1 / 16
thuoc levocide 500 1 L4642

Levocide 500

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Đã bán: 298 Còn hàng

Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng

Thương hiệuCadila, Cadila Pharmaceuticals Ltd
Công ty đăng kýCadila Pharmaceuticals Ltd
Số đăng kýVN-19025-15
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp to chứa 10 hộp nhỏ × 01 vỉ x 10 viên nén bao phim
Hạn sử dụng24 tháng
Hoạt chấtLevofloxacin
Xuất xứẤn Độ
Mã sản phẩmaa6162
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Kiều Trang Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 5798 lần

Thuốc Levocide 500 có chứa levofloxacin, kháng sinh phổ rộng, diệt được cả vi khuẩn gram âm và gram dương, được dùng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Levocide 500 trong bài viết dưới đây.

1 Thành phần 

Mỗi viên thuốc Levocide 500 có chứa: 

        Levofloxacin (Levofloxacin hemihydrate):...........500mg. 

        Tá dược: vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

2 Tác dụng và chỉ định của thuốc Levocide 500

2.1 Tác dụng của thuốc Levocide 500

Levocide 500 là thuốc gì?

2.1.1 Dược lực học

Levofloxacin là một kháng sinh có phổ rộng, có thể dùng đường uống hoặc tiêm IV. 

Cơ chế kháng khuẩn: levofloxacin diệt khuẩn bằng cách ức chế gây bất hoạt các enzyme topoisomerase II (DNA-gyrase), topoisomerase IV, cần thiết đối với sự nhân lên, hồi phục và tái liên kết ADN của virut. 

Phổ kháng khuẩn: ức chế được cả vi khuẩn gram dương và gram âm hiếu khí, cụ thể:  

  • Vi khuẩn gram dương hiếu khí: Enterococcus faecelis, Staphylococcus aureus, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes,... 

  • Vi khuẩn gram âm hiếu khí: Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenze, Klabsiella pneumoniae, Legionella pneumophila, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa... 

2.1.2 Dược động học

Levofloxacin sau khi uống được hấp thụ nhanh và hoàn toàn ở tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương là 5,7ug/ml đo được tại thời điểm t = 1 giờ, Sinh khả dụng của thuốc đạt xấp xỉ 99% ở cả đường uống và tiêm tĩnh mạch, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn có mặt trong Đường tiêu hóa

Khoảng 30 – 40% tổng số phân tử levofloxacin được gắn kết vào các protein trong huyết tương, có khả năng duy trì nồng độ ổn định trong máu lên tới 3 ngày mà không gây ra sự tích lũy thuốc khi dùng liều chỉ định thông thường. 

Levofloxacin chuyển hóa yếu tại gan, sản phẩm cuối gồm desmethyl- levofloxacin và levofloxacin N-oxyd không có hoạt tính, bị đào thải ra ngoài qua, chiếm 5% lượng nước tiểu được bài tiết. 

Levofloxacin bị đào thải ra khỏi tuần hoàn chung khá chậm, chủ yếu nhờ quá trình lọc tại thận (t/2 = 6–8 giờ). Có tới 80% liều nạp ban đầu được tìm thấy trong sản phẩm bài tiết của cơ thể. 

2.2 Chỉ định của thuốc Levocide 500

Thuốc Levocide 500 được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin trong các trường hợp sau: 

  • Viêm xoang cấp tính. 

  • Đợt cấp trong bệnh viêm phế quản mạn tính. 

  • Viêm phổi cộng đồng mắc phải. 

  • Nhiễm khuẩn da và các tổ chức dưới da, có/ không kèm theo tổn thương về cấu trúc. 

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có/ không kèm theo biến chứng. 

  • Viêm thận, viêm bể thận cấp tính (nhẹ đến vừa). 

  • Điều trị và dự phòng khi có phơi nhiễm vi khuẩn gây bệnh than.

==> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Lodsan điều trị viêm đường hô hấp, viêm da

3 Liều dùng và cách dùng thuốc Levocide 500 

3.1 Liều dùng thuốc Levocide 500

Người trưởng thành: 

Chỉ định

Liều dùng

Thời gian điều trị

Viêm xoang cấp tính

1 viên/ lần/ ngày

10 – 14 ngày 

Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính

½ -1 viên/ lần/ ngày 

7 – 10 ngày

Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng

1 viên/ lần x 1-2 lần/ ngày

   7 – 14 ngày

Nhiễm khuẩn đường niệu không biến chứng

½ viên x 1 lần/ ngày

3 ngày

Nhiễm khuẩn đường niệu biến chứng

  ½ viên x 1 lần/ ngày  

7 – 10 ngày

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính

1 viên × 1 lần/ ngày

28 ngày

Nhiễm khuẩn da- mô mềm

½ viên x 1 lần/ ngày

hoặc 1 viên x  1-2 lần/ ngày với nhiễm khuẩn nặng

7– 14 ngày

Bệnh nhân suy thận (Clcr < 50ml/phút): điều chỉnh liều dùng cho bệnh nhân theo như bảng sau: 

Độ thanh thải Creatinin

 Mức liều

 Liều đầu: ½ viên/ 24 giờ

Liều đầu: 1 viên/ 24 giờ

Liều đầu: 1 viên/ 12 giờ

50 -20 ml/phút 

 Liều tiếp theo ¼ viên/ 24 giờ 

Liều tiếp theo ½ viên/ 24 giờ 

Liều tiếp theo ½ viên/ 12 giờ 

19 - 10 ml/phút 

Liều tiếp theo ¼ viên/ 48 giờ

Liều tiếp theo ¼ viên/ 48 giờ 

Liều tiếp theo ¼ viên/ 12 giờ

< 10 ml/phút (bao gồm thẩm phân máu và CAPD) 

Liều tiếp theo ¼ viên/ 24 giờ

Liều tiếp theo ¼ viên/ 24 giờ 

Liều tiếp theo ¼ viên/ 24 giờ

Không cần dùng thêm liều với bệnh nhân vừa thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng liên tục lưu động (CAPD). 

Không cần thay đổi liều dùng đối với bệnh nhân suy gan, người cao tuổi, nhưng cần tiến hành theo dõi chức năng thận.

Lưu ý: Với những liều khuyến cáo thấp hơn 500 mg/ lần, có thể tham khảo sử dụng thay theed bằng các thuốc nồng độ thấp hơn như Levocide 250 hoặc 125. 

3.2 Cách dùng thuốc Levocide 500

Thuốc dùng đường uống, cùng lượng lớn nước, đồng thời uống nhiều nước trong ngày để tránh thuốc kết tinh. 

Dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dừng hoặc tăng liều sử dụng. 

Liều dùng có thể thay đổi dựa trên mức độ nhiễm khuẩn và độ nhạy của chủng vi khuẩn gây bệnh. 

4 Chống chỉ định

Chống chỉ định với những người có:

  • Mẫn cảm với levofloxacin hoặc thành phần bất kỳ của thuốc Levocide 500. 

  • Có tiền sử dị ứng với các thuốc kháng sinh nhóm quinolon khác.

  • Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú. 

  • Trẻ nhỏ và người dưới 18 tuổi. 

==> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc kháng sinh L-Stafloxin 500 Stella: tác dụng, liều dùng

5 Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng ngoại ý có thể gặp bao gồm: 

  • Tiêu hóa: rối loạn vị giác, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, tiêu chảy, khó tiêu, 

  • Thần kinh: co giật, rối loạn thần kinh, hoa mắt, đau đầu, mất ngủ. 

  • Tâm thần: sợ hãi, cáu giận, trầm cảm, lo lắng, nhạy cảm với ánh nắng/ tia cực tím.

  • Hệ sinh dục: viêm âm đạo

  • Da: ngứa, phát ban.

