Maclevo 500
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Macleods, Macleods Pharmaceuticals Ltd. |
Công ty đăng ký | Macleods Pharmaceuticals Ltd. |
Số đăng ký | VN-21896-19 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Levofloxacin |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | aa6385 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 3731 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Maclevo 500 được bác sĩ chỉ định để điều các tình trạng nhiễm khuẩn như viêm phổi mắc phải cộng đồng, nhiễm trùng da, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường hô hấp... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Maclevo 500.
1 Thành phần
Thành phần chính của thuốc Maclevo 500 là Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrat) hàm lượng 500mg.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Maclevo 500
2.1 Tác dụng của thuốc Maclevo 500
Thuốc Maclevo 500 chứa Levofloxacin là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Levofloxacin là một kháng sinh fluoroquinolone thế hệ thứ ba phổ rộng, có tác dụng diệt khuẩn.
Levofloxacin khuếch tán qua thành tế bào vi khuẩn và hoạt động bằng cách ức chế DNA gyrase (topoisomerase II của vi khuẩn), một loại enzyme cần thiết cho quá trình sao chép DNA, phiên mã RNA và sửa chữa DNA của vi khuẩn. Ức chế hoạt động DNA gyrase dẫn đến ngăn chặn sự phát triển của tế bào vi khuẩn [1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Levofloxacin được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn sau khi uống với Sinh khả dụng khoảng 99%. Thức ăn làm chậm hấp thu thuốc và giảm nhẹ không đáng kể sinh khả dụng của thuốc.
Phân bố: Levofloxacin phân bố rộng rãi trong cơ thể, Thể tích phân bố trung bình khoảng 1,09-1,26 L/kg (xếp xỉ 89-112 L). Levofloxacin liên kết với 24-38% protein huyết tương và chủ yếu là với Albumin.
Chuyển hóa: Sản phẩm chuyển hóa của Levofloxacin chỉ có 2 chất được tìm thấy. Thuốc được chuyển hóa rất ít, các men chuyển hóa chưa được xác định chắc chắn.
Thải trừ: Phần lớn levofloxacin (87%) được bài tiết dưới dạng không thay đổi trong nước tiểu dưới dạng không đổi. Một phần nhỏ (4%) được thải qua phân.
2.2 Chỉ định thuốc Maclevo 500
Viêm phổi mắc phải cộng đồng.
Nhiễm trùng da, cấu trúc da có biến chứng.
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng.
Viêm bể thận cấp tính.
Bệnh than qua đường hô hấp.
Nhiễm trùng đường niệu không phức tạp.
Nhiễm trùng cấp của viêm phế quản mạn tính.
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Levofloxacin 250 DHG: công dụng, liều dùng, chống chỉ định
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Maclevo 500
3.1 Liều dùng thuốc Maclevo 500
Nhiễm khuẩn | Liều dùng khuyến cáo |
Viêm phổi mắc phải cộng đồng | 500mg, dùng 7-14 ngày 750mg trong 5 ngày |
Nhiễm trùng da, cấu trúc da có biến chứng | 750mg, dùng 7-14 ngày |
Nhiễm trùng da, cấu trúc da không biến chứng | 500mg, dùng 7-10 ngày |
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn | 500mg, dùng 28 ngày |
Nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng, viêm bể thận cấp | 750mg trong 5 ngày 250mg trong 10 ngày |
Bệnh than qua đường hô hấp (Người lớn và trẻ trên 50kg và trên 6 tháng tuổi) | 500mg/ngày, dùng trong 60 ngày |
Bệnh than qua đường hô hấp (Trẻ em dưới 50kg và trên 6 tháng tuổi | 8mg/kg (Liều tối đa là 250mg) mỗi 12 giờ, dùng trong 60 ngày |
Nhiễm trùng đường niệu không phức tạp | 250mg, dùng trong 3 ngày |
Nhiễm trùng cấp của viêm phế quản mạn tính | 500mg, dùng trong 7 ngày |
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn | 750mg trong 5 ngày 500mg trong 10-14 ngày |
3.2 Cách dùng của thuốc Maclevo 500
Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nuốt cả viên thuốc với lượng nước vừa đủ.
4 Chống chỉ định.
Không sử dụng thuốc Maclevo 500 cho bệnh nhân bị mẫn cảm với Levofloxacin hay bất kì thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân động kinh.
Có tiền sử rối loạn gân do thuốc fluoroquinolon.
Trẻ đang phát triển.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Levocide 500 - Kháng sinh phổ rộng diệt khuẩn mạnh
5 Tác dụng phụ
Hệ và cơ quan | Thường gặp | Ít gặp |
Thần kinh | Nhức đầu, chóng mặt | Run, co giật, dị cảm, tăng trương lực cơ, chóng mặt, buồn ngủ, ngất |
Hô hấp | Khó thở | |
Tiêu hóa | Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, khó tiêu, bệnh monilia | Chảy máu cam, viêm dạ dày, viêm miệng, viêm thục quản, viêm tụy, viêm lưỡi, viêm đại tràng màng giả |
Gan mật | Tăng men gan | Viêm gan |
Chuyển hóa | Tăng phosphatase kiềm | |
Da | Phát ban | |
Toàn thân | Phù nề, đau ngực | |
Sinh dục và Tiết niệu | Viêm âm đạo | Nước tiểu bất thường, suy thận cấp |
Máu | Giảm bạch cầu và tiểu cầu | |
Miễn dịch | Phản ứng dị ứng | |
Chuyển hóa | Tăng đường máu, tăng Kali máu, hạ đường máu | |
Tâm thần | Lo lắng, kích động, trầm cảm, lú lẫn, ảo giác, rối loạn giấc ngủ | |
Tim mạch | Đánh trống ngực, ngừng tim, viêm tĩnh mạch | |
Cơ và cương khớp | Viêm gân, đau cơ, đau khớp, đau cướng |
6 Tương tác thuốc
Chất tạo chelat như thuốc kháng acid, cation kim loại, Sucralfat, multivitamin: Giảm sự hấp thu Levofloxacin.
