1 / 19
lomec 20 1 M5031

Lomec 20mg

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

130.000
Đã bán: 198 Còn hàng
Thương hiệuIndustria Quimica Y Farmaceutica VIR, Industria Quimica Y Farmaceutica VIR, S.A., Tây ban nha
Công ty đăng kýCông ty TNHH TM và DP HT Việt Nam
Số đăng kýVN-20152-16
Dạng bào chếViên nang cứng
Quy cách đóng góiHộp 4 vỉ x 7 viên
Hoạt chấtOmeprazole
Xuất xứTây Ban Nha
Mã sản phẩmaa5048
Chuyên mục Thuốc Tiêu Hóa

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Nguyễn Trang Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 4492 lần

Thuốc Lomec 20mg được chỉ định để điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày-tá tràng, giảm trào ngược dạ dày-thực quản, giảm tiết acid dạ dày nên mang đến nhiều lợi ích trong khắc phục các tổn thương ở dạ dày. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Lomec 20mg. 

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi viên thuốc Lomec 20mg chứa các thành phần gồm:

Dược chất: Omeprazol 20mg.

Tá dược: Sugar spheres, Hypromellose, Lactose anhydrous,… vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nang cứng.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Lomec 20mg 

2.1 Tác dụng của thuốc Lomec 20mg

2.1.1 Dược lực học

Omeprazol là một chất được sử dụng trong điều trị các bệnh lý viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản và các tổn thương tại Đường tiêu hóa thuộc nhóm PPI (ức chế bơm proton). Omeprazol có tác dụng làm giảm sự bài tiết quá mức lượng acid vào dạ dày, nên giúp làm giảm tình trạng viêm loét, giúp tổn thương mau lành hơn.

Omeprazol phát huy tác dụng giảm tiết acid dạ dày bằng cách liên kết với cysteine nhơ sự có mặt của cầu nối disulfide. Omeprazol phát huy tác dụng giảm tiết acid dạ dày lên đến 36 giờ.

Omeprazol giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu tại đường tiêu hóa như ợ nóng, giảm trào ngược, giúp làm giảm các tổn thương, giảm tình trạng loét dạ dày-tá tràng.[1]

2.1.2 Dược động học

Hấp thu: Sau khi uống, Omeprazol hấp thu gần như hoàn toàn tại ruột non  với Sinh khả dụng khoảng 60%, thời gian hấp thu từ 3-6 giờ. Sự hấp thu của Omeprazol không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của thức ăn nên có thể uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Phân bố: Omeprazol có tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương cao, khoảng 95%. Khi vào cơ thể, Omeprazol phân bố rộng rãi vào khắp hệ thống mô, trong đó chủ yếu ở viền dạ dày.  Sinh khả dụng của Omeprazol khi dùng liều đầu đến các liều sau đó tăng từ 35-60%.

Chuyển hóa: Gần như hoàn toàn ở gan thành các chất chuyển hóa không còn hoạt tính.

Thải trừ: Omeprazol đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu và phần nhỏ qua phân.

Ở người cao tuổi, suy thận nặng thì dược động học của Omeprazol cũng không bị thay đổi.

2.2 Chỉ định thuốc Lomec 20mg

Lomec 20mg là thuốc gì?

Thuốc Lomec 20mg được chỉ định để điều trị:

  • Người bị viêm loét dạ dày-tá tràng.
  • Người mắc hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Người đang bị trào ngược dạ dày-thực quản.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Meyerazol 20mg - điều trị loét dạ dày tá tràng

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Lomec 20mg  

3.1 Liều dùng thuốc Lomec 20mg

Thuốc Lomec 20mg được chỉ định dùng với liều:

3.1.1 Liều dùng cho người lớn

Liều khắc phục tình trạng viêm nhiễm tại thực quản do trào ngược dạ dày-thực quản: Khởi đầu bằng liều 1-2 viên/lần, sau đó duy trì 1 viên/lần dùng liên tục 1-2 tháng.