6 Tương tác

Levofloxacin là 1 kháng sinh tạo ra nhiều tương tác khi dùng chung với các thuốc khác, cụ thể:

Thuốc  

Tương tác với Levofloxacin 

Antacid, Sucralfat, ion kim loại, multivitamin

Khi sử dụng đồng thời có thể làm giảm hấp thụ levofloxacin, vì vậy cần uống các thuốc này cách xa levofloxacin ít nhất 2 giờ. 

Theophyllin

Có thể khiến nồng độ theophylin trong huyết tương và Diện tích dưới đường cong AUC tăng, cần giám sát chặt chẽ và hiệu chỉnh liều nếu cần để tránh gây ra độc tính.

Warfarin

Tăng tác dụng của warfarin, đồng thời gây rối loạn các chỉ số đông máu, bệnh nhân cần theo dõi kiểm soát về thời gian prothrombin.

Cylosporin, digoxin

Có xảy ra tương tác nhưng không có ý nghĩa lâm sàng

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) 

Có khả năng làm tăng độc tính thần kinh trung ương và co giật.

Các thuốc hạ đường huyết

Tăng nguy cơ gây ra rối loạn đường huyết, và giảm tác dụng của các thuốc hạ đường huyết, giảm liều nếu cần thiết.

7 Lưu ý khi dùng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Levofloxacin có thể gây co giật và rối loạn thần kinh với các triệu chứng điển hình gồm sợ hãi, mất ngủ, cáu giận, đau đầu, rối loạn, ảo giác; làm xuất hiện động kinh và/ hoặc khuynh hướng thần kinh. Ngưng thuốc ngay nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên.

Sử dụng levofloxacin làm tăng nguy cơ bị bệnh khớp và viêm xương sụn ở cơ thể sẵn có trương lực cơ. 

Khi điều trị với Levofloxacin, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, các tia cực tím. 

Uống nhiều nước trong ngày, để tránh thuốc bị kết tinh lại và đào thải ra ngoài trong nước tiểu. 

Kháng sinh đồ là cần thiết đối với các kháng sinh phổ rộng như levofloxacin hoặc bệnh nhân có tiền sử kháng nhiều loại thuốc kháng sinh. 

7.2 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Không sử dụng ở phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc cho con bú. 

7.3 Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy 

Levofloxacin gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh, người dùng có thể gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt, đau đầu, kém tập trung.

Không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc nếu có các tình trạng trên, không nên lái xe hoặc làm việc ngoài trời, dưới ánh nắng trực tiếp. 

7.4 Quá liều và xử trí

Không thuốc giải độc đặc hiệu với quá liều Levofloxacin, 

Xử trí: tiến hành loại bỏ thuốc ra khỏi dạ dày, bù dịch và điện giải đầy đủ cho người bệnh, kết hợp theo dõi chỉ số sinh tồn, bao gồm cả Điện tim đồ

Thẩm tách hay thẩm phân phúc mạc liên tục không được áp dụng do không loại bỏ được levofloxacin ra khỏi máu. Bảo quản 

7.5 Bảo quản 

Nhiệt độ bảo quản tối ưu là dưới 30°C. 

Môi trường tránh ánh sáng và ẩm mốc. 

8 Nhà sản xuất

SĐK: VN-19025-15.

Nhà sản xuất: Cadila Pharmaceuticals Ltd.

Đóng gói: Hộp to chứa 10 hộp nhỏ × 01 vỉ x 10 viên nén bao phim.

9 Giá của thuốc Levocide 500 là bao nhiêu?

Levocide 500 giá như thế nào? Thuốc Levocide 500 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Levocide 500 mua ở đâu?

Thuốc Levocide 500 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ kê để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc Levocide 500 đúng cách.

11 Ưu điểm

  • Dạng bào chế viên nén bao phim, đã được phân liều sẵn, dễ dàn bảo quản, di chuyển hoặc phân liều để mang theo hàng ngày.

