Lezatadil 0,5mg/ml
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Mebiphar, Công ty cổ phần dược phẩm và sinh học y tế |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH dược phẩm Anh Thy |
Số đăng ký | VD-30067-18 |
Dạng bào chế | Siro |
Quy cách đóng gói | Hộp 01 chai 30ml, 50ml, 60ml (chai thủy tinh); Hộp 01 chai 30ml, 50ml, 60ml (chai nhựa) |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Desloratadine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | me1311 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi lọ Desloratadine 0,5mg/ml DK Pharma có chứa:
- Desloratadine: nồng độ 0,5mg/ml.
- Tá dược: vừa đủ.
Dạng bào chế: Siro.
2 Lezatadil 0,5mg/ml là thuốc gì? Có tác dụng gì?
Lezatadil 0,5mg/ml được bào chế dạng siro, có chứa Desloratadine nên thường được sử dụng trong điều trị các chứng do viêm mũi dị ứng, nổi mề đay cho người trưởng thành hoặc trẻ thuộc độ tuổi từ 1 tuổi trở lên.
Thuốc Lezatadil có phải kháng sinh không? Đây không phải là thuốc kháng sinh mà được xếp vào loại thuốc kháng histamin, có khả năng điều trị các chứng dị ứng thường gặp.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Des Baby điều trị viêm da dị ứng
3 Hướng dẫn sử dụng thuốc Lezatadil 0,5mg/ml
3.1 Liều dùng
Đối tượng | Liều dùng |
Trẻ > 12 tuổi, người lớn | Ngày uống 1 liều 5mg (10ml) thuốc. |
Trẻ từ 6-11 tuổi | Ngày uống 1 liều 2,5mg (5ml) thuốc. |
Trẻ từ 1-5 tuổi | Ngày uống 1 liều 1,25mg (2,5ml) thuốc. |
Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận | Uống thuốc cách ngày với mức liều khuyến cáo sử dụng là 5mg. |
3.2 Cách dùng
Siro Lezatadil 0,5mg/ml được dùng bằng cách uống trực tiếp, có thể trong hoặc sau ăn đều được.[1]
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Lezatadil 0,5mg/ml cho người bệnh bị quá mẫn, dị ứng với các thuốc tương tự trước đó có chứa Desloratadine hoặc tá dược trong thuốc.
5 Tác dụng phụ
Tần suất | Triệu chứng |
Thường gặp | Đau đầu, hiện tượng mất ngủ gặp phải ở trẻ < 2 tuổi, mệt mỏi. Miệng khô, đi ngoài phân lỏng, sốt,... |
Rất hiếm gặp | Ảo giác, lơ mơ, mất ngủ, chóng mặt, co giật, tăng động. Tim đập nhanh, hồi hộp. Bụng đau, buồn nôn, ói, tiêu hóa kém,... Mắc bệnh về gan, men gan tăng, chỉ số bilirubin tăng,... Đau nhức cơ, dị ứng da, sốc phản vệ,... |
Chưa rõ tần suất | Khoảng QT kéo dài, da vàng, dễ nhạy cảm với ánh sáng, suy nhược cơ thể,... |
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc RoyalGSV ống 5ml - điều trị viêm mũi dị ứng, mày đay
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Rượu, thuốc ức chế thần kinh, thuốc kháng cholin, ức chế chọn lọc thu hồi serotonin | Dùng cùng Lezatadil 0,5mg/ml có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc này. |
Chất ức chế PG, droperidol, hydroxyzin, pramlintid | Làm tăng nồng độ và hiệu quả điều trị của Desloratadin. |
Thuốc cảm ứng PG, thuốc ức chế acetylcholinesterase, benzylpeniciloyl polylysin, Betahistin,... | Làm giảm nồng độ và hiệu quả điều trị của Desloratadin. |
Thức ăn | Không gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc. |
Thuốc có khả năng ảnh hưởng tới các enzym chuyển hóa tại gan | Thay đổi dược động học của thuốc. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Dùng thuốc Lezatadil 0,5mg/ml cho người bệnh có tiền sử bị động kinh thì cần thận trọng hơn do đã có ghi nhận về chứng co giật xảy ra ở những người bệnh sử dụng thuốc nhóm kháng histamin.
Với trẻ < 2 tuổi, không dùng các thuốc kê đơn nhóm kháng histamin, thuốc long đờm, trị ho, các thuốc điều trị bệnh đường hô hấp trên khác ở dạng thuốc phối hợp hoặc dùng đơn độc do có nguy cơ bị nhiễm độc.
Nên cân nhắc điều chỉnh giảm liều uống cho người mắc bệnh suy thận hoặc suy gan.
Không sử dụng rượu trong và sau quá trình điều trị bằng thuốc Lezatadil 0,5mg/ml.
Không sử dụng thuốc quá lâu, kiểm tra hạn dùng trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc.
