1 / 9
levotop 500mg 1 E1781

Levotop 500mg

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 38 Còn hàng
Thương hiệuAjanta Pharma, Ajanta Pharma Limited
Công ty đăng kýAjanta Pharma Ltd.
Số đăng kýVN-18684-15
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng36 tháng
Hoạt chấtLevofloxacin
Xuất xứẤn Độ
Mã sản phẩmthanh354
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Mai Vi Biên soạn: Dược sĩ Mai Vi
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 486 lần

1 Thành phần

Trong mỗi viên Levotop 500mg có chứa các thành phần:

  • Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin Hemihydrat) 500mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.  

Dạng bào chế: viên nén bao phim

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Levotop 500mg

Thuốc Levotop 500mg chứa hoạt chất Levofloxacin, một kháng sinh nhóm fluoroquinolone, được chỉ định trong điều trị nhiều loại nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm. Các trường hợp được chỉ định sử dụng Levotop 500mg cụ thể là:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm phổi mắc phải cộng đồng, đợt cấp của viêm phế quản mãn tính, viêm xoang cấp tính do vi khuẩn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm bàng quang, viêm thận bể thận cấp tính.
  • Nhiễm trùng da và cấu trúc da không biến chứng và có biến chứng.
  • Viêm tiền liệt tuyến mãn tính gây ra bởi vi khuẩn.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Lecifex 500mg - Kháng sinh nhóm Quinolon thế hệ 2 tác dụng mạnh  

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Levotop 500mg

3.1 Liều dùng

Liều dùng thường dùng dành cho người lớn được khuyến cáo như sau:

Viêm phổi cộng đồng (CAP): 500mg mỗi 24 giờ, trong 7-14 ngày.

Đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500mg mỗi 24 giờ, trong 7 ngày.

Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn:500mg mỗi 24 giờ, trong 10-14 ngày.

Nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp: 500mg mỗi 24 giờ, trong 7-10 ngày.

Nhiễm trùng đường tiết niệu không phức tạp: 250 mg mỗi 24 giờ, trong 3 ngày.

Viêm thận bể thận cấp tính: 500mg mỗi 24 giờ, trong 7-10 ngày.

Nhiễm trùng da và cấu trúc da phức tạp: 500mg mỗi 24 giờ, trong 7-14 ngày.

Nhiễm trùng da và cấu trúc da không phức tạp: 500mg mỗi 24 giờ, trong 7-10 ngày.

Liều dùng cho bệnh nhân suy thận:

Độ thanh thải creatinine từ 50 tới 80 ml/phút: dùng với liều tương đương với người bình thường.

Độ thanh thải creatinine từ 20-49mL/phút: bắt đầu với 500mg, sau đó giảm liều còn 250mg mỗi 24 giờ.

Suy thận nặng (ClCr < 20 mL/phút): bắt đầu với liều 500mg, sau đó giảm liều còn 125mg mỗi 24 giờ.

3.2 Cách dùng

Uống cả viên Levotop 500mg với một ly nước đầy, không nên nghiền, nhai hoặc bẻ viên thuốc.

Thuốc có thể được uống trong bữa ăn hoặc không cùng với thức ăn.

4 Chống chỉ định

Tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với Levofloxacin hoặc các kháng sinh khác trong nhóm fluoroquinolone (như Ciprofloxacin, Moxifloxacin).

Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc động kinh.

Người bệnh có thiếu hụt G6PD.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm

5 Tác dụng phụ

Thường gặp: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, chóng mặt. đau lưng, đau ngực, phát ban, viêm phần phụ.

Hiếm gặp: ngủ gà, kích động, lo âu, chán ăn, khô miệng, mất vị giác, khó thở, tăng tiết mồ hôi, viêm họng, viêm mũi.

Rất hiếm gặp: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, ban xuất huyết, mày đay, đau cơ, ù tai.

Các tác dụng khác chưa rõ tần suất: viêm gân, viêm cơ vân, giảm bạch cầu, thiếu máu, viêm đại tràng giả mạc, viêm tuỵ, rối loạn đường huyết.

6 Tương tác

Thuốc kháng acid, Sucralfate, ion kim loại: giảm hấp thu levofloxacin khi dùng đồng thời. Cần uống cách nhau ít nhất 2 giờ.

Warfarin: tăng nguy cơ chảy máu khi dùng cùng levofloxacin. Cần theo dõi chỉ số INR và điều chỉnh liều warfarin nếu cần.

Theophylline: sử dụng cùng levofloxacin có thể làm tăng nguy cơ co giật.

Cyclosporine: khi dùng cùng levofloxacin, có thể làm tăng nồng độ Cyclosporine trong máu, cần theo dõi và điều chỉnh liều nếu cần.

Thuốc hạ đường huyết uống và insulin: Levofloxacin có thể gây rối loạn đường huyết (tăng hoặc hạ đường huyết). Cần theo dõi chặt chẽ mức đường huyết khi sử dụng đồng thời.

NSAID: khi dùng cùng với levofloxacin, có thể tăng nguy cơ co giật, kích thích thần kinh trung ương.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ tác dụng phụ và phát triển kháng thuốc.

Theo dõi chức năng thận và gan thường xuyên trong quá trình sử dụng Levotop 500mg.

Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử viêm gân hoặc đứt gân, đặc biệt là gân Achilles.

Theo dõi chặt chẽ nếu có tiền sử bệnh thần kinh hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc gây co giật.

Levofloxacin có thể làm tăng nhạy cảm với ánh sáng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng tử ngoại.

Uống đủ nước trong quá trình điều trị để giảm nguy cơ kết tủa tinh thể trong nước tiểu.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Không khuyến cáo sử dụng Levotop 500mg cho phụ nữ mang thai do không có đủ dữ liệu lâm sàng về tính an toàn của Levofloxacin trong thai kỳ.

