột tiêm khác nhau:

  • Tiêm bắp: 
    • Bước 1: Gõ nhẹ vào thành chai giúp tơi bột thuốc do bột thuốc có thể lắng lại trong quá trình bảo quản. Thêm 2,8ml nước vô trùng vào lọ Medocef 1g và lắc mạnh theo chiều lên xuống cho đến khi bột thuốc Medocef 1g được hòa tan hoàn toàn. Cần đợi bọt tan, kiểm tra độ tan trước khi tiến hành bước tiếp theo.
    • Bước 2: Thêm 1,0 ml Dung dịch lidocain 2% như yêu cầu vào và trộn đều. Sau đó rút ra 4ml dung dịch, ta sẽ có nồng độ Cefoperazon là 250mg/ml.
  • Tiêm tính mạch:
    • Bước 1: Pha loãng khởi đầu 5ml của dung dịch sau đây vào lọ bột cefoperazon 1g: Dextrose 5%, dextrose 5% và NaCl 0,9%. Thao tác pha giống pha thuốc tiêm bắp.
    • Bước 2: Pha loãng tiếp tục. Tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục thì cần pha loãng 20 – 40 ml dung dịch thích hợp vào cefoperazon 1g và truyền từ 15 – 30 phút. Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục sẽ dùng dung dịch sau khi  pha được pha loãng thêm tới nồng độ cuối cùng 2- 25 mg/ml trước khi sử dụng.

4 Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng hay mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân từng có tiền sử dị ứng với các thuốc kháng sinh nhóm Beta-lactam.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm [CHÍNH HÃNG] Thuốc kháng sinh đường tiêm Gentamicin 40mg/ml Vinphaco 

5 Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn:

  • Thường gặp: Người dùng dễ gặp nhất là các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn.
  • Trong một số trường hợp ít gặp, thuốc có thể gây phản ứng phản vệ, phù mạch, sốt, hội chứng Stevens-Johnson. Hay tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thời gian prothrombin kéo dài. Một vài trường hợp cũng có thể gặp hoại tử da, tăng men gan, viêm gan, vàng da, suy thận cấp.

6 Tương tác

Medocef 1g cần phải lưu ý khi sử dụng cùng với các thuốc sau:

  • Aminoglycosid: Tăng độc tính trên thận
  • Thuốc chống đông: Tăng nguy cơ chảy máu
  • Thuốc lợi tiểu quai: Gây độc trên thận
  • Thuốc độc cho gan: Tăng độ độc cho gan
  • Vaccine thương hàn: Giảm hoạt lực vaccine
  • Rượu, đồ có cồn: Gây ra phản ứng kiểu disulfiram, bệnh nhân sẽ đổ mồ hôi, đỏ bừng, đau đầu, nhịp tim nhanh
  • Xét nghiệm globulin: Cho kết quả dương tính giả

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Medocef 1g cần sử dụng thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử bệnh Đường tiêu hóa và viêm đại tràng, nhất là khi dùng kéo dài.

Thuốc có khả năng gây dị ứng, mẫn cảm.

Thận trọng khi chỉ định kèm các cephalosporin với các aminoglycosid hoặc các thuốc lợi tiểu quai, do làm tăng độc tính trên thận.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cho đến nay chưa có dữ liệu về độ an toàn và hiệu lực.

Đối với người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều, trừ khi có suy giảm chức năng gan.

Bệnh nhân suy thận không cần chỉnh liều.

Dùng rượu trong vòng 72 giờ sau khi sử dụng cefoperazon sẽ gây ra phản ứng kiểu Disulfiram với các triệu chứng như đỏ bừng, nhức đầu, đổ mồ hôi và tim đập nhanh.

Sử dụng Medocef 1g ở trẻ sơ sinh vàng da có thể làm tăng nguy cơ bệnh não do bilirubin.

Điều trị với Medocef 1g có thể dẫn đến thiếu vitamin K do cefoperazon làm suy yếu hệ vi khuẩn đường ruột, mà các vi khuẩn này có chức năng tổng hợp vitamin K.

Người bệnh cần tuân thủ thời gian điều trị, không tự ý ngưng dùng thuốc. 

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Chưa có đầy đủ dữ liệu chứng minh tính an toàn của thuốc với các đối tượng này. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng và bác sĩ cần cân nhắc tỷ lệ lợi ích/nguy cơ trước khi bắt đầu điều trị cho bệnh nhân bằng Medocef 1g.

7.3 Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc của người bệnh, người dùng có thể gặp tình trạng mệt mỏi, chóng mặt khi dùng thuốc. Nên uống thuốc tránh xa thời điểm làm việc.

7.4 Xử trí khi quá liều

Nếu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, dùng quá liều thuốc thì cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể và có những biện pháp xử trí triệu chứng kịp thời.

7.5 Bảo quản 

Thuốc Medocef 1g cần được bảo quản ở môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 25 độ C.

8 Sản phẩm thay thế 

Trong trường hợp thuốc Medocef 1g hết hàng, bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc có cùng hoạt chất:

Sulperazone 1gm của Pfizer có chứa 1g Cefoperazon và Sulbactam làm tăng phổ tác dụng diệt khuẩn. Thuốc có giá 190.000 đồng / lọ.

Trikapezon 2g chứa 2g Cefoperazon của Việt Nam có giá 200.000 đồng / lọ. Thuốc được bán theo kê đơn tại các nhà thuốc. 

9 Nhà sản xuất

SĐK: VN-22168-19

Nhà sản xuất: Medochemie Ltd. – Factory C - Cộng hòa Síp.

Đóng gói: Lọ 

10 Thuốc Medocef 1g giá bao nhiêu?

Thuốc Medocef 1g hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

11 Thuốc Medocef 1g mua ở đâu?

Thuốc Medocef 1g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Medocef 1g để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Cefoperazone vẫn có tác dụng tốt đối với các nhiễm trùng trung bình - nặng. Hơn nữa, Cefoperazone có thể kết hợp với Sulbactam trở thành kháng sinh kết hợp điều trị các vi khuẩn đa kháng thuốc. [2]
  • Thuốc được sản xuất tại Cộng hòa Síp, trải qua các quy định gắt gao về chất lượng và sau đó phải vượt qua những tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam để được nhập khẩu vào đất nước.
  • Thuốc dùng được cho những nhiễm khuẩn trung bình - nặng, tác dụng nhanh.

13 Nhược điểm

  • Thuốc dễ gây dị ứng, có thể gây các hội chứng liên quan đến phản vệ, cơ sở y tế thực hiện tiêm truyền cần sẵn sàng các phương án cấp cứu dị ứng, sốc.
  • Thuốc yêu cầu cao về người sử dụng cần có kiến thức chuyên môn. 

Tổng 7 hình ảnh

medocef 1g 1 B0562
medocef 1g 1 B0562
medocef 1g 2 T7421
medocef 1g 2 T7421
medocef 1g 3 A0004
medocef 1g 3 A0004
medocef 1g 4 H2135
medocef 1g 4 H2135
medocef 1g 5 T8727
medocef 1g 5 T8727
medocef 1g 6 P6676
medocef 1g 6 P6676
medocef 1g 7 V8716
medocef 1g 7 V8716

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý Dược phê duyệt, xem và tải bản PDF tại đây.
  2. ^ Tác giả Yee-Huang Ku 1, Wen-Liang Yu (Ngày đăng tháng 3 năm 2021). Cefoperazone/sulbactam: New composites against multiresistant gram negative bacteria?, Pubmed. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2023.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    thuốc này cần đơn để mua không vậy?

    Bởi: Minh vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Thông tin đến bạn là thuốc kháng sinh đều cần đơn mới mua được ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Kim Viên vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Medocef 1g 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Medocef 1g
    D
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thuốc tốt, giá cả phải chăng

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633