Lidonalin
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Vinphaco (Dược phẩm Vĩnh Phúc), Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc |
Số đăng ký | VD-21404-14 |
Dạng bào chế | Dung dịch tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 5 ống x 1,8ml |
Hoạt chất | Epinephrin (Adrenalin), Lidocain |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am2783 |
Chuyên mục | Thuốc Gây Tê/Mê |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Hương Trà
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1163 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Lidonalin được chỉ định để dùng trong phẫu thuật nha khoa để giúp gây tê thông qua dẫn truyền hoặc tiêm ngấm. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Lidonalin.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi ống thuốc Lidonalin chứa:
- Lidocaine hydrochloride 36mg.
- Adrenaline 0,018mg.
- Tá dược: natri Metabisulfit, Natri clorid,…
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Lidonalin
Gây tê trong phẫu thuật nha khoa thông qua dẫn truyền hoặc tiêm ngấm.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Lidocain 2% 40mg/2ml (Thanh Hóa) dùng gây tê
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Lidonalin
Dựa theo Lidocain hydroclorid dùng liều: 6-40mg.
Dùng đường dẫn truyền hoặc tiêm ngấm.
Thuốc dùng tiêm bắp.
4 Chống chỉ định
Người tăng huyết áp.
Người quá mẫn thuốc tê nhóm amid.
Người bí đái do tắc nghẽn.
Người có hội chứng Adams – Stokes.
Người bệnh tim mạch nặng.
Người suy cơ tim nặng.
Người bị glôcôm góc hẹp.
Người rối loạn xoang nhĩ nặng.
Người cường giáp chưa điều trị.
Người rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
Người (Blốc) nhĩ thất.
Người mẫn cảm với thuốc.
Người nguy cơ bị glocom góc đóng.
Người blốc trong thất.
Người gây mê bằng:
- Thuốc mê nhóm halothan.
- Halothan.
- Cyclopropan.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc tiêm Hydrocortison - Lidocain -Richter: liều dùng, lưu ý
5 Tác dụng phụ
| Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp |
Tiêu hóa | Tiết nhiều nước bọt | Buồn nôn, nôn |
|
Tim mạch | Tăng huyết áp Nhịp tim nhanh Hồi hộp | Trụy tim mạch Blốc tim Ngừng tim, loạn nhịp | Hoại thư Ngừng tim, ngất xỉu Phù phổi, xuất huyết não Hoại tử mô Huyết áp giảm Loạn nhịp tim Hoa mắt, chóng mặt Đau thắt ngực |
Thần kinh trung ương | Đổ mồ hôi, mệt mỏi Đau đầu khi đổi tư thế | Cơn co giật Ngủ lịm, hôn mê Ảo giác, lo âu Kích động Sảng khoái Nói líu nhíu |
|
Thần kinh | Chóng mặt Lo âu Run |
| Rối loạn tâm thần Lú lẫn |
Hô hấp |
| Ngừng hô hấp Suy giảm hô hấp Khó thở |
|
Da |
| Tê quanh môi Ban, ngứa, phù da Đầu lưỡi |
|
Cơ-Xương-Khớp |
| Dị cảm |
|
Mắt |
| Song nhị Nhìn mờ |
|
Tiết niệu -sinh dục |
| Bí đái Đái khó |
|
Chuyển hóa |
|
| Rối loạn chuyển hóa |
6 Tương tác
Adrenaline | Khiến Lidocain giảm hấp thu nên kéo dài tác dụng |
Thuốc kháng thụ thể H2 Cimetidin | Khiến Lidocain tăng nguy cơ ngộ độc do bị ức chế chuyển hóa |
Thuốc chẹn beta | Khiến Lidocain chậm chuyển hóa nên nguy cơ ngộ độc tăng |
Những thuốc tê dẫn chất amid | Nguy cơ quá liều, độc hại |
Thuốc chẹn thần kinh cơ Succinylcholin | Bị tăng tác dụng do Lidocain |
Thuốc ức chế mono amino oxydase (MAO) | Khiến Adrenaline ít hoặc không thay đổi tác dụng tăng huyết áp |
Dùng cùng các thuốc gây mê | Tăng nguy cơ loạn nhịp tim |
Các alkaloid của Rauwolfia | Làm Adrenalin hơi tăng tác dụng tăng huyết áp |
Thuốc chống trầm cảm ba vòng | Đáp ứng mạnh khi tiêm Adrenaline |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc dùng thận trọng cho người:
- Bị Glocom góc hẹp.