Levotop 500mg không nên được sử dụng trong thời gian cho con bú. Levofloxacin có thể bài tiết qua sữa mẹ và tác dụng của thuốc đối với trẻ sơ sinh không được biết rõ.

7.3 Xử trí khi quá liều

Trong trường hợp dùng vượt quá liều khuyến cào cần theo dõi nhịp tim và điện giải của bệnh nhân để phát hiện sớm và xử lý các rối loạn nhịp tim, đặc biệt là kéo dài khoảng QT. Levofloxacin không được loại bỏ hiệu quả bằng thẩm tách máu và thẩm phân phúc mạc, do đó phương pháp này thường không được sử dụng trong xử trí quá liều. Cân nhắc sử dụng các chất kháng acid để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

7.4 Bảo quản

Bảo quản Levotop 500mg ở nhiệt độ phòng (dưới 30°C), tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp.

Để thuốc xa tầm với của trẻ em để tránh nuốt phải ngoài ý muốn gây nguy hiểm.

8 Sản phẩm thay thế

Thuốc Levofloxacin SPM 250 có thành phần chính là Levofloxacin 250mg được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin. Thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần S.P.M dưới dạng viên nén bao phim. Hộp 5 vỉ x 10 viên có giá 250.000đ.

Thuốc Laxafred 500 bào chế dạng viên nén bao phim do Công ty  The Acme Laboratories Ltd. sản xuất. Thuốc có chứa hoạt chất  Levofloxacin 500mg được dùng để điều trị những bệnh nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng. Hộp 5 vỉ x 4 viên có giá 370.000đ.

9 Cơ chế tác dụng

9.1 Dược lực học

Levofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone, có phổ kháng khuẩn rộng và hoạt động chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Levofloxacin hoạt động bằng cách ức chế các enzym cần thiết cho sự sao chép và sửa chữa DNA của vi khuẩn, cụ thể là DNA gyrase (topoisomerase II) và topoisomerase IV. Sự ức chế này dẫn đến việc ngăn chặn quá trình sao chép DNA, gây ra sự chết của vi khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của chúng.[1]

Phổ kháng khuẩn:

Vi khuẩn Gram dương: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus (bao gồm cả các chủng nhạy cảm với methicillin), Enterococcus faecalis.

Vi khuẩn Gram âm:  Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae.

Vi khuẩn không điển hình: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila.

9.2 Dược động học

Hấp thu: Khi dùng qua đường uống, Levofloxacin được hấp thu gần như hoàn toàn với Sinh khả dụng khoảng 99%. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là khoảng 1-2 giờ.

Phân bố: Levofloxacin có Thể tích phân bố khoảng 1,5 L/kg, cho thấy thuốc phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể. Thuốc phân bố tốt vào các mô như phổi, da, dịch não tủy, niêm mạc phế quản và dịch tiết phế quản.

Chuyển hóa: Levofloxacin ít bị chuyển hóa trong cơ thể, phần lớn được thải trừ dưới dạng không đổi. Chỉ một phần nhỏ (khoảng 5%) được chuyển hóa thành các chất không hoạt tính, chủ yếu thông qua các phản ứng oxy hóa.

Thải trừ: Thời gian bán thải của Levofloxacin trong huyết tương là khoảng 6-8 giờ ở người trưởng thành có chức năng thận bình thường. Phần lớn thuốc được thải trừ qua thận dưới dạng không đổi qua nước tiểu.

10 Thuốc Levotop 500mg giá bao nhiêu?

Thuốc Levotop 500mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc Levotop 500mg mua ở đâu?

Thuốc Levotop 500mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Levotop 500mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

12 Ưu điểm

  • Levotop 500mg có thời gian bán hủy dài cho phép dùng thuốc một lần mỗi ngày, giúp người bệnh tuân thủ điều trị.
  • Thuốc có chứa Levofloxacin là một loại fluoroquinolone thế hệ thứ ba, có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn gram dương, gram âm và một số vi khuẩn kỵ khí, có khả năng điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau.
  • Levofloxacin thường được dung nạp tốt sau khi uống, mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng.

13 Nhược điểm

  • Levotop 500mg có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác, dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả điều trị.
  • Việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng thuốc, làm giảm hiệu quả của điều trị trong tương lai.

Tổng 9 hình ảnh

levotop 500mg 1 E1781
levotop 500mg 1 E1781
levotop 500mg 2 R7164
levotop 500mg 2 R7164
levotop 500mg 3 T7657
levotop 500mg 3 T7657
levotop 500mg 4 B0700
levotop 500mg 4 B0700
levotop 500mg 5 L4525
levotop 500mg 5 L4525
levotop 500mg 6 U8832
levotop 500mg 6 U8832
levotop 500mg 7 H3130
levotop 500mg 7 H3130
levotop 500mg 8 Q6347
levotop 500mg 8 Q6347
levotop 500mg 9 E1163
levotop 500mg 9 E1163

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Levotop 500mg được Cục quản lý Dược phê duyệt). Tải file PDF tại đây.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Uống thuốc Levotop 500mg có ảnh hường đến dạ dày không?

    Bởi: La vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Nên uống thuốc Levotop 500mg sau bữa ăn nếu đang gặp phải các bệnh lý về dạ dày.

      Quản trị viên: Dược sĩ Mai Vi vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Levotop 500mg 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Levotop 500mg
    C
    Điểm đánh giá: 4/5

    Thuốc Levotop 500mg đièu trị nhiễm khuẩn da hiệu quả.

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633