Liều điều trị vết loét: 1-2 viên/lần, với người loét tá tràng nên dùng khoảng 1 tháng, người loét dạ dày nên dùng khoảng 2 tháng. Dùng liều 1 viên lần đầu tiên được chứng minh đã có hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng loét và dùng khoảng 1 tháng thì vị trí tổn thương mới liền sẹo được.

Liều điều trị cho người mắc hội chứng Zollinger-Ellison: 3 viên/lần, khi dùng quá 4 viên/ngày thì nên chia làm 2 lần uống, liều dùng hàng ngày lao động trong khoảng 1-6 viên, tùy vào tình trạng của từng người. Trường hợp loét do vi khuẩn H.Pylori thì nên dùng phối hợp với kháng sinh Amoxicillin và metronidazol. Cần điều trị triệt để vi khuẩn H.Pylori để đạt được hiệu quả giảm viêm loét tốt nhất.

Liều dùng cho người suy gan: 1 viên/ngày.

3.1.2 Liều dùng cho trẻ em

Liều dùng cho trẻ >1 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Trẻ có cân nặng từ 10-20kg: ½ viên/ngày.
  • Trẻ có cân nặng >20kg: 1 viên/ngày

Có thể cho trẻ uống liều gấp đôi trong trường hợp bị trào ngược nặng và duy trì sử dụng khoang 1-3 tháng.

Liều dùng cho trẻ bị loét dạ dày-tá tràng, trẻ bị rối loạn tiêu hóa do tiết acid, trẻ mắc hội chứng Zollinger-Ellison: Liều dùng mỗi ngày nên duy trì khoảng 0,7mg/kg cho trẻ <2 tuổi. Trường hợp cần thiết có thể tăng liều lên cho trẻ

  • Với trẻ sơ sinh: Tăng liều mỗi ngày lên 1,4mg/kg sau 1-2 tuần điều trị.
  • Với trẻ nhỏ: Tăng liều mỗi ngày lên 3mg/kg sau 1-2 tuần điều trị.

Để thuốc phát huy được hiệu quả tốt nhất thì trong quá trình điều trị nên dừng dùng các thuốc nhóm NSAIDS cũng như điều trị triệt để khi phát hiện cơ thể nhiễm H.Pylori.

3.2 Thuốc Lomec 20mg uống trước hay sau ăn?

Thuốc Lomec 20mg dùng đường uống.

Uống thuốc nguyên viên, không nhai, bẻ  nhỏ viên thuốc. Trường hợp dùng lẻ liều thì nên chọn dạng bào chế khác có cùng thành phần để thuận tiện hơn trong việc tính liều sử dụng.

Thuốc Lomec 20mg nên uống trước khi ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ để đạt được hiệu quả hấp thu tốt nhất.

4 Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Lomec 20mg cho người mẫn cảm với Omeprazole và các thành phần khác có trong thuốc.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc E-xazol điều trị diệt vi khuẩn H.pylori

5 Tác dụng phụ

Trong thời gian dùng thuốc Lomec 20mg, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu lạ như:

5.1 Tác dụng phụ thường gặp

Triệu chứng toàn thân: chóng mặt, đau đầu, thường xuyên có cảm giác buồn ngủ.

Triệu chứng trên tiêu hóa: Đầy hơi, bụng đau, nôn,…

5.2 Tác dụng phụ ít gặp

Triệu chứng trên hệ thần kinh: Thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, hay bị mất ngủ, cảm giác bị thay đổi, rối loạn.

Triệu chứng trên da: Nổi ban đỏ, các nốt mày đay, thường xuyên ngứa ngáy trên da.

Triệu chứng tại gan: Nồng độ transaminase tăng tạm thời.

5.3 Tác dụng phụ hiếm gặp

Triệu chứng toàn thân: Sốt, vã mồ hôi, xuất hiện các biểu hiện phù mạch, thậm chí là sốc phản vệ.

Triệu chứng huyết học: Giảm các tế bào máu, tiểu cầu, bạch cầu,…

Triệu chứng trên hệ thần kinh: Biểu hiện trầm cảm, xuất hiện ảo giác, dễ trở nên kích động, thính giác suy giảm.

Triệu chứng trên hệ nội tiết: Đàn ông gặp chứng vú to.

Triệu chứng trong tiêu hóa: Miệng khô, nhiễm nấm Candida, dạ dày bị viêm.

Triệu chứng của gan: Viêm gan có thể kèm theo hoặc không kèm theo vàng da, bệnh não gan.

Triệu chứng trong hô hấp: Phế quản co thắt.

Triệu chứng trên hệ cơ-xương-khớp: Đau nhức các khớp, cơ.

Triệu chứng trên hệ sinh dục-tiết niệu: Viêm thận kẽ.

Khi gặp phải các biểu hiện lạ trong thời gian dùng thuốc thì ngừng uống thuốc và báo với bác sĩ để được điều trị sớm.

6 Tương tác

Thuốc ức chế miễn dịch Cyclosporin: Khi dùng cùng với thuốc Lomec 20mg se dẫn đến làm tăng nồng độ của thuốc này trong máu.

Các chất chịu sự chuyển hóa nhờ enzym bên trong hệ thống cytocrom P450: Khi dùng đồng thời, thuốc Lomec 30mg gây ức chế sự chuyển hóa của các chất này.

Thuốc chống đông Warfarin, thuốc chống động kinh Phenytoin, thuốc hướng thần Diazepam: Khi dùng đồng thời làm tăng nồng độ của các thuốc này cụ thể:

Thuốc chống đông Warfarin: Bị ức chế chuyển hóa khi dùng cùng với thuốc Lomec 20mg.

Thuốc chống động kinh Phenytoin: Khi dùng đồng thời làm giảm chuyển hóa và tăng nồng độ hấp thu của thuốc này.

Thuốc hướng thần Diazepam: Bị kéo dài thời gian tác dụng khi dùng cùng Lomec 20mg.

Thuốc chống đông máu Dicoumarol: Bị tăng tác dụng khi dùng cùng Lomec 20mg.

Thuốc điều trị tăng huyết áp Nifedipin: Khi dùng đồng thời sẽ làm giảm chuyển hóa , dẫn đến kéo dài tác dụng của Nifedipine.

Thuốc kháng sinh Clarithromycin: Khi dùng đồng thời sẽ làm giảm chuyển hóa và tăng nồng độ hấp thu của thuốc Lomec 20mg lên khoảng 2 lần.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thận trọng khi dùng thuốc trên người phải lái xe, vận hành máy móc vì sau khi uống thuốc có thể xuất hiện biểu hiện chóng mặt, buồn ngủ nên làm giảm sự tập trung khi làm việc.

Thận trọng khi dùng thuốc trên người nghi ngờ bị u ác tính d việc dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán bệnh nên khiến bệnh được phát hiện muộn, tiến triển nặng.

Thận trọng và cân nhắc việc hiệu chỉnh liều dùng cho bệnh nhân suy gan.

Không dùng khi thuốc hết hạn, bị ẩm mốc.

Đọc kỹ hướng dẫn và làm đúng chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Thuốc Lomec 20mg không khuyến cáo dùng cho bà bầu, bà mẹ cho con bú do chưa có dữ liệu, báo cáo về độ an toàn khi dùng thuốc trên các đối tượng này.

7.3 Xử trí khi quá liều

Khi dùng thuốc Lomec 20mg quá liều chỉ định thì người bệnh sẽ được bác sĩ áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng. Tốt nhất không nên tự ý dùng thuốc liều cao hơn chỉ định để tránh bị ngộ độc.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản thuốc Lomec 20mg trong túi kín để tránh ẩm mốc.

Để thuốc Lomec 20mg ở nơi không có ánh sáng chiếu vào.

Để thuốc Lomec 20mg xa tầm với của trẻ.

Bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ <30 độ C.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VN-20152-16.

Nhà sản xuất: Industria Quimica Y Farmaceutica VIR, S.A., Tây ban nha.