- Suy nhược.
- Nhạy cảm với Adrenaline, đặc biệt là người cường giáp.
- Đái tháo đường.
- Thiếu oxygen máu nặng.
- Rung nhĩ.
- Mắc bệnh tim mạch.
- Bệnh gan, suy tim.
- đau ngực ở người có cơn đau thắt ngực.
- Đang dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
- Suy hô hấp nặng.
- Nhịp tim chậm.
- Blốc tim không hoàn toàn.
- Sốc, giảm thể tích máu.
- Đang dùng Quinidin, Glycosid tim.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Không tiêm thuốc vào:
- Niệu đạo chấn thương.
- Nhiễm khuẩn.
- Mô bị viêm.
Metabisulfit có thể gây sốc phản vệ, co thắt phế quản nên khi dùng cần thận trọng cho người hen phế quản.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc dùng được để gây tê khi có thai, cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
| Lidocain | Adrenaline |
Triệu chứng | Ngừng hô hấp An thần, lú lẫn Đọc hại tim Hôn mê Cơn co giật Rối loạn tiêu hóa Mất điều hòa Dị cảm Run, chóng mặt | Adrenaline tồn tại nhắn và bị khử nhanh |
Xử trí | Natri bicarbonat để khắc phục: Giảm huyết áp Loạn nhịp chậm Hồi phục QRS kéo dài Thẩm phân máu Theo dõi tích cực
| Điều trị hỗ trợ Giảm loạn nhịp, co mạch: Ban đầu dùng thuốc chẹn alpha, sau đó dùng thuốc chẹn beta Theo dõi tích cực |
7.4 Bảo quản
Để tránh ánh sáng, nơi <30 độ.
Để xa tầm tay trẻ.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Lidocain 40 TW1 do Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 1 sản xuất chứa Lidocain hydroclorid 40mg giúp gây tê tại chỗ cũng như có thể giúp chống loạn nhịp với giá khoảng 95.000VNĐ/Hộp 100 ống x 2ml/ống.
Thuốc Lidocain 2% Egis do thương hiệu Egis Pharmaceuticals PLC sản xuất chứa Lidocain hydroclorid 200mg giúp gây tê tại chỗ và giúp chống rối loạn nhịp tim với giá khoảng 220.000VNĐ/Hộp 2 vỉ x 5 ống 10ml.
9 Thông tin chung
SĐK: VD-21404-14.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc.
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 5 ống x 1,8ml.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Lidocain là thuốc gây tê. Là thuốc chống loạn nhịp nhóm Ib, lidocain cũng được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị rối loạn nhịp thất xảy ra trong quá trình thao tác tim (tức là phẫu thuật tim) và rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng chẳng hạn như rối loạn nhịp có nguồn gốc từ tâm thất hoặc những rối loạn xảy ra trong cơn nhồi máu cơ tim cấp tính. Lidocaine hoạt động trong các tế bào cơ tim bị tổn thương hoặc thiếu máu cục bộ để làm chậm dòng natri đi vào, nâng cao ngưỡng kích thích điện (EST) của tế bào của tâm thất và hệ thống dẫn truyền His-Purkinje. EST tăng kéo dài quá trình khử cực trong các tế bào thiếu máu cục bộ, ức chế tính tự động của mô dẫn truyền và trả lại quyền kiểm soát cho nút xoang.
