Losacar-H 50mg/12.5mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Cadila, Cadila Healthcare Ltd |
Công ty đăng ký | Cadila Healthcare Ltd |
Số đăng ký | VN-16146-13 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Hydroclorothiazid (Hydrochlorothiazide), Losartan |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | thanh332 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Huyết Áp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần: Trong mỗi viên Losacar-H 50mg/12.5mg có chứa:
Losartan Kali…..50mg
Hydrochlorothiazide…..12,5mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
2 Tác dụng - Chỉ định của Losacar-H
Losacar-H được bào chế dưới dạng phối hợp hai hoạt chất Losartan Kali và Hydrochlorothiazide có tác dụng hiệp đồng hạ huyết áp.
Được chỉ định điều trị tăng huyết áp ở những bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp đơn độc - bệnh nhân không kiểm soát được huyết áp khi chỉ sử dụng riêng rẽ Losartan kali hay Hydrochlorothiazide.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Lostad HCT 50/12.5: Điều trị bệnh lý cao huyết áp
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Losacar-H
Liều dùng: liều thông thường là 1 viên/ngày. Tác dụng hạ huyết áp có thể đạt được sau khi uống khoảng 3 - 4 tuần. Nếu bệnh nhân không có đáp ứng thì có thể tăng liều lên 2 viên/ngày. [1]
Thuốc sử dụng theo đường uống và theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với Losartan kali, Hydrochlorothiazide, dẫn xuất Sulfonamide hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người bị bí tiểu, hạ kali máu, tăng calci máu hoặc hạ natri huyết kéo dài.
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Người bị suy gan, suy thận nặng, ứ mật, viêm túi mật.
Người tăng acid uric hoặc mắc bệnh gout.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Agilosart-H 100/25 -liệu pháp kết hợp trị cao huyết áp hiệu quả
5 Tác dụng phụ của Losacar-H
Tác dụng phụ hay gặp:
Tiêu hoá: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Thần kinh và tâm thần: hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu.
Hô hấp: ho, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang, nhiễm trùng hô hấp.
Cơ xương khớp: chuột rút, đau lưng, đau mỏi cơ.
Gây suy nhược, mệt mỏi, tăng kali máu.
Ít gặp:
Máu và hệ bạch huyết: mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu.
Tiêu hóa: táo bón, đầy hơi, khô miệng, chán ăn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Thần kinh và tâm thần: buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, ngất, giảm thị lực, ù tai, rối loạn trí nhớ.
Tim mạch: hạ huyết áp tư thế đứng, đánh trống ngực.
Cơ xương khớp: nhược cơ, tê cứng, chuột rút, đau sưng khớp.
Thận tiết niệu: tiểu đêm, viêm đường tiết niệu, viêm thận kẽ.
Vàng da, mề đay, mẩn ngứa, da tăng nhạy cảm với ánh sáng.
Hiếm gặp: sốc phản vệ, phù mạch, tăng nhẹ men gan và bilirubin.
6 Tương tác thuốc
Dùng Losacar-H cùng với các thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolacton, triamterene, amirolid), các thuốc bổ sung kali và các muối kali sẽ dẫn đến làm tăng kali máu.
Sử dụng chung với các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp, tăng nguy cơ suy thận, nhất là ở người cao tuổi.
Losartan làm giảm tác dụng của các thuốc tăng thải natri hoặc lithi.
Khi phối hợp cùng các thuốc hạ huyết áp khác, thuốc chống trầm cảm ba vòng, chống loạn thần, amifostine, baclofene, Losacar-H có thể gây hạ huyết áp quá mức.
