Lyfomin 400mg
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Hamedi, Công ty cổ phần dược VTYT Hà Nam |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược VTYT Hà Nam |
Số đăng ký | VD-32113-19 |
Dạng bào chế | Bột pha hỗn dịch |
Quy cách đóng gói | Hộp 12 gói |
Hoạt chất | Fosfomycin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa5715 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 19081 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Lyfomin 400mg được chỉ định để điều trị các viêm nhiễm đường tiết niệu và ngoài tiết niệu như viêm bể thận, viêm xoang, các nhiễm trùng trên da,… Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Lyfomin 400mg.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi gói thuốc Lyfomin 400mg chứa:
Dược chất: Fosfomycin 400mg.
Tá dược: Saccharose, Natri clorid, xanthan gum,… vừa đủ 1 gói.
Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Lyfomin 400mg
2.1 Tác dụng của thuốc Lyfomin 400mg
2.1.1 Dược lực học
Lyfomin 400mg là thuốc nhóm nào?
Fosfomycin là kháng sinh diệt khuẩn. Fosfomycin phát huy tác dụng diệt khuẩn bằng cách liên kết cộng hóa trị với cysteine trong vị trí hoạt động của enzyme UDP-N-acetylglucosamine enolpyruvyl transferase (MurA), khiến nó không hoạt động. Bằng cách ngăn MurA xúc tác quá trình ngưng tụ phosphoenolpyruvate (PEP) với UDP-N-acetylglucosamine (UNAG), fosfomycin ức chế sản xuất tiền chất peptidoglycan là axit UDP N-acetylmuramic (UDP-MurNAc). Cuối cùng, phá vỡ bước đầu tiên của chu trình tổng hợp thành tế bào.
Fosfomycin tác dụng diệt khuẩn của vi khuẩn gram âm và dương. Đặc hiệu trên các chủng vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu như: E.coli, Streptococcus pneumonia, Enterobacter,..
Fosfomycin có thể dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các kháng sinh khác để mở rộng phổ kháng khuẩn đặc biệt phải kể đến là những nhóm kháng sinh có khả năng ức chế hình thành các vi khuẩn.
Việc phối hợp Fosfomycin với kháng sinh aminoglycosid được nghiên cứu có tác dụng làm giảm nguy cơ gây độc trên thận.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Sinh khả dụng của Fosfomycin là khoảng 30-40%. Thức ăn làm thay đổi tính khả dụng của Fosfomycin nhưng không tác động đến hiệu quả của thuốc. Thời gian Fosfomycin hấp thu tối đa là 3 giờ khi uống liều 40mg/kg và 4 giờ sau khi dùng liều 1g. Fosfomycin gắn kết khoảng 2,16%.
Phân bố: Phân bố trong khắp mô, dịch cơ thể. Tỷ lệ phân bố của Fosfomycin ở dịch não tủy, dịch màng phổi, amidan, niêm mạc xoang, đờm so với nồng độ trong huyết thanh lần lượt là 20%, 7-43%, 50%, 30%, 5-10%.
Chuyển hóa: Fosfomycin không chuyển hóa.
Thải trừ: Fosfomycin đào thải qua tiết niệu, chủ yếu là phân, nước tiểu.
2.2 Chỉ định thuốc Lyfomin 400mg
Thuốc Lyfomin 400mg để điều trị:
Các viêm nhiễm cơ quan như:
- Viêm xoang.
- Nhiễm khuẩn da.
- Viêm ruột.
- Viêm tai giữa.
Các nhiễm khuẩn tiết niệu cấp không kèm theo biến chứng.
Viêm bể thận.
Viêm bàng quang.
Dự phòng với các nhiễm khuẩn nhạy cảm với thuốc phải tiến hành thủ thuật.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Fosmicin 500mg: tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Lyfomin 400mg
3.1 Liều dùng thuốc Lyfomin 400mg
3.1.1 Liều cho trẻ em
Liều khuyến cáo: mỗi ngày 40-120mg/kg/3-4 lần.
Liều cụ thể:
- Trẻ 5kg: Mỗi ngày uống nửa gói đến 1,5 gói.
- Trẻ 10kg: Mỗi ngày 1-3 gói.
- Trẻ 15kg: Mỗi ngày 1,5-4,5 gói.
3.1.2 Liều cho người lớn
Liều khuyến cáo: 1-3 gói/lần x 3 lần/ngày.
3.1.3 Liều dùng cho người suy thận
Người creatinin >60ml/phút: Giữ nguyên liều.
Người creatinin 40-60ml/phút: Mỗi ngày chỉ dùng 2 lần so với người thường.
Người creatinin 30-40ml/phút: Mỗi ngày chỉ dùng 1 lần so với người thường.
Người creatinin 20-30ml/phút: Mỗi 36 giờ chỉ dùng 1 lần so với người thường.
Người creatinin 10-20ml/phút: Mỗi 2 ngày chỉ dùng 1 lần so với người thường
Người creatinin 5-10ml/phút: Mỗi 75 giờ chỉ dùng 1 lần so với người thường.
3.2 Thuốc Lyfomin 400mg uống trước hay sau ăn?
Thuốc Lyfomin 400mg dùng đường uống.