Thuốc điều trị đái tháo đường: Rối loạn đường huyết bao gồm hạ đường huyết và tăng đường huyết.
NSAID: Tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương, co giật.
Sucralfat: Giảm đáng kể sinh khả dụng của Levofloxacin.
Thuốc đối kháng vitamin K: Tăng thời gian prothrombin, chảy máu.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc có thể gây các biến cố nghiêm trọng và không hồi phục gây tàn tật như viêm gân, đứt gân, viêm cơ, các tác dụng có hại trên thần kinh trung ương và bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bất kỳ đối tượng nào đều có thể gặp biến cố này. Ngừng thuốc khi thấy xuất hiện bất kì dấu hiệu nào của các phản ứng có hại này.
Sử dụng thuốc có thể xảy ra phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và có nguy cơ gây tử vong như trụy tim mạch, co giật, hạ huyết áp hoặc sốc, mất ý thức, phù mạch, ngứa, khó thở, tắc nghẽn đường thở, nổi mề đay, ngứa hay dị ứng nghiêm trọng.
Biến cố nhiễm độc gan nặng đã được báo cáo như viêm gan cấp và gây tử vong, cần thận trọng.
Thuốc gây ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương với các biểu hiện như rối loạn tâm thần nhiễm độc và co giật, bồn chồn, lo lắng, chóng mặt, ảo giác, lú lẫn, hoang tưởng, ác mộng, trầm cảm, mất ngủ hoặc có suy nghĩ và hành động tự sát. Ngừng thuốc khi xuất hiện bất kì dấu hiệu nào trên đây.
Thuốc có thể gây tiêu chảy mức độ nhẹ hoặc tới mức nặng như viêm đại tràng gây tử vong.
Thuốc có thể gây nên các bệnh lý thần kinh ngoại biên như viêm đa dây thần kinh sợi trục hệ giác quan hoặc hệ giác quan - vận động. Ngưng thuốc khi có dấu hiệu của bệnh thần kinh như đau, rát, tê, ngứa ran.
Thuốc có nguy cơ kéo dài khoảng QT. Tránh sử dụng trên bệnh nhân hạ kali máy, dùng thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và nhóm III.
Thuốc có thể gây rối loạn đường huyết, gặp phải trên bệnh nhân tiểu đường dùng đồng thời với thuốc hạ đường huyết hoặc Insulin.
Thuốc làm người dùng tăng nhạy cảm với ánh sáng mức độ từ trung bình tới nặng.
Sử dụng thuốc trên trẻ em có nguy cơ gây nên bệnh khớp và hư xương sụn ở động vật còn non.
Người cao tuổi có nguy cơ cao gặp phải biến cố rối loạn gân. Thận trọng trên nhóm đối tượng này.
Cần hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận.
Chống chỉ định trên bệnh nhân có tiền sử động kinh do thuốc làm giảm ngưỡng co giật và có thể gây cơn co giật.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài có thể dẫn tới nguy cơ phát triển quá mức của chủng vi khuẩn không nhạy cảm.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Chống chỉ định trên phụ nữ có thai
7.2.2 Phụ nữ cho con bú
Chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Sử dụng được cho đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thị lực ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Maclevo 500 nơi khô và thoáng mát.
Tránh để thuốc nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-21896-19.
Nhà sản xuất: Macleods Pharmaceuticals Ltd.
Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Maclevo 500 giá bao nhiêu?
Thuốc Maclevo 500 hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Maclevo 500 mua ở đâu?
Thuốc Maclevo 500 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Levofloxacin là một kháng sinh phổ rộng, có tác dụng trên nhiều vi khuẩn gây bệnh và có tác dụng tương tự Ciprofloxacin khi điều trị trùng đường tiết niệu phức tạp hay viêm bể thận cấp tính có biến chứng[2].
- Levofloxacin là một kháng sinh được ưu tiên lựa chọn cho các đợt cấp của viêm phế quản mạn, viêm phổi cộng đồng, viêm phổi mắc phải tại bệnh viện [3].
- Thuốc tương đối an toàn, sinh khả dụng của thuốc đã cải thiện làm giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân.
- Thuốc là lựa chọn sử dụng trên đối tượng bị lao kháng thuốc [4].
- Thuốc được nghiên cứu dưới dạng viên nén bao phim, là một dạng bào chế thuận tiện cho người dùng khi sử dụng và hạn chế được mùi vị khó chịu của hoạt chất.
12 Nhược điểm
- Không dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Thuốc ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Levofloxacin, PubChem. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023
- ^ Tác giả Vanessa R Anderson 1, Caroline M Perry (Đăng ngày năm 2008). Levofloxacin : a review of its use as a high-dose, short-course treatment for bacterial infection, Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023
- ^ Tác giả Antoni Torres 1, Adamantia Liapikou, (Đăng ngày tháng 6 năm 2012). Levofloxacin for the treatment of respiratory tract infections, Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023
- ^ Tác giả Devyani Deshpande và cộng sự (Đăng ngày 28 tháng 11 năm 2018). Levofloxacin Pharmacokinetics/Pharmacodynamics, Dosing, Susceptibility Breakpoints, and Artificial Intelligence in the Treatment of Multidrug-resistant Tuberculosis, Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023