Epinephrine (còn được gọi là Adrenaline) cũng là một monoamine và catecholamine. Nó được sản xuất ở bước cuối cùng của quá trình chuyển đổi tyrosine. Do đó, chu trình hoàn chỉnh được thể hiện rõ ràng khi tyrosine được các enzyme khác nhau chuyển đổi dần dần thành L-Dopa, sau đó là dopamine, sau đó là norEpinephrine và cuối cùng là Epinephrine. Vì vậy, các yếu tố liên quan đến việc điều chỉnh việc chuyển đổi tyrosine sẽ ảnh hưởng đến mức độ Epinephrine theo cách tương tự như đã thảo luận trước đây đối với dopamine và norEpinephrine. Giống như dopamine và Norepinephrine, nồng độ Epinephrine được điều chỉnh bởi một số cơ chế. Các enzyme phá vỡ chất dẫn truyền thần kinh này hiện diện trong khớp thần kinh cũng như bên trong tế bào thần kinh và bao gồm COMT và MAO. Ngoài ra, Epinephrine còn có thể được tái hấp thu bởi chất vận chuyển tiền synap dẫn đến lượng Epinephrine dư thừa sẽ được hấp thụ bởi tế bào vừa giải phóng nó. Epinephrine không có thụ thể riêng. Thay vào đó, vì thành phần hóa học của nó rất giống norEpinephrine nên Epinephrine kích thích các thụ thể norEpinephrine cả trong não cũng như ngoại vi. Trên thực tế, trong khi NorEpinephrine chủ yếu là chất dẫn truyền thần kinh thì Epinephrine chủ yếu là một loại hormone. Do đó, tác dụng của Adrenaline về cơ bản là của Noradrenalin, với tác dụng ngoại biên mạnh hơn. Tác dụng của kích thích Epinephrine đặc biệt rõ ràng trong các phản ứng căng thẳng và Epinephrine là một trong những hormone chính liên quan đến việc kích thích hệ thần kinh giao cảm. Kích thích thụ thể adrenergic có thể gây ra tác dụng giao cảm, trong khi việc ngăn chặn các thụ thể đó sẽ dẫn đến phản ứng phó giao cảm. Hầu hết các hợp chất dinh dưỡng và thảo dược không phát huy tác dụng bằng cách liên kết với các thụ thể adrenalin, mặc dù một số hợp chất nguy hiểm, như Ephedrine, phát huy tác dụng kích thích bằng cách liên kết với nhiều loại thụ thể cacholinergic, bao gồm cả những thụ thể thường được kích thích bởi Adrenaline.
10.2 Dược động học
| Lidocain | Adrenaline |
Hấp thu | Dùng tiêm bắp ngắt quãng giúp duy trì nồng độ thuốc | Tác dụng nhanh khi tiêm dưới da, tiêm bắp |
Phân bố | 70% gắn với protein huyết tương Thể tích phân bố 0,7-1,5L/kg | Adrenaline bất hoạt nhanh khi vào tuần hoàn |
Chuyển hóa | Qua gan lần đầu Chất chuyển hóa gồm: mono - ethyl GX, Glycin xylidid |
|
Thải trừ | Qua nước tiểu 1-3% Độ thanh thải 6,8-11,6ml/phút/kg. Độ thanh thải giảm ở người bệnh gan, suy tim | Qua nước tiểu |
11 Thuốc Lidonalin giá bao nhiêu?
Thuốc Lidonalin Vinpharco hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Lidonalin mua ở đâu?
Thuốc Lidonalin mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Lidonalin để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc hấp thu tốt khi sử dụng, phát huy tác dụng gây tê hiệu quả.
- Giá phải chăng so với thuốc cùng loại.
- Thuốc Lidonalin kết hợp Adrenaline, Lidocain nên giúp tăng cường hiệu quả gây tê của Lidocain.
- Nhà máy đảm bảo vô khuẩn, đạt chứng nhận GMP-WHO, đảm bảo chất lượng, an toàn khi tiêm.
- Adrenaline, khi được sử dụng kết hợp với Lidocain, mang lại hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng và mạnh hơn.[1]
- Việc bổ sung Adrenaline với Lidocain có thể kéo dài thời gian gây mê và giảm nguy cơ chảy máu trong khi phẫu thuật.[2]
14 Nhược điểm
- Ống thủy tinh dễ vỡ, đường dùng cần bác sĩ thực hiện.
- Thuốc dễ gây tác dụng phụ.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Sevgi Kesici, Mehmet Demirci, Ugur Kesici (Ngày đăng 12 tháng 8 năm 2019). Antibacterial effects of lidocaine and adrenaline, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024
- ^ Tác giả Hemanshu Prabhakar, Santosh Rath, Mani Kalaivani, Neel Bhanderi (Ngày đăng 19 tháng 3 năm 2015). Adrenaline with lidocaine for digital nerve blocks, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024