Levofloxacin 750 Pharbaco
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Pharbaco (Dược phẩm Trung ương I), Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương I-Pharbaco |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương I-Pharbaco |
Số đăng ký | Đang cập nhật |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Levofloxacin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | tv0773 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi viên nén bao phim Levofloxacin 750 Pharbaco bao gồm:
- Levofloxacin hàm lượng 750mg.
- Các tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco
Thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Levofloxacin như: viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn đợt cấp, viêm tuyến tiền liệt, viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn da và mô mềm, dự phòng sau phơi nhiễm bệnh than, điều trị bệnh than…
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Levoquin 500 điều trị nhiễm khuẩn viêm xoang cấp hiệu quả
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco
3.1 Liều dùng
Liều dùng thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco cho người lớn trong một số bệnh cụ thể như sau:
- Viêm phế quản mạn đợt cấp dùng liều 500mg/lần/ngày dùng trong 7 ngày.
- Viêm phổi cộng đồng dùng liều 500mg/lần, ngày uống 1-2 lần dùng trong 7-14 ngày.
- Viêm xoang dùng 500mg/lần/ngày dùng trong 10-14 ngày.
- Nhiễm trùng da có biến chứng dùng 750mg/lần/ngày, điều trị trong 7-14 ngày.
- Nhiễm trùng da không biến chứng dùng 500mg/lần/ngày, điều trị trong 7-10 ngày.
- Viêm thận cấp dùng 250mg/lần/ngày, điều trị trong 10 ngày.
- Nhiễm trùng tiết niệu có biến chứng dùng 250mg/lần, điều trị trong 10 ngày.
- Nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng dùng 250mg/lần, điều trị trong 3 ngày.
- Điều trị bệnh than: sau khi truyền tĩnh mạch, nếu bệnh nhân có thể dùng thuốc bằng đường uống hãy duy trì liều 500mg/lần/ngày trong vòng 8 tuần.
- Dự phòng sau phơi nhiễm trực khuẩn than dùng 500mg/lần, trong 8 tuần.
Bệnh nhân suy gan không cần giảm liều, bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh giảm liều Levofloxacin 750 Pharbaco theo Độ thanh thải thận.
3.2 Cách dùng
Thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco được sử dụng bằng đường uống, có thể uống cùng hoặc không cùng bữa ăn. Nên uống cả viên với một cốc nước đầy, không nhai hoặc bẻ viên.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần có trong sản phẩm.
Đối tượng dưới 18 tuổi.
Người bị động kinh.
Người bị chứng thiếu hụt enzym G6PD.
Phụ nữ đang mang thai.
Người bị bệnh gân cơ do fluoroquinolon.
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: Tăng enzym gan, đau đầu, mất ngủ, tiêu chảy, buồn nôn,
Ít gặp: Lo lắng, kích động, chóng mặt, hoa mắt, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, táo bón, viêm âm đạo, nấm candida sinh dục, phát ban, ngứa da, tăng bilirubin máu.
Hiếm gặp: Viêm đại tràng giả mạc, viêm dạ dày, phù lưỡi, khô miệng, đau cơ, khớp, yếu cơ, viêm gân, viêm tủy xương, trầm cảm, rối loạn tâm thần, co giật, choáng phản vệ, phù Quincke, hội chứng Stevens-Johnson.
6 Tương tác
Uống Levofloxacin 750 Pharbaco cách xa multivitamin, antacid, ion kim loại ít nhất 2 giờ để tránh làm giảm hấp thu levofloxacin.
Nồng độ của Theophylin tăng khi sử dụng đồng thời với Levofloxacin.
Warfarin sẽ tăng tác dụng khi dùng cùng Levofloxacin do đó cần theo dõi chặt chẽ về chỉ số đông máu.
Dùng thuốc NSAID cùng với Levofloxacin có thể làm tăng nguy cơ o giật, kích thích thần kinh trung ương.
Dùng Levofloxacin cùng các thuốc hạ đường huyết có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco cho người cao tuổi, người suy thận, nên cân nhắc giảm liều ở các đối tượng này để tránh xảy ra tình trạng viêm gân.
Thận trọng khi dùng thuốc này cho người đang mắc các bệnh lý thần kinh trung uowg chẳng hạn như động kinh, xơ cứng mạch máu não, bệnh nhân có tiền sử co giật.
