Levotra
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Binex Co., Ltd, Binex Co., Ltd |
Công ty đăng ký | Binex Co., Ltd |
Số đăng ký | VN-17265-13 |
Dạng bào chế | Dung dịch nhỏ mắt |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 5ml |
Hoạt chất | Levofloxacin |
Xuất xứ | Hàn Quốc |
Mã sản phẩm | aa939 |
Chuyên mục | Thuốc Nhỏ Mắt |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Levotra được chỉ định để điều trị các nhiễm trùng ở mắt gây viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm bờ mi và viêm nhiễm do nhiều chủng vi khuẩn nhạy cảm với thuốc. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Levotra.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi lọ thuốc Levotra chứa:
- Dược chất: Levofloxacin 25mg.
- Tá dược: natri hydroxyd, Natri clorid,…
Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ mắt.
2 Tác dụng-Chỉ định của thuốc Levotra
2.1 Tác dụng của thuốc Levotra
2.1.1 Dược lực học
Levofloxacin thuộc nhóm quinolon có tác dụng diệt khuẩn trong cơ thể thông qua quá trình ngăn chặn tổng hợp ADN vi khuẩn.
Levofloxacin diệt được cả vi khuẩn chủng gram âm và chủng gram dương. Cụ thể như liên cầu, tụ cầu, vi khuẩn đường ruột,…
Nó hoạt động chống lại cả Streptococcus pneumoniae nhạy cảm với penicillin và kháng penicillin. Tỷ lệ kháng levofloxacin của S. pneumoniae nói chung là <1% ở Hoa Kỳ. Một số thử nghiệm so sánh ngẫu nhiên ở Hoa Kỳ đã chứng minh hiệu quả của levofloxacin trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, đường sinh dục, da và cấu trúc da . Trong một nghiên cứu, truyền tĩnh mạch nối tiếp với uống levofloxacin 750 mg một lần mỗi ngày trong 7-14 ngày có hiệu quả trong điều trị viêm phổi bệnh viện tương đương với imipenem/cilastatin tiêm tĩnh mạch 500-1000 mg mỗi 6-8 giờ sau đó là Ciprofloxacin 750mg uống hai lần mỗi ngày trong một nghiên cứu. Ở những bệnh nhân bị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) từ nhẹ đến nặng, levofloxacin 500 mg tiêm tĩnh mạch và/hoặc uống một lần mỗi ngày trong 7-14 ngày đạt được tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và vi khuẩn học tương tự như khi dùng các thuốc so sánh, bao gồm amoxicillin/axit clavulanic, Clarithromycin, Azithromycin, Ceftriaxone và/hoặc cefuroxim axetil và Gatifloxacin. [1]
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Nồng độ cực đại của Levofloxacin ngày thứ 1 và ngày thứ 15 là 0,94ng/ml và 2,15ng/ml. Nồng độ hấp thu của Levofloxacin ngày đầu và ngày thứ 15 là 0,85ng/ml và 2,05ng/ml.
Phân bố: Trong nhiều dịch, mô cơ thể. Levofloxacin cũng vào được cả phổi, da, mô dưới da.
Chuyển hóa: Chủ yếu là chất không hoạt tính.
Thải trừ: Ống thận, cầu thận, nước tiểu.
2.2 Chỉ định của thuốc Levotra
Thuốc Levotra dùng cho những người bị nhiễm các loại vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin ở mắt gây:
- Viêm kết mạc, giác mạc.
- Viêm bờ mi.
- Viêm túi lệ, lẹo.
- Loét giác mạc.
- Viêm sụn mi.
3 Liều dùng-Cách dùng thuốc nhỏ mắt Levotra
3.1 Liều dùng thuốc Levotra
Ngày 1-2: 1-2 giọt/mỗi mắt/lần, cách ít nhất 2 giờ/lần, 8 lần/ngày.
Ngày thứ 3-7: 1-2 giọt/mỗi mắt/lần, mỗi 4 giờ/lần, 4 lần/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Levotra hiệu quả
Thuốc dùng nhỏ mắt.
