Maxapin 1g
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Pymepharco, Công ty cổ phần Pymepharco |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Pymepharco |
Số đăng ký | VD-20325-13 |
Dạng bào chế | Bột pha tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ |
Hoạt chất | Cefepim |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa3103 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 3491 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Maxapin 1g được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm với Cefepim. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Maxapin 1g
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Maxapin 1g
Cefepim hydroclorid tương đương 1g cefepim
Tá dược: L-arginin.
Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Maxapin 1g
2.1 Đặc tính dược lực học
Cefepim là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ tư. Thuốc có hoạt tính kháng khuẩn rộng, cơ chế là do ức chế sự tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào của vi khuẩn.
Các vi khuẩn nhạy cảm với Cefepim bao gồm: Enterobacteriaceae, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Neisseria gonorrhoeae, Moraxella catarrhalis, Streptococcus, Staphylococcus (trừ S. aureus kháng methicillin). [1]
2.2 Đặc tính dược động học
Hấp thu: Sau khi tiêm, Cefepim hấp thu nhanh và hoàn toàn. Dược động học của thuốc không bị thay đổi với liều 250mg-2g.
Phân bố: Thuốc phân bố ở phần lớn các mô và dịch của cơ thể. Khả năng gắn với protein khoảng 16%. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy sau liều 50mg/kg mỗi 8 giờ một lần là 3,3 - 6,7 mg/lít.
Chuyển hóa: Thuốc bị chuyển hóa rất thấp (chỉ khoảng 7% liều dùng). Thời gian bán thải của Cefepim là 2 giờ.
Thải trừ: Thuốc được thải trừ qua nước tiểu khoảng 80% trong đó có khoảng 85% ở dạng không đổi.
2.3 Chỉ định thuốc Maxapin 1g
Thuốc được chỉ định trong những trường hợp nhiễm khuẩn ở mức độ vừa và nặng gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Cefepim.
Nhiễm khuẩn hô hấp.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên và dưới (có biến chứng hoặc không).
Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Nhiễm khuẩn vùng bụng: viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mật, giảm bạch cầu, nhiễm khuẩn phụ khoa.
Chỉ định trong trường hợp viêm màng não ở trẻ nhỏ không bao gồm nhiễm khuẩn do Listeria monocytogenes.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc kháng sinh Cetrimaz 1g giá bao nhiêu?
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Maxapin 1g
3.1 Liều dùng thuốc Maxapin 1g
Thuốc Maxapin 1g có thể dùng đường tiêm bắp (IM) hoặc tiêm tĩnh mạch (IV).
Người lớn và trẻ em trên 40kg
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mức độ nhẹ đến trung bình: 500mg đến 1g IM hoặc IV, sau mỗi 12 giờ tiêm lại một lần.
- Các trường hợp nhiễm khuẩn khác mức độ nhẹ đến trung bình: 1g IV hoặc IM, sau 12 giờ tiêm lại một lần.
- Bệnh nhân giảm bạch cầu gây sốt: 2g tiêm tĩnh mạch, sau mỗi 8 giờ tiêm lại một lần.
- Nhiễm khuẩn nặng có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân: 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
- Nhiễm khuẩn khoang bụng mức độ nặng: 2g tiêm tĩnh mạch, sau mỗi 12 giờ tiêm lại một lần. Kết hợp tiêm tĩnh mạch với Metronidazole.
Trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 12 tuổi hoặc trẻ trên 12 tuổi nhưng có cân nặng dưới 40kg
- Trường hợp viêm phổi, da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tiêm IM hoặc Iv mỗi 12 giờ với liều 50mg/kg cân nặng.
- Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, giảm bạch cầu gây sốt: Tiêm IM hoặc IV mỗi 8 giờ với liều 50mg/kg cân nặng, đợt điều trị thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Bệnh nhi từ 1-2 tháng tuổi: Tiêm liều 30mg/kg cân nặng sau mỗi 8 giờ hoặc 12 giờ.
Bệnh nhân suy giảm chức năng thận: Cần hiệu chỉnh liều trên đối tượng này.
Bệnh nhân đang trong giai đoạn thẩm tách máu: Khoảng 68% lượng thuốc trong cơ thể sẽ bị đào thải ra ngoài trong vòng 3 giờ sau khi thẩm tách. Do đó cần bù một lượng Cefepim bằng với liều ban đầu cho bệnh nhân.
Thời gian điều trị của mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ nhiễm khuẩn.
3.2 Cách dùng thuốc Maxapin 1g hiệu quả
Tiêm bắp: Pha Maxapin với 2,4ml nước cất pha tiêm.
Tiêm tĩnh mạch: Pha Maxapin với 10ml nước cất pha tiêm.
Maxapin cũng có thể dùng để tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 đến 5 phút.
Có thể sử dụng đồng thời với các loại kháng sinh khác tuy nhiên không được pha chung cùng một ống tiêm, cùng dịch truyền, tiêm cùng một vị trí.
Thuốc có thể pha trong nước cất pha tiêm, Natri clorid 0,9%, ringer lactat và dextrose 5%, dextrose 5% hay 10%, natri lactate M/6.
Độ ổn định của Dung dịch sau khi pha: Các dung dịch này sẽ giữ được tác dụng trong vòng 24 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ 25±3 độ C và giữ được tác dụng trong vòng 7 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ 5±3 độ C.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.
Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Vigentin 250mg/31.25mg điều trị nhiễm khuẩn
5 Tác dụng phụ
Nhìn chung, cefepim được dung nạp khá tốt, các tác dụng phụ thường nhẹ và chỉ thoáng qua.
Một số tác dụng phụ có thể gặp bao gồm: đau đầu, rối loạn tiêu hóa, viêm tĩnh mạch huyết khối tại chỗ tiêm IV, chóng mặt.
6 Tương tác
Khi sử dụng cefepim cùng với furosemid có thể gây điếc.
Khi sử dụng các tác nhân khử trong giai đoạn điều trị bằng kháng sinh cefepim có thể gây phản ứng Glucose niệu dương tính.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần khai thác tiền sử quá mẫn của bệnh nhân với các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin trước khi sử dụng cefepim.
Không dùng cefepim với các thuốc có độc tính trên thận hoặc các thuốc lợi tiểu.
Sử dụng kéo dài có thể gây nên tình trạng bội nhiễm vi khuẩn không nhạy cảm vì cefepim là kháng sinh phổ rộng.
Cần theo dõi các trường hợp ỉa chảy do có thể gây ra viêm kết tràng giả mạc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Có thể sử dụng cho phụ nữ có thai nhưng cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.
Thuốc có khả năng bài tiết vào sữa mẹ với một lượng nhỏ. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra cho thai nhi bao gồm: thay đổi hệ vi khuẩn chí trong ruột do đó cần theo dõi bé trong thời gian mẹ phải điều trị bằng cefepim. [2]
7.3 Xử trí khi quá liều
Cefepim có thể bị loại bỏ thông qua quá trình lọc máu: 68% lượng thuốc trong cơ thể có thể bị loại bỏ trong vòng 3 giờ sau khi lọc máu.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô, mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-20325-13
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Pymepharco
Đóng gói: Hộp 1 lọ.
9 Thuốc Maxapin 1g giá bao nhiêu?
Thuốc Maxapin 1g giá bao nhiêu? Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Maxapin 1g mua ở đâu?
Thuốc Maxapin 1g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc ... để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của Maxapin 1g
12 Ưu điểm
- Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm nên rất thích hợp với những bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, đang trong tình trạng cấp cứu.
- Thuốc được sản xuất bởi công ty Pymepharco - công ty có nhà máy đầu tiên đạt chuẩn GMP Châu Âu tại Việt Nam.
- Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân bị viêm phổi không đáp ứng với liệu pháp kháng khuẩn trước đó bằng penicilin hoặc các cephalosporin khác đã đáp ứng với điều trị bằng cefepime. Cefepime thường được dung nạp tốt, với khả năng dung nạp tương tự như các cephalosporin đường tiêm khác. [3]
- Cefepime đã chứng minh hiệu quả lâm sàng đối với nhiều loại nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm trùng da và cấu trúc da. Cefepime thường được dung nạp tốt. [4]
13 Nhược điểm
- Cần chú ý cẩn thận khi dùng cefepime cho bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối do có thể gây ngộ độc thần kinh. [5]
- Vì chế phẩm ở dạng thuốc bột pha tiêm, do đó chỉ sử dụng khi có sự theo dõi của nhân viên y tế để đảm bảo an toàn.
Tổng 18 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Nhóm tác giả của Drugbank. Cefepime, Drugbank. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022
- ^ Nhóm tác giả của Drugs.com. Cefepime, Drugs.com. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả Therese M Chapman, Caroline M Perry (Ngày đăng năm 2003). Cefepime: a review of its use in the management of hospitalized patients with pneumonia, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả MA Wynd 1, JA Paladino (Ngày đăng tháng 9 năm 2001). Cefepime: a fourth-generation parenteral cephalosporin, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả Dorothy Dao Nguyen, Samuel Lai (Ngày đăng 24 tháng 1 năm 2022). Prolonged Cefepime-Induced Neurotoxicity in a Patient with End-Stage Renal Disease, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022