Pha thuốc Lyfomin 400mg uống với nước.
Lyfomin 400mg có thể uống trước hay sau ăn đều được.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Lyfomin 400mg cho:
Người dị ứng với thuốc.
Người có creatine <10ml/phút.
Người đang thẩm phân máu.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Fosmicin 1g: chỉ định, liều dùng và lưu ý sử dụng
5 Tác dụng phụ
5.1 Tác dụng phụ thường gặp
Rối loạn tiêu hóa:
Đầy bụng, khó tiêu.
Đau bụng, tiêu chảy.
Buồn nôn, nôn.
Ăn không ngon.
Rối loạn chức năng gan-mật.
Nổi mẩn, mề đay.
Đau đầu.
Rối loạn tiết niệu.
Phù nề.
Tăng ALT, AST, LDH.
Viêm miệng, viêm phổi.
Tim đập nhanh, nóng bừng.
Giảm tiểu cầu, bạch cầu ưa eosin.
5.2 Tác dụng phụ hiếm gặp
Viêm giả tràng kết mạc.
6 Tương tác
Thuốc tăng nhu động ruột: Khi dùng cùng thuốc Lyfomin 400mg khiến nồng độ thuốc Lyfomin 400g tăng lên trong máu và nước tiểu.
Khi dùng Lyfomin 400mg với các kháng sinh khác làm tăng tác dụng điều trị.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng dùng thuốc Lyfomin 400mg với:
- Người suy thận.
- Người suy gan nặng.
- Người bị rối loạn, khó khăn trong việc chuyển hóa đường.
- Người lái xe.
- Người vận hành máy.
Phối hợp thuốc Lyfomin 400mg với các kháng sinh khác khi gặp kháng thuốc.
Không uống thuốc Lyfomin 400mg hết hạn.
Dùng thuốc Lyfomin 400mg đúng liều.
Dùng thuốc Lyfomin 400g đúng chỉ định.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Với phụ nữ mang thai: Thuốc Lyfomin 400mg được cho là không gây độc hại đến thai nhi. Tuy nhiên nếu muốn uống, các mẹ vẫn cần sự cho phép của bác sĩ.
Với phụ nữ cho con bú: Thuốc Lyfomin 400mg đi vào sữa mẹ. Bác sĩ cần đánh giá, cân nhắc kỹ trước khi cho cá mẹ đang cho con nhỏ bú uống thuốc Lyfomin 400mg.
7.3 Xử trí khi quá liều
7.3.1 Triệu chứng quá liều
Rối loạn tiền đình.
Suy giảm giác quan.
Nghe kém.
Cảm giác có vị kim loại trong miệng.
7.3.2 Xử trí
Điều trị triệu chứng.
Áp dụng các biện pháp hỗ trợ.
Uống nhiều nước.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Lyfomin 400mg nơi:
Khô thoáng.
Tránh sáng.
Râm mát.
Nhiệt độ không quá 30 độ.
8 Nhà sản xuất
Lyfomin 400mg SĐK: VD-32113-19.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược VTYT Hà Nam.
Đóng gói: Hộp 12 gói.
9 Thuốc Lyfomin 400mg giá bao nhiêu?
Thuốc Lyfomin 400mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Lyfomin 400mg mua ở đâu?
Thuốc Lyfomin 400mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Lyfomin 400mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc Lyfomin 400mg đóng gói nhỏ, dạng bột pha dễ chia liều.
- Thuốc Lyfomin 400mg được sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, được kiểm định chất lượng rõ ràng đầy đủ.
- Thuốc Lyfomin 400mg có tác dụng tốt trong việc điều tự các nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng như các viêm nhiễm trên da, và các viêm nhiễm ngoài tiết niệu khác.
- Fosfomycin được nghiên cứu và nhận định là một lựa chọn điều trị quan trọng đối với nhiễm trùng gram âm đa kháng thuốc.[1]
- Nghiên cứu này ủng hộ việc sử dụng fosfomycin như một lựa chọn đường uống để điều trị các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.[2]
- Fosfomycin là kháng sinh hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường sâu có liên quan đến chất nền xương.[3]
12 Nhược điểm
- Giá thành cao.
- Thuốc Lyfomin 400mg dùng lâu dễ gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Matteo Bassetti, Elena Graziano, Marco Berruti, Daniele Roberto Giacobb (Ngày đăng tháng 12 năm 2019). The role of fosfomycin for multidrug-resistant gram-negative infections, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Justin T Seroy, Shellee A Grim, Gail E Reid, Trevor Wellington, Nina M Clark (Ngày đăng 30 tháng 5 năm 2016). Treatment of MDR urinary tract infections with oral fosfomycin: a retrospective analysis, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Michael V Schintler, Friederike Traunmüller, Julia Metzler, Gerhard Kreuzwirt, Stephan Spendel, Oliver Mauric, Martin Popovic, Erwin Scharnagl, Christian Joukhadar (Ngày đăng 3 tháng 7 năm 2009). High fosfomycin concentrations in bone and peripheral soft tissue in diabetic patients presenting with bacterial foot infection, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022