Nếu phát hiện bất kỳ tương tác, dấu hiệu triệu chứng bất thường về sức khỏe thì người bệnh cần nhanh chóng báo lại cho bác sĩ biết.
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Cân nhắc thật kỹ khi dùng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
Không dùng thuốc cho người mẹ đang trong giai đoạn cho con bú sữa.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thận trọng trước những triệu chứng do dùng thuốc Lezatadil 0,5mg/ml có thể gây nguy hiểm cho những người dùng này.
7.4 Xử trí khi quá liều
Quá liều thuốc Lezatadil 0,5mg/ml khi điều trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Ngay khi phát hiện, người bệnh nên tạm ngừng uống thuốc, liên hệ với bác sĩ và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám chữa một cách nhanh chóng, chính xác.
7.5 Bảo quản
Thuốc Lezatadil 0,5mg/ml phải được bảo quản ở nơi có nền nhiệt < 30 độ C, tránh ánh nắng chiếu đến, tránh nơi ẩm thấp và thiếu sạch sẽ.
8 Sản phẩm thay thế
Destopix 60ml: do Công ty Dược Phương Đông sản xuất và có SĐK lưu hành thuốc được Cục Dược phê duyệt là VD-34400-20. Thuốc có dạng siro uống, chứa Desloratadine nên được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng, nổi mẩn mề đay cho trẻ nhỏ > 1 tuổi, người lớn thay thế Lezatadil 0,5mg/ml khi cần.
Lorastad D Syrup Stella: thuộc hãng dược phẩm Stellapharm, có SĐK lưu hành thuốc là VD-36090-22. Thuốc có nồng độ Desloratadine cao hơn, được dùng trên lâm sàng khi điều trị các triệu chứng dị ứng cho người bệnh.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Desloratadin là một loại thuốc kháng histamin thế hệ mới, được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, nổi mề đay và các bệnh lý khác liên quan đến histamin. Cơ chế hoạt động của Desloratadin như sau:
Khi histamin được giải phóng từ các tế bào mast, nó sẽ gắn kết với các thụ thể histamin trên bề mặt của các tế bào đích, dẫn đến các phản ứng dị ứng. Desloratadin hoạt động bằng cách ức chế cạnh tranh thụ thể histamin H1, ngăn chặn histamin gắn kết với thụ thể này, làm giảm các phản ứng dị ứng như viêm, ngứa, đỏ và sưng.
Desloratadin có ái lực cao với thụ thể histamin H1 nên có hiệu quả trong việc ức chế các phản ứng dị ứng. Desloratadin hoạt động bằng cách cạnh tranh với histamin để kết hợp với những receptor này, ngăn chặn histamin tác động lên các tế bào và làm giảm các triệu chứng dị ứng.
9.2 Dược động học
Hấp thu: Sau khi uống, thuốc được hấp thu và cho hiệu quả sau 1 tiếng sử dụng, đạt đỉnh nồng độ thuốc trong máu sau khoảng 3 giờ và duy trì tác dụng thuốc lên tới 24 tiếng.
Phân bố: khả năng gắn kết của hoạt chất Desloratadin với protein trong máu đạt 85-89%.
Chuyển hóa: qua gan, hoạt chất này chuyển hóa thành dạng có hoạt tính hơn (3- hydroxydesloratadin)
Thải trừ: liên hợp với acid glucuronic, thuốc được đào thải qua nước tiêu, phân với t1/2 là 27 giờ.
10 Thuốc Lezatadil 0,5mg/ml giá bao nhiêu?
Thuốc Lezatadil 0,5mg/ml hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Lezatadil 0,5mg/ml có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Mua thuốc Lezatadil 0,5mg/ml ở đâu uy tín nhất?
Thuốc Lezatadil 0,5mg/ml mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- So với các kháng histamin thế hệ cũ, Desloratadin có ít tác dụng phụ gây buồn ngủ.[2]
- Thuốc Lezatadil 0,5mg/ml chứa hoạt chất Desloratadin, được chứng minh là một loại thuốc kháng histamin hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, nổi mề đay và các bệnh lý khác liên quan đến histamin.
- Một liều duy trì của Desloratadin có thể hoạt động trong vòng 24 giờ, giúp kiểm soát các triệu chứng dị ứng liên tục mà không cần uống thuốc nhiều lần trong ngày.
- Thuốc Lezatadil 0,5mg/ml được sản xuất dưới dạng siro, giúp trẻ em dễ uống và hấp thu thuốc hơn.
- Lezatadil 0,5mg/ml được sản xuất trên dây chuyền thiết bị và máy móc hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thuốc khi dùng điều trị trên lâm sàng.
13 Nhược điểm
Không sử dụng thuốc Lezatadil 0,5mg/ml để điều trị cho trẻ nhỏ < 1 tuổi.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản Pdf Tại đây
- ^ Tác giả K McClellan và cộng sự (Đăng năm 2001). Desloratadine, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024