Loranic Chai 500 viên
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | USA - NIC Pharma, Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma) |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma) |
Số đăng ký | VD-25469-16 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 chai 500 viên |
Hoạt chất | Loratadine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am2836 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Hương Trà
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 538 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Loranic Chai 500 viên được chỉ định để điều trị tình trạng dị ứng trong bệnh lý mề đay, viêm mũi dị ứng cho người lớn, trẻ >12 tuổi. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Loranic Chai 500 viên.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Loranic Chai 500 viên chứa:
- Loratadin 10mg.
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Loranic Chai 500 viên
Thuốc Loranic Chai 500 viên điều trị triệu chứng:
Dị ứng da cấp, mạn tính.
Viêm mũi dị ứng lâu năm, theo mùa gây:
- Ngứa rát mũi.
- Chảy nước mũi.
- Hắt hơi.
Mề đay.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Loranic Chai 500 viên
Người >12 tuổi: 1 viên/ngày.
Người suy gan, thận: 1 viên, cách 2 ngày/lần.
Thuốc Loranic Chai 500 viên uống trực tiếp với nước.
4 Chống chỉ định
Người quá mẫn với thuốc.
Người đang dùng thuốc:
- Thuốc ức chế IMAO.
- Pseudoephedrine.
- Đang điều trị phenylceton niệu.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Lorastad 10mg - Thuốc Tác Dụng Chống Dị Ứng: Cách dùng, liều dùng và giá bán.
5 Tác dụng phụ
| Thường gặp | Ít gặp |
Tiêu hóa | Khô miệng |
|
Thần kinh | Đau đầu | Chóng mặt |
Hô hấp |
| Hắt hơi, khô mũi |
6 Tương tác
Thuốc kháng nấm Fluconazole, Ketoconazol Kháng sinh Erythromycin Kháng dị ứng Cimetidin Thuốc chống loạn nhịp Quinidine Thuốc trị trầm cảm Fluoxetine | Khiến Loratadin thay đổi nồng độ |
Kháng nấm Ketoconazol | Ức chế chuyển hóa Loratadin, khiến Loratadin tăng nồng độ 3 lần |
Pseudoephedrin | Ảnh hưởng tác dụng tăng huyết áp |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc Loranic Chai 500 viên thận trọng cho người:
- Suy gan.
Thuốc có thể gây:
- Khô miệng, nguy cơ này gặp nhiều ở người cao tuổi.
- Nguy cơ sâu răng tăng.
Khi dùng thuốc cần vệ sinh răng miệng cẩn thận.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Dùng thuốc trong thời gian ngắn.
Trẻ <12 tuổi phải thận trọng.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Desbebe-thuốc điều trị các bệnh lý dị ứng hiệu quả
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa đủ dữ liệu an toàn của Loratadin dùng khi có thai, cho con bú. Để tránh ảnh hưởng thai nhi, trẻ nhỏ hay sức khỏe bà mẹ nên dùng thuốc thận trọng.
7.3 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng | Xử trí |
Loratadin dùng 40-180mg có thể quá liều Triệu chứng gặp phải: Tim đập nhanh Đau đầu, buồn ngủ Trẻ có thể gặp: Biểu hiện ngoại tháp | Điều trị triệu chứng Hỗ trợ chức năng sống Theo dõi y tế cẩn thận Rửa dạ dày Nghỉ ngơi nhiều hơn Dùng than hoạt |
7.4 Bảo quản
Để khô ráo, không cho trẻ tự ý nghịch.
Để tránh nắng nóng, ẩm thấp.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Loratadin STADA 10mg do Công ty TNHH Liên Doanh STADA sản xuất chứa Loratadin 10mg giúp điều trị mề đay, viêm mũi dị ứng với giá khoảng 30.000VNĐ/Hộp 20 viên.
Thuốc Bostadin 10mg do Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston sản xuất chứa Loratadin 10mg giúp điều trị mề đay, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng với giá khoảng 100.000VNĐ/Hộp 100 viên.
9 Thông tin chung
SĐK: VD-25469-16.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma).
Đóng gói: Hộp 1 chai 500 viên.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Loratadin là thuốc kháng histamin ba vòng, có tác dụng kháng sinh lọc các thụ thể histamin H1 ngoại biên. Histamine cam chịu trách nhiệm cho nhiều đặc điểm của phản ứng dị ứng. Loratadin hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamin, một chất hóa học có thể được sản xuất để phản ứng với chất gây dị ứng. Bằng cách ức chế histamin, Loratadin giúp giảm triệu chứng dị ứng.
10.2 Dược động học
Hấp thu: Nhanh chóng và sau 1-2 giờ đạt nồng độ tối đa.
Phân bố: 97-99% Loratadin gắn với protein huyết tương.
Chuyển hóa: Bằng enzym gan.
Thải trừ: Qua nước tiểu, phân với nồng độ 40% và 42%.
11 Thuốc Loranic Chai 500 viên giá bao nhiêu?
Thuốc Loranic USA - NIC Chai 500 viên hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Loranic Chai 500 viên mua ở đâu?
Thuốc Loranic Chai 500 viên mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Viên uống tiện dùng, chia liều dễ dàng.
- Giá cả phai chăng.
- Thuốc Loranic Chai 500 viên hiệu quả để giúp cải thiện các biểu hiện dị ứng trong mề đay hay viêm mũi dị ứng.
- Nhà máy GMP-WHO sản xuất, được trải qua quy trình giám sát, nghiên cứu và bảo quản cẩn thận.
- Loratadin 10mg/ngày được chứng minh giúp điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả hơn Terfenadin 60mg x 2 lần/ngày.[1]
- Loratadin được nghiên cứu khởi phát tác dụng nhanh, là thuốc thích hợp điều trị mề đay, viêm mũi dị ứng.[2]
14 Nhược điểm
- Dễ khô miệng khi dùng thuốc.
- Chưa thấy thông tin thuốc Loranic Chai 500 viên dùng được cho trẻ <12 tuổi.
Tổng 1 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả G Bruttmann, D Charpin, J Germouty, F Horak, G Kunkel, G Wittmann (Ngày đăng tháng 10 năm 1994). Evaluation of the efficacy and safety of loratadine in perennial allergic rhinitis, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024
- ^ Tác giả M Haria, A Fitton, D H Peters (Ngày đăng tháng 2 năm 1989). Loratadine. A reappraisal of its pharmacological properties and therapeutic use in allergic disorders, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024