Levofloxacin SPM 250
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Công ty Cổ phần S.P.M |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần S.P.M |
Số đăng ký | VD-32215-19 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 5 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Levofloxacin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa8056 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 916 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Levofloxacin SPM 250 chứa thành phần Levofloxacin 250 mg được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn: nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường niệu,...Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Levofloxacin SPM 250 trong bài viết dưới đây.
1 Thành phần
Levofloxacin SPM 250 là thuốc gì? Mỗi viên thuốc Levofloxacin SPM 250 có chứa:
- Levofloxacin......250mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng và chỉ định của thuốc Levofloxacin SPM 250
2.1 Tác dụng của thuốc Levofloxacin SPM 250
2.1.1 Dược lực học
Levofloxacin là kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm fluoroquinolone có tác dụng ức chế trực tiếp quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn. Levofloxacin thúc đẩy sự phá vỡ các sợi DNA bằng cách ức chế DNA-gyrase ở các sinh vật nhạy cảm, ức chế sự thư giãn của DNA siêu xoắn.
Levofloxacin đã được chứng minh hoạt tính in vitro chống lại một số vi khuẩn gram dương và gram âm hiếu khí và có thể có một số hoạt tính chống lại một số loài vi khuẩn kỵ khí và các mầm bệnh khác như Chalmydia và Legionella[1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Levofloxacin được hấp thu hoàn toàn tại Đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh đạt được trong huyết tương sau 1 - 2 giờ. Sinh khả dụng đạt 99%.
Phân bố: Levofloxacin liên kết khoảng 24 - 38% với protein huyết tương.
Bài tiết: Levofloxacin được bài tiết phần lớn qua đường nước tiểu dưới dạng còn hoạt tính. Thời gian bán thải từ 6 - 8 giờ[2].
2.2 Chỉ định của thuốc Levofloxacin SPM 250
Thuốc Levofloxacin SPM 250 được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin trong các trường hợp sau:
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.
- Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da mà không có biến chứng.
- Nhiễm khuẩn đường mật.
- Viêm tiền liệt tuyến mạn tính.
- Dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị bệnh than.
- Điều trị đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.
- Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn.
==> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Lodsan điều trị viêm đường hô hấp, viêm da
3 Liều dùng và cách dùng thuốc Levofloxacin SPM 250
3.1 Liều dùng thuốc Levofloxacin SPM 250
Chỉ định | Liều dùng | Thời gian điều trị |
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng | 2 viên/lần x 1 - 2 lần/ngày | 7 – 14 ngày |
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính | 2 viên/lần/ngày | 28 ngày |
Viêm xoang cấp tính | 2 viên/lần/ngày | 10 – 14 ngày |
Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da không biến chứng | 2 viên/ lần/ ngày | 7 – 10 ngày |
Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than | 2 viên/ lần/ ngày | 8 tuần |
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính | 2 viên/lần/ ngày | 7 ngày |
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn | 2 viên/lần/ ngày | 10 - 14 ngày |
3.2 Cách dùng thuốc Levofloxacin SPM 250
Thuốc Levofloxacin SPM 250 dùng đường uống, cùng lượng nước lớn, nên uống nhiều nước trong ngày để tránh thuốc kết tinh.
Không nên nhai, bẻ hoặc làm vỡ viên.
Liều dùng có thể thay đổi dựa trên mức độ nhiễm khuẩn và độ nhạy của chủng vi khuẩn gây bệnh.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định Levofloxacin SPM 250 với những trường hợp:
- Mẫn cảm với levofloxacin hoặc thành phần bất kỳ của thuốc Levofloxacin SPM 500.
- Có tiền sử dị ứng với các thuốc kháng sinh nhóm quinolon khác.
- Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.
- Bệnh nhân bị động kinh, có tiền sử bệnh ở gân cơ.
- Bệnh nhân bị thiếu hụt G6PD.
- Trẻ em < 18 tuổi.
==> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc kháng sinh L-Stafloxin 500 Stella: tác dụng, liều dùng
5 Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng ngoại ý có thể gặp khi sử dụng thuốc Levofloxacin SPM 250:
Tiêu hóa | Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón,... |
Thần kinh | Co giật, rối loạn thần kinh, hoa mắt, đau đầu, mất ngủ |
Tâm thần | Sợ hãi, cáu giận, trầm cảm, lo lắng, nhạy cảm với ánh nắng/ tia cực tím |
Hệ sinh dục | Viêm âm đạo |
Da | Ngứa, phát ban |
6 Tương tác
Levofloxacin là 1 kháng sinh xảy ra nhiều tương tác khi dùng chung với các thuốc khác:
Thuốc | Tương tác với Levofloxacin |
Antacid, Sucralfat, ion kim loại, multivitamin | Khi sử dụng đồng thời có thể làm giảm hấp thụ levofloxacin, vì vậy cần uống các thuốc này cách xa levofloxacin ít nhất 2 giờ. |
Theophylin | Cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và hiệu chỉnh liều nếu cần khi sử dụng đồng thời với levofloxacin. |
Warfarin | Levofloxacin làm tăng tác dụng của warfarin và tăng nguy cơ rối loạn đường huyết khi dùng đồng thời với các thuốc hạ đường huyết, tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi dùng đồng thời với thuốc chống viêm không steroid. |
7 Lưu ý khi dùng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Levofloxacin có thể gây co giật và rối loạn thần kinh với các triệu chứng điển hình gồm sợ hãi, mất ngủ, cáu giận, đau đầu, rối loạn, ảo giác; làm xuất hiện động kinh và/ hoặc khuynh hướng thần kinh. Ngưng thuốc ngay nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên.
Sử dụng levofloxacin làm tăng nguy cơ bị bệnh khớp và viêm xương sụn ở cơ thể sẵn có trương lực cơ.
Kháng sinh đồ là cần thiết đối với các kháng sinh phổ rộng như levofloxacin hoặc bệnh nhân có tiền sử kháng nhiều loại thuốc kháng sinh.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, các tia cực tím.
Uống nhiều nước trong ngày, để tránh thuốc bị kết tinh lại và đào thải ra ngoài trong nước tiểu.
7.2 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Không sử dụng ở phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc cho con bú.
7.3 Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy
Levofloxacin gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh, có thể gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt, đau đầu, kém tập trung.
7.4 Quá liều và xử trí
Triệu chứng: chưa có nhiều báo cáo về các trường hợp quá liều.
Xử trí: Khi quá liều, loại thuốc ra khỏi dạ dày và bù dịch, theo dõi điện tâm đồ.
7.5 Bảo quản
Bảo quản Levofloxacin SPM 250 ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Nhiệt độ dưới 30 độ C.
Tránh xa tầm với của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-32215-19.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần S.P.M.
Đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên.
9 Giá của thuốc Levofloxacin SPM 250 là bao nhiêu?
Thuốc Levofloxacin SPM 250 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Levofloxacin SPM 250 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Levofloxacin SPM 250 mua ở đâu?
Thuốc Levofloxacin SPM 250 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ kê để mua thuốc Levofloxacin SPM 250 trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Levofloxacin SPM 250 được bào chế viên nén bao phim, đã được phân liều sẵn, dễ dàng bảo quản và sử dụng.
- Thuốc tồn tại trong máu và cho hiệu quả diệt khuẩn liên tục tới 3 ngày, thời gian bán thải dài, chỉ cần dùng 1-2 lần trong ngày, giảm tải về số lượng và số lần dùng thuốc cho bệnh nhân. Đồng thời không gây ra độc tố tích lũy trong máu.
- Levofloxacin là một chất kháng khuẩn fluoroquinolone đã trở thành một trong những nền tảng của liệu pháp kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu và viêm bể thận phức tạp kể từ khi được giới thiệu vào những năm 1990 vì đặc tính dược động học (PK) và dược lực học (PD) đặc biệt của nó[3]
- Levofloxacin trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu được so sánh tốt hơn so với các loại khác sinh khác[4].
- Levofloxacin SPM 250 là sản phẩm của công ty cổ phần S.P.M với nhà máy đạt chuẩn thực hành sản xuất tốt, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng[5].
12 Nhược điểm
- Thuộc nhóm kháng sinh phổ rộng, có thể gây ra tình trạng kháng thuốc[6].
- Không sử dụng được trên phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia tại Pubmed. Levofloxacin, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 03 năm 2023
- ^ Chuyên gia Drugs. Levofloxacin Prescribing Information, Drugs. Truy cập ngày 16 tháng 03 năm 2023
- ^ Chuyên gia Pubmed. Efficacy and safety of levofloxacin as a treatment for complicated urinary tract infections and pyelonephritis, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 03 năm 2023
- ^ Chuyên gia Pubmed. A systematic review and meta-analysis of levofloxacin and ciprofloxacin in the treatment of urinary tract infection, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 03 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả Vivek Podder; Nazia M. Sadiq. Levofloxacin, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 03 năm 2023