Hydrochlorothiazide có thể tương tác với các thuốc: barbiturate, thuốc gây mê, thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc rượu gây tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng. Với các thuốc điều trị đái tháo đường, lithi, thuốc điều trị Gout (probenecid, sulfinpyrazone, Allopurinol), Cyclophosphamide, Methotrexate, salicylate, Methyldopa và cyclosporin, Hydrochlorothiazide có thể làm giảm tác dụng và tăng độc tính của các thuốc này.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đối với Losartan: Bệnh nhân có tiền sử phù Quincke (sưng mặt, môi, cổ họng, lưỡi) nên được giám sát chặt chẽ. Losartan có thể gây hạ huyết áp và giảm thể tích tuần hoàn sau liều điều trị đầu tiên ở những bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn và/hoặc giảm natri và làm mất cân bằng điện giải ở bệnh nhân suy thận.
Khuyến cáo không sử dụng đồng thời thuốc lợi tiểu giữ kali, muối bổ sung kali, chất thay thế muối có chứa kali với Losacar-H.
Thận trọng đối với bệnh nhân suy gan, suy thận, suy tim, bệnh mạch vành, người tăng aldosteron nguyên phát, chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan nặng.
Hydrochlorothiazide có thể gây hạ huyết áp quá mức, gây mất cân bằng nước và điện giải, làm giảm dung nạp glucose, giảm bài tiết calci trong nước tiểu, tăng nồng độ cholesterol và chất béo, tăng acid uric máu và/hoặc bệnh gout ở một số bệnh nhân.
Khi sử dụng Losacar-H, phản ứng quá mẫn có thể xảy ra.
Trong tá dược của Losacar-H có chứa Lactose, bệnh nhân không dung nạp được Glucose hoặc thiếu hụt lactose, kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: không dùng Losacar-H cho phụ nữ có thai. Nếu đã có thai thì cần ngừng thuốc và thay thế bằng liệu pháp điều trị thích hợp. Sử dụng thuốc trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ có thể gây ngộ độc thai nhi.
Thời kỳ cho con bú: khuyến cáo không sử dụng Losacar-H trong thời kỳ cho con bú vì Hydrochlorothiazide được bài tiết qua sữa mẹ.
7.3 Ảnh hưởng với quá trình vận hành máy móc, lái xe
Losacar-H có khả năng gây buồn ngủ hay chóng mặt, do đó bệnh nhân dùng thuốc cần thận trọng khi vận hành máy móc và lái xe.
7.4 Xử trí khi quá liều
Các dấu hiệu thường gặp khi quá liều: hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, hạ kali và natri máu, mất nước,...
Xử trí: không có liệu pháp xử trí đặc hiệu. Nếu sử dụng quá liều thuốc, cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, chủ yếu là điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp hỗ trợ: gây nôn, bù nước, bù điện giải,...
7.5 Bảo quản
Thuốc Losacar-H cần được bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30 độ C..
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Losacar-H 50mg/12.5mg hết hàng, người bệnh có thể tham khảo một số thuốc có cùng hoạt chất:
Thuốc Angizaar-H của Công ty Micro Labs Ltd cũng có chứa thành phần là Losartan kali và Hydrochlorothiazide và có cùng hàm lượng là 50mg và 12,5mg.
Rossar plus của Công ty cổ phần Korea United Pharm. Int’L được sản xuất tại Việt Nam cũng cho hiệu quả tương tự như Losacar-H.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Losartan kali: thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II - thụ thể AT1.
Cơ chế tác dụng: Losartan và chất chuyển hóa chính ngăn cản angiotensin II tiết aldosteron và gây co mạch bằng cách không cho nó gắn vào thụ thể AT, sự ngăn cản này là có chọn lọc. Losartan ức chế cạnh tranh thuận nghịch thụ thể AT1. [2]
Hydrochlorothiazide: thuộc nhóm thuốc lợi tiểu thiazid. Cơ chế hạ huyết áp chưa được làm rõ, chủ yếu tác động đến sự tái hấp thu ở ống thận, làm tăng bài tiết natri và chloride. Ngoài ra, Hydrochlorothiazide còn làm giảm thể tích huyết tương, tăng hoạt động của renin và làm tăng tiết aldosteron, tăng thải kali và bicarbonate. Renin và aldosteron liên kết với nhau qua trung gian là angiotensin. Do đó, khi phối hợp một chất đối kháng thụ thể angiotensin (Losartan) với một thuốc lợi tiểu thiazid (Hydrochlorothiazide) thì sẽ giúp làm giảm sự mất kali.
