1 / 7
thuoc lostad t100 1 S7704

Lostad T100

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 335 Còn hàng
Thương hiệuStellapharm, Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm
Công ty đăng kýCông ty TNHH Liên Doanh Stellapharm
Số đăng kýVD-23973-15
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 03 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtLosartan
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmam243
Chuyên mục Thuốc Tim Mạch

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Nguyễn Quyên Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Quyên
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1227 lần

Thuốc Lostad T100 được chỉ định để điều trị tăng huyết áp, suy tim và bệnh thận do đái tháo đường. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Lostad T100.

1 Thành phần

Thành phần của mỗi viên Lostad T100 chứa: 

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

2 Chỉ định của thuốc Lostad T100

Thuốc Lostad T100 chỉ định trong điều trị trong:

  • Tăng huyết ápsuy tim mạn tính và hạn chế nguy cơ đột quỵ ở người bị phì đại tâm thất trái.
  • Người đái tháo đường có tăng huyết áp bị bệnh thận

==>> Bạn có thể tham khảo thêm: Thuốc Cozaar 100mg- thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Lostad T100

3.1 Liều dùng

Trường hợpĐối tượng Liều dùng
Tăng huyết ápNgười lớnLiều thường dùngDùng 0,5 viên x lần/ngày có thể tăng lên 01 viên x 01 lần/ngày hoặc 02 lần/ngày. Lostad T100 có tác dụng sau 03-06 tuần.
Người giảm dịch nội mạch và bị suy gan.Khởi đầu: ¼ viên x 01 lần/ngày
Trẻ emTrẻ từ 6 tuổi trở lên (từ 20 đến 50kg)Khởi đầu: 0,7 mg/kg x 1 lần/ngày (tối đa ¼ viên) và tăng tối đa ½ viên
Trẻ có cân nặng từ 50kg trở lênKhởi đầu: 1,4 mg/kg x 1 lần/ngày (tối đa ½ viên) và tăng tối đa 01 viên
Suy ganKhuyến cáo không sử dụng
Suy timNgười 60 tuổi trở lênLiều khởi đầu12,5mg x 1 lần/ngày hoặc gấp đôi liều cách tuần nếu cần
Liều duy trì0,5 viên x 1 lần/ngày
Bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường  Liều khởi đầu: 0,5 viên x 1 lần/ngày và tùy khả năng đáp ứng có thể tăng đến 01 viên x 1 lần/ngày

3.2 Cách dùng

Thuốc Lostad T100 dùng đường uống. 

4 Chống chỉ định

  • Quá mẫn với các thành phần Lostad T100
  • Suy gan nặng
  • Phụ nữ có thai vào hai quý cuối thai kỳ
  • Người tiểu đường hoặc suy thận đang dùng aliskiren

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Cozaar XQ 5/50 mg - thuốc điều trị cao huyết áp vô căn

5 Tác dụng phụ

Tần suấtHệ cơ quan, tổ chứcTác dụng phụ
Thường gặpTim mạchHạ huyết áp.
Thần kinh trung ươngMất ngủ, choáng váng.
Nội tiết - chuyển hóaTăng Kali huyết.
Tiêu hóaTiêu chảy, khó tiêu.
Huyết họcHạ nhẹ hemoglobin và hematocrit.
Thần kinh cơ xươngĐau lưng, đau chân, đau cơ.
ThậnHạ acid uric huyết (khi dùng liều cao).
Hô hấpHo, sung huyết mũi, rối loạn xoang, viêm xoang.
Ít gặpTim mạchHạ huyết áp thế đứng,phù mặt, đau ngực, trống ngực, Block A - V độ II, nhịp chậm xoang, nhịp tim nhanh, , đỏ mặt.
Thần kinh trung ươngLo âu, đau nửa đầu, đau đầu, mất điều hoà, sốt, chóng mặt, lú lẫn, trầm cảm, , rối loạn giấc ngủ
DaRụng tóc, ngứa, phát ban, vết bầm, mày đay, viêm da, da khô, ban đỏ, nhạy cảm ánh sáng
Nội tiết - chuyển hóaBệnh gút
Tiêu hóaChán ăn, táo bón, đầy hơi, nôn, mất vị giác, viêm dạ dày
Sinh dục - tiết niệuBất lực, giảm tình dục, tiểu nhiều, tiểu đêm
GanTăng nhẹ các xét nghiệm về chức năng gan và tăng nhẹ bilirubin
Thần kinh cơ xươngDị cảm, run, đau xương, yếu cơ, phù khớp, đau xơ cơ
MắtNhìn mờ, viêm kết mạc, giảm thị lực, nóng rát và nhức mắt
Taiù tai
ThậnNhiễm khuẩn đường niệu, tăng nhẹ creatinin hoặc urê
Hô hấpKhó thở, viêm phế quản, chảy máu cam, viêm mũi, sung huyết đường thở, khó chịu ở họng
KhácToát mồ hôi

6 Tương tác

Không khuyến cáo dùng thuốc Lostad T100 với các thuốc:

  • Các thuốc làm tăng nồng độ kali trong huyết thanh
  • Indomethacin
  • Cimetidin
  • Fluconazol
  • Phenobarbital
  • Rifampin

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thuốc Lostad T100 là thuốc kê đơn.

Đọc kỹ HDSD của Lostad T100 trước khi dùng.[1]

Thận trọng khi dùng Lostad T100 cho người hẹp động mạch thận.

Đối với người bị suy giảm chức năng thận, khi dùng Lostad T100 cần giảm liều dùng thuốc Lostad T100 và cân nhắc khi dùng Lostad T100 cho người suy gan.

