Loxozole 20mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | ZIM Laboratories, Zim Laboratories Limited |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Dược Phẩm Y-Med |
Số đăng ký | VN-21806-19 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng bao tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Omeprazole |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | nn1416 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi viên thuốc Loxozole 20mg chứa:
- Omeprazole 20 mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang cứng bao tan trong ruột.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Loxozole 20mg
Dự phòng và điều trị loét dạ dày, loét tá tràng.
Dự phòng và điều trị loét dạ dày - tá tràng do NSAID
Điều trị viêm thực quản do trào ngược.
Điều trị triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.[1]
==>> Xem thêm thuốc chứa hoạt chất tương tự: Thuốc Logzece 20mg điều trị trào ngược, viêm loét trên dạ dày, tá tràng

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Loxozole 20mg
3.1 Liều dùng
Loét tá tràng
- Điều trị: 1 viên/lần/ngày trong 2 tuần, có thể kéo dài thêm 2 tuần nếu chưa lành; trường hợp ít đáp ứng: 2 viên/ngày trong 4 tuần.
- Dự phòng tái phát: 10–20 mg/ngày; có thể tăng đến 2 viên/ngày nếu cần.
Loét dạ dày
- Điều trị: 1 viên/ngày trong 4 tuần; nếu chưa lành, có thể kéo dài thêm 4 tuần; kháng trị: 2 viên/ngày.
- Dự phòng tái phát: 1 viên/ngày; có thể tăng đến 1 viên/ngày nếu cần.
Loét dạ dày – tá tràng do NSAID
- Điều trị: 1 viên/ngày trong 4–8 tuần.
- Dự phòng: 1 viên/ngày ở người có nguy cơ cao (≥ 60 tuổi, tiền sử loét/xuất huyết tiêu hoá).
Diệt H. pylori
Kết hợp với kháng sinh trong 7 ngày theo một trong các phác đồ:
- 1 viên Omeprazole + Clarithromycin 500 mg + Amoxicillin 1000 mg, 2 lần/ngày.
- 1 viên Omeprazole + clarithromycin 250–500 mg + Metronidazole 400–500 mg (hoặc Tinidazole 500 mg), 2 lần/ngày.
- 40 mg/ngày Omeprazole + amoxicillin 500 mg + metronidazole 400–500 mg (hoặc tinidazole 500 mg), 3 lần/ngày.
Viêm thực quản trào ngược
- Điều trị: 1 viên/ngày trong 4 tuần; nặng: 2 viên/ngày trong 8 tuần.
- Duy trì: 10–20 mg/ngày; tối đa 2 viên/ngày nếu cần.
Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
- Liều khởi đầu: 1 viên/ngày; có thể giảm còn 10 mg/ngày nếu đáp ứng tốt.
- Nếu không cải thiện sau 4 tuần, cần đánh giá lại.
Hội chứng Zollinger–Ellison
- Khởi đầu: 3 viên/ngày, điều chỉnh theo đáp ứng.
- Duy trì: 1- 6 viên/ngày; liều trên 4 viên nên chia làm 2 lần.
Liều lượng trên được dùng trên đối tượng người lớn. Trẻ em: Tuân theo chỉ định của bác sĩ và cần được theo dõi cẩn thận.
Người cao tuổi, suy thận: Không cần chỉnh liều.
Người suy gan: 10-20mg là đủ.
3.2 Cách dùng
Thuốc Loxozole 20mg được dùng bằng đường uống vào buổi sáng, tốt hơn là không cùng thức ăn.
Nuốt nguyên viên, không nhau hay bẻ. Nếu khó nuốt có thể mở nang và pha với nửa có nước để uống.
4 Chống chỉ định
Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Loxozole 20mg hoặc các dẫn xuất thế nhóm benzimidazole .
Dùng chung với nelfinavir.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Omol 20mg điều trị viêm thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng
5 Tác dụng phụ
Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc Loxozole 20mg:
- Mất ngủ
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Rối loạn tiêu hoá
- Gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống
- Đau khớp, đau cơ , yếu cơ…
Thông báo cho bác sĩ khi gặp các tác dụng không mong muốn lúc dùng thuốc Loxozole 20mg.
6 Tương tác
Nelfinavir, Atazanavir: Giảm nồng độ 2 thuốc này, chống chỉ định với Nelfinavir và khuyến cáo không dùng chung với Atazanavir.
Digoxin: khi dùng chung omeprazole 20 mg/ngày, Sinh khả dụng của Digoxin tăng khoảng 10%; cần theo dõi nồng độ, đặc biệt ở người cao tuổi.
Clopidogrel: dùng cùng omeprazole 80 mg giảm 46–42% nồng độ chất chuyển hóa và làm giảm ức chế kết tập tiểu cầu 47–30%.
Posaconazol, Erlotinib, ketoconazol, itraconazol: hấp thu giảm đáng kể khi dùng chung với omeprazole .
Cilostazol: omeprazole 40 mg làm tăng Cmax và AUC của Cilostazol lần lượt khoảng 18% và 26%, chất chuyển hóa tăng 29% và 69%.
Phenytoin: cần theo dõi nồng độ Phenytoin trong hai tuần đầu khi bắt đầu hoặc ngừng omeprazole, điều chỉnh liều khi cần.
Saquinavir: omeprazole phối hợp với saquinavir/ritonavir làm tăng nồng độ saquinavir khoảng 70%.
Tacrolimus: omeprazole có thể làm tăng nồng độ Tacrolimus trong máu; cần theo dõi nồng độ tacrolimus và chức năng thận, điều chỉnh liều nếu cần.
Methotrexat: thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nồng độ methotrexat; nên cân nhắc ngưng omeprazole tạm thời khi dùng methotrexat liều cao.