  • Thuốc tồn tại trong máu và cho hiệu quả diệt khuẩn liên tục tới 3 ngày, thời gian bán thải dài, chỉ cần dùng 1-2 lần trong ngày, giảm tải về số lượng và số lần dùng thuốc cho bệnh nhân. Đồng thời không gây ra độc tố tích lũy trong máu.

  • Có nguồn gốc ở Ấn Độ, được sản xuất bởi đơn vị dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ, có độ phủ sóng rộng rãi và phổ biến ở thể giới và cả Việt Nam.

  • Levofloxacin là kháng sinh có giá trị và là lựa chọn điều trị tối ưu cho đợt cấp của viêm phế quản mãn tính, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (đơn trị liệu) và viêm phổi mắc phải tại bệnh viện (phối hợp điều trị liều cao). Hồ sơ an toàn và khả dụng sinh học được cải thiện của thuốc giúp làm giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân. [1]

  • Levofloxacin là một chất kháng khuẩn có giá trị, có hoạt tính chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, phác đồ điều trị ngắn hạn bằng levofloxacin không thua kém Ciprofloxacin ở bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp hoặc viêm bể thận cấp tính có biến chứng. [2]

12 Nhược điểm

  • Là kháng sinh phổ rộng, có thể gây ra tình trạng kháng thuốc ở người sử dụng.

  • Levofloxacin gây ra nhiều tương tác thuốc phức tạp, đáp ứng thuốc khác nhau và liều dùng thay đổi theo bệnh lý, tình trạng bệnh, sức khỏe của bệnh nhân, sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và được theo dõi y tế chặt chẽ.


Tổng 16 hình ảnh

thuoc levocide 500 1 L4642
thuoc levocide 500 1 L4642
thuoc levocide 500 4 F2836
thuoc levocide 500 4 F2836
thuoc levocide 500 5 Q6630
thuoc levocide 500 5 Q6630
thuoc levocide 500 2 B0676
thuoc levocide 500 2 B0676
thuoc levocide 500 3 O5157
thuoc levocide 500 3 O5157
thuoc levocide 500 7 D1850
thuoc levocide 500 7 D1850
thuoc levocide 500 6 F2322
thuoc levocide 500 6 F2322
thuoc levocide 500 8 C0748
thuoc levocide 500 8 C0748
thuoc levocide 500 11 R7618
thuoc levocide 500 11 R7618
thuoc levocide 500 9 U8633
thuoc levocide 500 9 U8633
thuoc levocide 500 10 R7150
thuoc levocide 500 10 R7150
thuoc levocide 500 hdsd 1 S7643
thuoc levocide 500 hdsd 1 S7643
thuoc levocide 500 hdsd H3022
thuoc levocide 500 hdsd H3022
thuoc levocide 500 hdsd 3 F2056
thuoc levocide 500 hdsd 3 F2056
thuoc levocide 500 hdsd 4 M5768
thuoc levocide 500 hdsd 4 M5768
thuoc levocide 500 hdsd 5 F2547
thuoc levocide 500 hdsd 5 F2547

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Antoni Torres và cộng sự(Ngày xuất bản: tháng 6 năm 2012) Levofloxacin for the treatment of respiratory tract infections, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023
  2. ^ Vanessa R Anderson và cộng sự (Đăng ngày năm 2008) Levofloxacin : a review of its use as a high-dose, short-course treatment for bacterial infection, Pubmed. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Mình muốn được tư vấn để sử dụng thuốc này ạ?

    Bởi: Quang Đằng vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Để biết thêm các thông tin về thuốc Levocide 500, anh Quang Đăng có thể gọi điện theo dố hotline của nhà thuốc để được các dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc hỗ trợ ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Kiều Trang vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Levocide 500 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Levocide 500
    AT
    Điểm đánh giá: 4/5

    Thuốc tốt, kháng sinh mạnh cải thiện rõ rệt, nhưng tôi thấy bảo dùng nhiều kháng sinh sẽ nhờn thuốc, nên cũng hơi lo lắng.

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633