Điều chỉnh thể tích dịch nội mạch ổn định hoặc giảm liều dùng Lostad T100 ban đầu  trước khi điều trị bằng thuốc để hạn chế tình trạng hạ huyết áp.

Khi dùng thuốc Lostad T100 có thể làm tăng nồng độ kali trong máu nên khi sử dụng cần theo dõi chặt chẽ chỉ số này nhất là ở các bệnh nhân lớn tuổi, suy thận. Hạn chế phối hợp Lostad T100 với thuốc làm tăng kali máu.

Thuốc Lostad T100 có chứa Lactose nên thận trọng khi dùng với người có vấn đề sức khỏe liên quan.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Khi phát hiện có thai nên dừng sử dụng Lostad T100 ngay. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Lostad T100 cho người mang thai, người cho con bú.

7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc

Thuốc Lostad T100 có thể gây hạ huyết áp, chóng mặt, buồn ngủ khi sử dụng.

7.4 Xử trí khi quá liều

Dữ liệu còn hạn chế. 

Triệu chứng: Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm.

Xử trí: Điều trị hỗ trợ kết hợp với một số biện pháp khác phù hợp.

7.5 Bảo quản 

Nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh xa tầm tay trẻ em.

8 Sản phẩm thay thế 

Thuốc Lostad T50 chứa cùng hoạt chất được chỉ định để điều trị cho các bệnh nhân bị cao huyết áp. Được sản xuất tại Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm với quy cách đóng gói: Hộp 03 vỉ x 10 viên. Giá bán hiện tại là 105,000đ/Hộp.

Thuốc Lostad T25mg chứa cùng hoạt chất được chỉ định để điều trị bệnh tăng huyết áp. Được sản xuất tại Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm với quy cách đóng gói: Hộp 03 vỉ x 10 viên. Giá bán hiện tại là 55,000đ/Hộp.

9 Thông tin chung

SĐK (nếu có): VD-23973-15

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm

Đóng gói: Hộp 03 vỉ x 10 viên

10 Cơ chế tác dụng 

10.1 Dược lực học

Losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó là E-3174 có khả năng ức chế tình trạng co mạch và giảm sự bài tiết aldosteron do cơ chế ngăn chặn angiotensin II gắn vào thụ thể AT1 ở các mô trong cơ thể như cơ trơn mạch máu, tuyến thượng thận. Cả Losartan và E-3174 đều không ảnh hưởng đến ACE hay các thụ thể của hormon hay các kênh ion khác cần thiết cho điều hòa tim mạch.

10.2 Dược động học

Losartan dễ hấp thu sua khi uống nhưng Sinh khả dụng của Losartan khoảng 33% vì chuyển hóa lần đầu qua gan nhiều. Nồng độ Losartan lớn nhất trong 01 giờ. Losartan bị chuyển hóa thành dạng có hoạt tính mạnh hơn Losartan là E-3174 và cả dạng không hoạt tính. E-3174 đạt Cmax sau 3-4 giờ. Cả Losartan và E-3174 đều gắn nhiều với protein trong máu với tỷ lệ hơn 98%. Losartan được bài tiết qua nước tiểu và phân ở cả dạng hoạt tính và không hoạt tính. Losartan có T/2 khoảng 1,5-2,5 giờ.

11 Phân biệt thuốc Lostad T100, thuốc Lostad T50 và thuốc Lostad T25

Ba thuốc Lostad T100, thuốc Lostad T50 thuốc Lostad T25 có cùng hoạt chất chỉ khác nhau hàm lượng.

thuốc Lostad T100, thuốc Lostad T50 và thuốc Lostad T25
Thuốc Lostad T100, thuốc Lostad T50 và thuốc Lostad T25

12 Thuốc Lostad T100 giá bao nhiêu?

Thuốc Lostad T100 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

13 Thuốc Lostad T100 mua ở đâu?

Thuốc Lostad T100 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Lostad T100 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

13.1 Ưu điểm

  • Losartan được FDA chấp thuận để điều trị một số tình trạng bệnh lý, bao gồm: tăng huyết áp, bệnh thận do tiểu đường.[2]
  • Thuốc Lostad T100 bào chế dạng viên nén bao phim, dễ sử dụng, bảo quản và mang theo ra ngoài
  • Hàng nội địa nên dễ mua
  • Liều dùng đơn giản, thường chỉ dùng 1 lần mỗi ngày
  • Thuốc Lostad T100 được sản xuất trong nhà máy đạt GMP của Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm

13.2 Nhược điểm

  • Khi dùng Lostad T100 có thể gặp phản ứng không mong muốn như hạ áp quá mức, choáng váng và rối loạn tiêu hóa.

Tổng 7 hình ảnh

thuoc lostad t100 1 S7704
thuoc lostad t100 1 S7704
thuoc lostad t100 2 A0857
thuoc lostad t100 2 A0857
thuoc lostad t100 3 L4735
thuoc lostad t100 3 L4735
thuoc lostad t100 4 P6800
thuoc lostad t100 4 P6800
thuoc lostad t100 5 Q6483
thuoc lostad t100 5 Q6483
thuoc lostad t100 6 D1601
thuoc lostad t100 6 D1601
thuoc lostad t100 7 K4845
thuoc lostad t100 7 K4845

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng của sản phẩm tại đây.
  2. ^ Tác giả Sana Mulla , Waqas J. Siddiqui (Ngày đăng: ngày 18 tháng 7 năm 2022). Losartan,PubMed. Truy cập ngày 06 tháng 03 năm 2024.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc này có sẵn không ạ?

    Bởi: Loan vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Bạn liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn

      Quản trị viên: Dược sĩ Nguyễn Quyên vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Lostad T100 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Lostad T100
    L
    Điểm đánh giá: 5/5

    Tư vấn nhiệt tình

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633