Losartan kali + Hydrochlorothiazide: sự kết hợp này có tác dụng mạnh hơn khi dùng riêng lẻ từng thành phần, đồng thời làm giảm các tác dụng không mong muốn của mỗi thuốc. Nhờ tác dụng hiệp đồng mà Losacar-H có tác dụng trên mọi đối tượng và tất cả các mức độ tăng huyết áp khác nhau.
9.2 Dược động học
Losartan kali: hấp thu tốt qua đường uống và có chuyển hóa qua gan lần đầu bởi các enzym CYP P450. Sinh khả dụng của thuốc khoảng 33%. Thời gian bán thải của losartan là 2 giờ và của chất chuyển hóa là 6 - 9 giờ. Losartan đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 1 giờ. Chất chuyển hóa và Losartan đều liên kết cao với protein huyết tương. Các protein này chủ yếu là Albumin và chúng đều không qua được hàng rào máu não. Thể tích phân bố của losartan và chất chuyển hoá của nó lần lượt vào khoảng 34L và 12L. Độ thanh thải của losartan là 75ml/phút, của chất chuyển hóa là 25ml/phút.
Hydrochlorothiazide: hấp thu nhanh, sinh khả dụng khoảng 65 - 70%, tác dụng lợi tiểu xuất hiện trong vòng 2 giờ và đạt đỉnh sau khoảng 4 giờ, kéo dài trong 6 đến 12 giờ. Hydrochlorothiazide qua được hàng rào nhau thai nhưng lại không qua được hàng rào máu não và được bài tiết qua sữa mẹ. Thuốc này được đào thải nhanh qua thận dưới dạng không chuyển hoá. Thời gian bán thải từ 5,6 đến 14,8 giờ. [3]
10 Thuốc Losacar-H 50mg/12.5mg giá bao nhiêu?
Thuốc Losacar-H 50mg/12.5mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Losacar-H 50mg/12.5mg mua ở đâu?
Thuốc Losacar-H 50mg/12.5mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Losacar-H 50mg/12.5mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Sự kết hợp của hai loại thuốc giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn so với việc sử dụng từng loại thuốc riêng lẻ.
- Kiểm soát huyết áp tốt có thể giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến tăng huyết áp, như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tổn thương thận.
- Sự kết hợp thành phần trong một viên thuốc giúp bệnh nhân thuận tiện hơn khi uống thuốc và dễ dàng theo dõi liều.
- Hydrochlorothiazide có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp giảm nguy cơ phù nề.
13 Nhược điểm
- Cả Losartan và Hydrochlorothiazide đều có thể gây ra tác dụng phụ. Losartan có thể gây ra chóng mặt, mệt mỏi, hoặc rối loạn tiêu hóa. Hydrochlorothiazide có thể gây mất cân bằng điện giải, hạ huyết áp, hoặc tăng đường huyết.
- Losacar-H có thể tương tác với một số thuốc khác, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả của các thuốc khác.
- Đối với một số bệnh nhân, việc sử dụng Losacar-H có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị hoặc khi kết hợp với các thuốc khác làm hạ huyết áp.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Cục Quản lý Dược phê duyệt, tải và xem bản PDF đầy đủ tại đây
- ^ Tác giả AI-Majed, Ebrahim Assri (Ngày đăng 09 tháng 04 năm 2015). Losartan: Comprehensive Profile, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 08 năm 2024.
- ^ Tác giả Satyajeet Roy (Ngày đăng 01 tháng 09 năm 2017). Hydrochlorothiazide, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 08 năm 2024.