Lomecain
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược Bạch Mai, Công ty Cổ phần dược phẩm Bạch Mai |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần dược phẩm Bạch Mai |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 500 viên |
Hoạt chất | Lidocain |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | AA4617 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Lomecain với thành phần lidocain 5% được chỉ định để điều trị nhiệt miệng, loét miệng. Ngoài ra, Lonecain còn sử dụng cho vết thương hở. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Lomecain
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Lomecain
Lidocain 0,5%.
Dạng bào chế: Viên nén
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Lomecain
2.1 Cơ chế của Lomecain
Lomecain thuộc nhóm nào? Lidocain trong Lomecain là thuốc thuộc nhóm amid có tác dụng gây tê tại chỗ. Cơ chế của thuốc là ức chế sự khử cực từ đó làm ức chế dẫn truyền thần kinh bao gồm thần kinh trung ương và thực vật, ức chế dẫn truyền xung động tim.
Lidocain có khả năng ngăn ion Na + đi vào trong màng tế bào do gắn với receptor của kênh natri ở mặt trong của màng tế bào. [1]
2.2 Tác dụng của Lomecain
Nhờ thành phần chứa lidocain có tác dụng gây tê bề mặt do đó viên nhiệt miệng Bạch Mai có khả năng giảm đau nhanh chóng và kéo dài, đặc biệt có tác dụng tốt trong các trường hợp nhiệt miệng, viêm mạc miệng bị viêm.
Ngoài ra, Lomecain còn có khả năng sát khuẩn, hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm chân răng, viêm họng. Tăng cường sức khỏe răng miệng, phòng tránh các bệnh nha khoa. Ngoài ra, Lonecain còn có tác dụng điều trị các vết thương hở ngoài da, giúp giảm đau và mau lành vết thương.
2.3 Chỉ định thuốc Lomecain
Lomecain được chỉ định trong các trường hợp: viêm nha chu, viêm loét miệng, nhiệt miệng, viêm họng và vết thương hở ngoài da.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Gel trị nhiệt miệng Kamistad gel N: Chỉ định, cách dùng,lưu ý sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Lomecain
3.1 Liều dùng thuốc Lomecain
Liều dùng của thuốc phụ thuộc và tình trạng bệnh và độ tuổi của mỗi bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo liều dùng dưới đây
Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: Ngày dùng 2 viên, chia 2 lần.
Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: Ngày dùng 4 viên, chia 2 lần.
Người lớn trên 18 tuổi bệnh nhẹ: Ngày dùng từ 4 đến 5 viên.
Người lớn trên 18 tuổi bệnh nặng: Ngày dùng 6 viên, chia 2 lần.
3.2 Cách dùng thuốc Lomecain hiệu quả
Với các vết thương hở ngoài da: Nghiền nhỏ viên thuốc rồi rắc trực tiếp lên vết thương.
Với các trường hợp viêm niêm mạc vùng miệng, viêm họng: Uống thuốc với một lượng nước vừa đủ hoặc có thể ngậm dưới lưỡi để viên thuốc tan dần.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng Lomecain cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với lidocain và các thuốc gây tê thuộc nhóm amid khác.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Viên nhiệt miệng Bobosumio trị nhiệt miệng, chảy máu cam
5 Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như: Buồn nôn, nôn, rối loạn miễn dịch, loét dạ dày, kích ứng tại chỗ, dị ứng da.
Hãy thông báo các tác dụng phụ cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
6 Tương tác
Các thuốc chống loạn nhịp, thuốc gây tê thuộc nhóm amid khác như tocainid, mexiletin có thể tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ trên tim.
Nếu sử dụng với liều lượng lớn có thể gây quá liều thuốc.
Sử dụng đồng thời với các thuốc chẹn beta-adrenergic có thể làm giảm khả năng chuyển hóa của thuốc dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc lidocain.
Cimetidin có thể gây ức chế chuyển hóa lidocain dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc thuốc.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không sử dụng thuốc trong thời gian dài mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Nếu thấy có viên thuốc có các dấu hiệu ẩm mốc hoặc đổi màu, không được sử dụng.
Sau khi sử dụng xong cần đậy kín nắp lọ để tránh ẩm mốc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có dữ liệu về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai và đang cho con bú. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn cho thai nhi và trẻ bú mẹ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có kinh nghiệm về việc xử trí khi quá liều thuốc. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ điều trị về những triệu chứng của bệnh nhân để được xử trí kịp thời.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Nhiệt độ bảo quản Lomecain là dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Bệnh viện Bạch Mai.
Đóng gói: Hộp 1 lọ 500 viên
9 Thuốc Lomecain giá bao nhiêu?
Thuốc Lomecain giá bao nhiêu? Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Lomecain mua ở đâu?
Thuốc Lomecain mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của Lomecain
12 Ưu điểm
- Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam do đó rất dễ tìm mua và giá thành rẻ.
- Là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP với công nghệ sản xuất khép kín, hiện đại.
- Lomecain còn được sử dụng cho vết thương hở với tác dụng giảm đau, sát khuẩn và làm lành vết thương.
- Thuốc có tác dụng tốt với các trường hợp nhiệt miệng, loét miệng. Ngoài ra sản phẩm còn tỏ ra rất có hiệu quả với các trường hợp viêm nha chu.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Lidocain tại chỗ đã được cơ quan y tế phê duyệt để điều trị đau dây thần kinh sau herpetic ở một số quốc gia và các nghiên cứu đưa ra một số bằng chứng về hiệu quả và độ an toàn của nó trong đau sau phẫu thuật, bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường, hội chứng ống cổ tay, đau thắt lưng mãn tính và viêm xương khớp. [2]
- Lidocain được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đau nhiệt miệng, loét miệng ở trẻ em. [3]
13 Nhược điểm
- Trong quá trình sử dụng có thể xuất hiện một số tác dụng không mong muốn.
- Không sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Nhóm tác giả của Drugbank. Lidocain. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả Marion Voute 1, Véronique Morel 1, Gisèle Pickering 1 2 (Ngày đăng 29 tháng 9 năm 2021). Topical Lidocaine for Chronic Pain Treatment, PubMed. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả Ritter MD Daniel 1, Seamon DO Jason 1, S Jones Jeffrey 1 (Ngày đăng tháng 2 năm 2020). BET 2: Does topical lidocaine improve oral intake in children with painful mouth ulcers?, PubMed. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022