Đóng gói: Hộp 4 vỉ x 7 viên.

9 Thuốc Lomec 20mg giá bao nhiêu?

Thuốc Lomec 20mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Lomec 20mg mua ở đâu?

Thuốc Lomec 20mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Lomec 20mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu nhược điểm của thuốc Lomec 20mg

12 Ưu điểm

  • Thuốc Lomec 20mg dùng đường uống, dễ sử dụng.
  • Thuốc Lomec 20mg có giá cả hợp lý.
  • Thuốc Lomec 20mg có tác dụng tốt trong việc làm giảm các vết loét, giảm bài tiết acid dạ dày nên giúp làm giảm các tổn thương tại đường tiêu hóa , giảm ợ hơi, đau bụng do viêm, giảm trào ngược, giúp vết loét mau lành, cho tiêu hóa khỏe mạnh.
  • So với các liệu pháp điều trị hiện có, thành phần omeprazole có trong thuốc Lomec 20mg được dung nạp tốt và cho thấy tốc độ lành vết loét nhanh hơn. Nó vượt trội so với các liệu pháp thông thường trong điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.[2]
  • Omeprazole vượt trội hơn trong trường hợp loét tá tràng so với cimetidin và ranitidine. Liên quan đến loét dạ dày, kết quả thành công giống hệt nhau đã được ghi nhận với 20mg omeprazole mỗi ngày cũng như với 2 x 150 mg Ranitidine mỗi ngày. Trong trào ngược dạ dày thực quản ăn mòn gây ra viêm thực quản, Omeprazol được chứng minh có hiệu quả điều trị tốt hơn các thuốc chẹn H2.[3]

13 Nhược điểm

  • Người bệnh dễ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc Lomec 20mg.
  • Thuốc chưa có báo cáo an toàn khi dùng cho bà bầu, bà mẹ cho con bú.

Tổng 19 hình ảnh

lomec 20 1 M5031
lomec 20 1 M5031
lomec 20 2 D1404
lomec 20 2 D1404
lomec 20 3 R7206
lomec 20 3 R7206
lomec 20 4 H2174
lomec 20 4 H2174
lomec 20 5 F2185
lomec 20 5 F2185
lomec 20 6 I3248
lomec 20 6 I3248
lomec 20 7 V8622
lomec 20 7 V8622
lomec 20 8 R7152
lomec 20 8 R7152
lomec 20 9 K4423
lomec 20 9 K4423
lomec 20 10 H3458
lomec 20 10 H3458
lomec 20 11 I3433
lomec 20 11 I3433
lomec 20 12 B0303
lomec 20 12 B0303
lomec 20 13 M5105
lomec 20 13 M5105
lomec 20 14 R6346
lomec 20 14 R6346
lomec 20 15 N5764
lomec 20 15 N5764
lomec 20 16 R6753
lomec 20 16 R6753
lomec 20 17 H3224
lomec 20 17 H3224
lomec 20 18 J4301
lomec 20 18 J4301
lomec 20 19 E1322
lomec 20 19 E1322

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia của Drugbank (Ngày cập nhật 23 tháng 11 năm 2022). Omeprazole, Drugbank. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022
  2. ^ Tác giả F Massoomi, J Savage, C J Destache (Ngày đăng tháng 1 năm 1993). Omeprazole: a comprehensive review, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022
  3. ^ Tác giả B Simon, H G Dammann, P Müller (Ngày đăng tháng 8 năm 1987). Omeprazole in the therapy of acid-induced diseases, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Lomec 20mg có sẵn tại nhà thuốc không

    Bởi: Lưu Huyền vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Lomec 20mg có sẵn tại nhà thuốc, bạn liên hệ website trung tâm thuốc để được tư vấn cụ thể cách đặt mua

      Quản trị viên: Dược sĩ Mai Hiên vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Lomec 20mg 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Lomec 20mg
    H
    Điểm đánh giá: 5/5

    thuốc chính hãng, giá tốt

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633