Clarithromycin, voriconazol: thuốc này ức chế CYP2C19/CYP3A4, làm tăng nồng độ omeprazole; liều thường dùng vẫn được dung nạp, nhưng cần điều chỉnh cho người suy gan hoặc dùng kéo dài.
Rifampicin, St John's wort: chất cảm ứng CYP2C19/CYP3A4 làm giảm nồng độ omeprazole trong máu bằng cách tăng tốc độchuyển hóa.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, không dùng quá liều quy định.
Không dùng khi thuốc Loxozole 20mg đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
Thông báo cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc Loxozole 20mg.
Khi có triệu chứng cảnh báo như giảm cân không rõ nguyên nhân, nôn kéo dài, khó nuốt, nôn ra máu hoặc tiêu phân đen, cần loại trừ nguyên nhân ác tính trước khi điều trị vì thuốc Loxozole 20mg có thể che lấp triệu chứng và làm chậm chẩn đoán.
Sử dụng lâu dài omeprazole có thể làm giảm hấp thu Vitamin B12, nhất là ở người có nguy cơ hoặc dự trữ thấp.
Hạ magnesi huyết nghiêm trọng đã được ghi nhận, đặc biệt sau ≥3 tháng dùng PPI; cần định lượng magnesi huyết trước và trong khi điều trị, nhất là khi phối hợp với digoxin hoặc thuốc lợi tiểu.
Không dùng cho người có rối loạn di truyền không dung nạp Fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu sucrase-isomaltase.
Thuốc Loxozole 20mg chứa meprazole có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm Salmonella và Campylobacter.
Thận trọng khi dùng thuốc Loxozole 20mg ở người cao tuổi.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc Loxozole 20mg có thể sử dụng trong thời gian mang thai và phụ nữ cho con bú trong ngưỡng điều trị. Cân nhắc lợi ích nguy cơ trước khi dùng.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi sử dụng quá liều thuốc Loxozole 20mg hãy đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.
7.4 Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát.
Tránh ánh sáng trực tiếp.
Nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Loxozole 20mg hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các thuốc thay thế sau đây:
- Thuốc Omicap-20 chứa Omeprazole để điều trị viêm thực quản, triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày - tá tràng, do Micro Labs Limited - Ấn Độ sản xuất.
- Thuốc Maxxcup 20mg chứa Omeprazole để điều trị viêm thực quản, triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày - tá tràng, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 1 sản xuất.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Phân loại tác đụng dược lý: thuốc tíc chế bơm proton
Mã ATC: A02BC01
Omeprazole là một hỗn hợp racemic gồm hai đồng phân quang học, có khả năng ức chế tiết acid dạ dày thông qua cơ chế chọn lọc trên enzym H⁺/K⁺-ATPase tại tế bào thành.
Hoạt chất này là một bazơ yếu, được hoạt hóa trong môi trường acid cao của tế bào thành, nơi nó gắn kết và bất hoạt bơm proton – bước cuối cùng trong quá trình bài tiết acid.
Nhờ cơ chế này, omeprazole kiểm soát hiệu quả cả tiết acid cơ bản lẫn tiết acid do kích thích, với tác dụng khởi phát nhanh và hồi phục theo tiến trình liều dùng hàng ngày.
9.2 Dược động học
9.2.1 Hấp thu
Omeprazole và omeprazole magnesi không bền trong môi trường acid, do đó được bào chế dưới dạng cốm bao tan trong ruột trong viên nang cứng.
Thuốc được hấp thu nhanh, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 1–2 giờ.
Thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của omeprazole, khoảng 40% sau liều đơn và tăng đến khoảng 60% khi dùng lặp lại hàng ngày.
9.2.2 Phân bố
Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của omeprazole khoảng 97%.
Thể tích phân bố biểu kiến ở người khỏe mạnh là xấp xỉ 0,3 L/kg.
9.2.3 Chuyển hóa
Omeprazole được chuyển hóa hoàn toàn qua hệ thống cytochrom P450, chủ yếu là CYP2C19, phần còn lại qua CYP3A4.
9.2.4 Thải trừ
Omeprazole có thời gian bán thải trong huyết tương dưới 1 giờ cả sau liều đơn và khi dùng lặp lại một lần mỗi ngày.
Khoảng 80% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa, phần còn lại qua phân.
10 Thuốc Loxozole 20mg giá bao nhiêu?
Thuốc Loxozole chính hãng hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Loxozole 20mg mua ở đâu?
Bạn có thể mang đơn thuốc của bác sĩ kê đơn thuốc Loxozole 20mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Loxozole 20mg được sản xuất bởi ZIM Laboratories, công ty dược phẩm Ấn Độ có nhiều năm kinh nghiệm với trang thiết bị hiện đại ( thành lập từ năm 1989)
- Dạng viên nang bao tan trong ruột giúp hoạt chất ổn định khi đi qua dạ dày có độ acid cao.
- Ở bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) không có viêm thực quản, omeprazole liều 20 mg mỗi ngày cho thấy hiệu quả vượt trội rõ rệt so với liều 10 mg và giả dược trong việc cải thiện nhanh và duy trì kiểm soát triệu chứng ợ nóng cũng như các triệu chứng liên quan khác.[2]
13 Nhược điểm
- Omeprazole có thể tương tác với nhiều thuốc chuyển hóa qua CYP2C19 hoặc CYP3A4, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Tổng 14 hình ảnh














Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do Cục quản lý Dược phê duyệt, tại đây.
- ^ Henrotin Y, Mobasheri A, Marty M, (Ngày đăng: Ngày 30 tháng 1 năm 2012), Is there any scientific evidence for the use of glucosamine in the management of human osteoarthritis?, Pubmed. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2025