Nếu gặp bất kỳ phản ứng quá mẫn nào sau khi dùng thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco, cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
Lưu ý chẩn đoán phân biệt với viêm đại tràng giả mạc khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh nếu xuất hiện tiêu chảy để có thể có phương pháp xử trí phù hợp.
Thận trọng khi dùng thuốc này ở bệnh nhân có nhịp tim chậm, thiếu máu cơ tim cấp, người có khoảng QT kéo dài.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Lodegald-Levo trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm Levofloxacin
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Khuyến cáo không sử dụng thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco ở phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi uống quá liều thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng giống với tác dụng phụ nhưng ở mức độ nặng hơn. Hiện nay, chưa có thuốc giải độc đặc hiệu đối với trường hợp quá liều thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco, lúc này hãy rửa dạ dày, bù dịch, điều trị triệu chứng cho bệnh nhân, theo dõi chặt chẽ điện tâm đồ.
7.4 Bảo quản
Để sản phẩm Levofloxacin 750 Pharbaco ở nơi khô ráo, tránh ẩm, ánh sáng chiếu trực tiếp, nhiệt độ bảo quản không quá 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
- Thuốc LevoDHG 750 có chứa levofloxacin là một kháng sinh phổ rộng, diệt được cả vi khuẩn gram âm và gram dương, được dùng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam và hiện đang được bán với giá 95/000 VND.
- Thuốc Amdavax 750mg là sản phẩm của Công ty liên doanh dược phẩm ELOGE FRANCE Việt Nam, được sử dụng trong điều trị nhiều loại nhiễm trùng, nhiễm khuẩn từ trung bình tới nặng với thành phần chính là Levofloxacin 750mg.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Levofloxacin là một kháng sinh diệt khuẩn, nó là đồng phân quang học S(-) của Ofloxacin racemic. Levofloxacin gây ức chế các enzyme cần thiết cho quá trình sao chép, phiên mã, sửa chữa, tái tổ hợp và chuyển vị DNA của vi khuẩn là topoisomerase IV và DNA-gyrase. Điều này làm ức chế sự giãn nở của DNA siêu xoắn và thúc đẩy sự phá vỡ các sợi DNA của vi khuẩn.
9.2 Dược động học
Hấp thu: Levofloxacin được hấp thu nhanh với Sinh khả dụng khoảng 99%. Sau khi uống 1,5 giờ thuốc Levofloxacin sẽ đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương.
Phân bố: Levofloxacin được phân bố rộng rãi vào các mô trong cơ thể với thể tích từ 74 đến 112 L. Levofloxacin liên kết với protein (chủ yếu với Albumin) từ 24-38%.
Chuyển hóa: Levofloxacin được chuyển hóa rất ít trong cơ thể người.
Thải trừ: Levofloxacin bài tiết chính qua nước tiểu (87%), chủ yếu dưới dnagj không đổi. Nửa đời thải trừ trong huyết tương của Levofloxacin từ 6-8 giờ. [1]
10 Thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco giá bao nhiêu?
Thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline, hoặc nhắn tin trên zalo/facaebook.
11 Thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco mua ở đâu?
Thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Levofloxacin có phổ tác dụng rộng và có khả năng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng. Nó đã được chứng minh có khả năng dung nạp tốt và thâm nhập tốt vào các mô rồi duy trì với nồng độ thích hợp tại các vị trí nhiễm khuẩn. [2]
- Thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco được đánh giá có khả năng điều trị tốt các loại nhiễm khuẩn bao gồm cả các nhiễm khuẩn đã có biến chứng.
- Levofloxacin 750 Pharbaco được bào chế dưới dạng viên nén bao phim dễ dàng sử dụng.
13 Nhược điểm
- Thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng.
- Không dùng được thuốc Levofloxacin 750 Pharbaco cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Vivek Podder và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 1 tháng 3 năm 2024), Levofloxacin, NIH. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024
- ^ Ayman M Noreddin, Walid F Elkhatib (Ngày đăng: Tháng 5 năm 2010), Levofloxacin in the treatment of community-acquired pneumonia, PubMed. Truy cập ngày 5 thàng 8 nă 2024