⇒ Xem thêm thuốc có cùng công dụng tại đây: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ivis Tobramycin - công dụng, liều dùng
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho người:
Mẫn cảm với Levofloxacin.
Mẫn cảm với nhóm Quinolon.
5 Tác dụng phụ
Thường gặp | Ít gặp | |
Mắt | Sợ ánh sáng Cảm giác mắt có dị vật Mắt đau, khó chịu Nóng mắt thoáng qua Giảm tầm nhìn tạm thời | Mắt khô Ngứa mắt Mi mắt phù nề
|
Hô hấp | Viêm họng | |
Thần kinh | Nhức đầu | |
Toàn thân | Sốt | |
Khác | Dị ứng |
⇒ Xem thêm thuốc khác tại đây: [CHÍNH HÃNG] Thuốc nhỏ mắt Metodex Merap 5ml điều trị viêm mắt
6 Tương tác
Caffeine | Rối loạn chuyển hóa |
Warfarin và dẫn xuất | Tăng tác dụng |
Cyclosporin | Tăng creatinin tạm thời |
Theophylin | Bị tăng nồng độ khi dùng với Levofloxacin toàn thân |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Dùng thuốc đúng chỉ định.
Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc được vài ngày mà không thấy tình trạng nhiễm khuẩn cải thiện.
Trong thời gian dùng thuốc nên:
- Giữ mắt tránh nắng.
- Đeo kính dâm khi ra ngoài.
- Không dùng tay chạm vào miệng lọ thuốc.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Khi nhỏ nên để miệng lọ thuốc cách mắt, không để chạm vào mắt.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc vào được sữa mẹ và chưa có nghiên cứu thuốc vào nhau thai nên các mẹ đang tỏng những giai đoạn này cần cẩn trọng khi dùng thuốc để nhỏ mắt.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có thông tin quá liều dùng thuốc. Không nên nhỏ số lần cũng như lượng thuốc nhiều hơn chỉ định để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu mắt có các biểu hiện lạ khi nhỏ thuốc quá liều thì cần báo với bác sĩ.
7.4 Bảo quản
Thuốc Levotra do nhỏ vào mắt cần đảm bảo vô khuẩn nên cần nhanh chóng đóng nắp lại để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như để tránh chỗ trẻ chơi để con không lấy ra nghịch, uống và để tránh nắng để giữ chất lượng tốt.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-17265-13.
Nhà sản xuất: Binex Co., Ltd.
Đóng gói: Hộp 1 lọ 5ml.
9 Thuốc Levotra giá bao nhiêu?
Thuốc nhỏ mắt Levotra hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Levotra mua ở đâu?
Thuốc Levotra mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Levotra để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách
11 Ưu điểm
- Thuốc lọ nhỏ tiện mang theo nhỏ mắt khi cần.
- Giá cả phải chăng.
- Thuốc được sản xuất bởi hãng dược lớn, nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO.
- Dung dịch nhỏ mắt levofloxacin 0,5% được chứng minh vẫn là một lựa chọn quan trọng trong điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng ngoài mắt khác, cũng như sử dụng trong phẫu thuật.[2]
- Levofloxacin được nghiên cứu có tiềm năng như một loại thuốc kháng khuẩn phổ rộng trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng.[3]
12 Nhược điểm
- Thuốc cần chỉ định của bác sĩ.[4]
- Có thể gặp tác dụng phụ.
Tổng 7 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Katherine F Croom, Karen L Goa (Ngày đăng năm 2003).Levofloxacin: a review of its use in the treatment of bacterial infections in the United States, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Gillian M Keating (Ngày đăng 18 tháng 6 năm 2009). Levofloxacin 0.5% ophthalmic solution: a review of its use in the treatment of external ocular infections and in intraocular surgery, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả R Davis, H M Bryson (Ngày đăng tháng 4 năm 1994). Levofloxacin. A review of its antibacterial activity, pharmacokinetics and therapeutic efficacy, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Levotra do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây